Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThầy sai; giáo viên im lặng khi trò hư càng sai

Thầy sai; giáo viên im lặng khi trò hư càng sai


Chửi học sinh 'đầu trâu': Thầy sai, giáo viên im lặng khi trò hư càng sai - Ảnh 1.

Mấy năm trước, một cô giáo nhéo tai, đánh mắng học sinh tiểu học đã bị buộc thôi việc

Đó là tâm tư của một giáo viên dạy ngữ văn tại một trường THPT công lập tại TP.HCM. Cô cho hay, thầy giáo chửi học sinh “đầu trâu, đầu chó” là sai, không thể chối cãi. Nhưng cần một cái nhìn bao dung hơn, vì “đã là con người ai cũng có những tức giận và ức chế dồn nén, khi đó không phải ai cũng giữ bình tĩnh được”. Thầy cô giáo cần phê bình, nghiêm khắc với