Trang chủDestinationsThanh HóaNgười dân xã Tân Phúc mong mỏi đập tràn vượt suối Đàn

Người dân xã Tân Phúc mong mỏi đập tràn vượt suối Đàn


Từ nhiều năm nay, hơn 200 học sinh tiểu học và THCS ở các thôn: Tân Bình, Tân Lập, Tân Thủy, xã Tân Phúc (Lang Chánh) phải vượt qua con suối Đàn để đến trường. Vào ngày nắng, đường khô ráo thì việc đi lại đỡ vất vả. Nhưng vào những ngày mưa, suối chảy xiết thì các em không thể vượt suối đến trường. Một số phụ huynh có điều kiện phương tiện, để đưa con em mình đến được trường phải đi đường vòng theo con đường dân sinh trơn trượt, với quãng đường từ 3 – 7km.

Người dân xã Tân Phúc mong mỏi đập tràn vượt suối ĐànMột phụ huynh ở thôn Tân Bình, xã Tân Phúc đưa con em vượt suối Đàn học thêm ngày hè.

Thông thường, lòng suối Đàn rộng chừng 5m, nhưng khi mưa xuống, nước từ thượng nguồn đổ về, lòng suối lại trở nên rộng hơn gấp nhiều lần. Kể cả trong ngày nắng ráo, học sinh ở 3 thôn trên đến trường phần nhiều trong tình trạng ướt sũng, lấm lem bùn đất. Điều này được người dân nơi đây giải thích, do đường lên xuống suối là đường đất, trơn trượt, dễ ngã. Lòng suối cũng có rất nhiều đá bị rêu bám, các cháu rất dễ bị ngã, nhất là những học sinh tiểu học. Có những gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, ông bà phải đưa cháu đến trường. Đường trơn trượt, nhiều hôm cả ông lẫn cháu bị ngã ở suối đành phải quay về.

Xã Tân Phúc có 9 thôn, trong đó có 3 thôn Tân Bình, Tân Lập, Tân Thủy với 536 hộ dân, hơn 2.300 nhân khẩu nằm bên kia suối Đàn. Con đường chính thông thương với bên ngoài là đường dân sinh nhỏ hẹp nối vào tỉnh lộ 530B. Tuy nhiên, nếu đi theo con đường này về trung tâm xã phải di chuyển trên quãng đường từ 3 – 7km. Trong khi, nếu đi qua suối Đàn, hộ ở xa nhất cũng chỉ cách chưa đầy 2km. Trong đó, điều kiện giao thông ở thôn Tân Bình gặp khó khăn hơn cả. Đây là thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, tiếp giáp với xã Văn Nho (Bá Thước). Lâu nay, cuộc sống của họ cũng chỉ gắn với cây luồng, cây sắn, giá bán thấp hơn giá sàn thị trường vì đường giao thông khó khăn. Bởi từ đây, muốn ra bên ngoài, hoặc đi theo đường dân sinh nhỏ hẹp với chiều dài gần 5km, qua thôn Tân Thủy ra tỉnh lộ 530B, hoặc vượt qua suối Đàn qua thôn Tân Phong về trung tâm xã. Do đường về trung tâm xã gần hơn, nên bao lâu nay họ vẫn bất chấp hiểm nguy để vượt qua suối Đàn, kể cả trong mùa mưa lũ, để mua bán, trao đổi hàng hóa phục vụ nhu cầu cuộc sống. Đến nay, thôn Tân Bình có 122 hộ thì mới chỉ có 5 hộ thoát khỏi diện nghèo, số còn lại là hộ nghèo và cận nghèo…

Ông Lê Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Tân Phúc, cho biết: Cử tri và Nhân dân xã Tân Phúc đã nhiều lần gửi tâm tư, nguyện vọng đến Đảng, Nhà nước sớm đầu tư xây dựng con đường từ thôn Tân Phong qua suối Đàn nối với tỉnh lộ 530B để tháo gỡ khó khăn cho đời sống dân sinh ở các thôn Tân Thủy, Tân Bình, Tân Lập và Tân Phong. Nếu được Nhà nước đầu tư xây dựng, xã Tân Phúc sẽ vận động Nhân dân tự nguyện hiến đất để thực hiện dự án.

Theo ông Hà Văn Việt, Trưởng Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Lang Chánh, nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống đường giao thông phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, UBND huyện đã khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng con đường nối thôn Tân Phong với tỉnh lộ 530B, đi qua các thôn Tân Phong, Tân Bình, Tân Lập với chiều dài toàn tuyến là 1,7km. Nếu dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư và cấp kinh phí, người dân nơi đây sẽ có tràn liên hợp vượt suối Đàn, tạo thuận lợi cho người dân giao thương buôn bán và các em học sinh đến trường an toàn.

Bài và ảnh: Đỗ Đức



Nguồn

Cùng chủ đề

Không cấm giáo viên dạy thêm, nhưng phải đúng quy định

(NLĐO)- Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP HCM Hồ Tấn Minh khẳng định Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm là thông tư "trả lại" tôn nghiêm cho ngành giáo dục ...

Cú sốc hay bước ngoặt?

"Dừng học thêm, các em sẽ hụt hẫng, hoang mang, nhÆ°ng đây chính là cÆ¡ hội để các em tìm lại sức mạnh nội tại - tinh thần tá»± học". Đó là những chia sẻ đầy tâm tư của thầy Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Hải Phòng) trong bức thư ngỏ gửi tới học trò, phụ huynh trước ngày Thông tư 29/2024 của Bộ GD&ĐT về dạy thêm, học thêm có hiệu lực - 14/2. Theo...

Thông tư về dạy thêm ‘trả lại sự tôn nghiêm của ngành giáo dục’

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT không cấm dạy thêm mà chỉ siết chặt quản lý để đảm bảo minh bạch và đúng quy định. ...

Trường phổ thông đồng loạt dừng dạy thêm trước ngày 14/2

Trước khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GDĐT có hiệu lực, các trường phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội đã đồng loạt dừng dạy thêm, dạy học tăng cường trong nhà trường. ...

‘Dừng dạy thêm tôi tiết kiệm tiền triệu mỗi tháng, không sợ con bị trù dập’

Không ít phụ huynh thở phào vì từ nay con mình có thể chính thức chấm dứt chuỗi ngày học thêm tốn kém, lại chẳng lo bị thua thiệt bạn bè. Nhận thông báo dừng dạy thêm từ giáo viên chủ nhiệm và nhà trường, thay vì lo lắng, sốt ruột như nhiều phụ huynh khác, với chị Nguyễn Thị Hà Trang (35 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) đây là tin vui, giúp chị giảm bớt gánh nặng kinh tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Bài đọc nhiều

Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24 và Kết luận số 31 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng...

Chiều 16-6, Đảng ủy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Kết luận số 31-KL/TW ngày 16-4-2018 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam. Đồng chí Đại tá Lê Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chủ trì hội nghị. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí...

Thắm mãi tình quân dân

Từ ngày 16 đến ngày 30-7-2023, hơn 60 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 40, Trung đoàn 762, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành đợt hành quân dã ngoại làm công tác dân vận và tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã Thành Yên (Thạch Thành).Trung đoàn 762, Bộ CHQS tỉnh nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy ở xã Thành Yên (Thạch Thành).Thành Yên là một...

Vì sao doanh nghiệp trong tỉnh chưa xây dựng được mã số vùng trồng

Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Việc xây dựng, thiết lập được MSVT sẽ là “hộ chiếu” để nông sản xuất khẩu theo con đường chính ngạch. Đối với doanh nghiệp, việc “sở hữu” được MSVT có thể trực tiếp xuất khẩu nông sản sang...

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 2 cơ sở nha khoa không phép

Chánh Thanh tra Sở Y tế vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với 2 cơ sở nha khoa không phép với tổng số tiền 90 triệu đồng; đình chỉ hoạt động cơ sở trong thời hạn 18 tháng.Đoàn kiểm tra của Sở Y tế kiểm tra đột xuất hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở Nha khoa Sài Gòn ngày 12-6.Theo đó, Chánh Thanh tra Sở...

Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tài chính

Ngay từ đầu năm, ngành tài chính đã quyết tâm, nỗ lực phấn đấu, tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.Sáng 13-7,...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Những cách hay cho người huyết áp cao

'Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các biến cố nguy hiểm đến tính mạng như...

Những loại rau gia vị tốt cho sức khỏe ngày chuyển mùa

Húng chanh, rau mùi, tía tô, thì là, sả... là những loại rau gia vị phổ biến, không chỉ giúp món ăn thơm...

Lợi ích không ngờ khi ăn măng trong mùa lạnh

Măng là nguồn cung cấp protein, carbohydrate, chất xơ và khoáng chất. Đặc biệt, măng không có chất béo và rất ít đường...

6 mẹo giúp người huyết áp cao bảo vệ sức khỏe tim mạch

Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các biến cố nguy hiểm đến tính mạng như đau...

Nhận lương 0 đồng cả năm, sếp Thế giới Di động sắp sở hữu khối tài sản gần 90 tỉ

(NLĐO)- Theo danh sách chương trình ESOP 2024, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT Thế giới Di động, được mua nhiều nhất với hơn...

Mới nhất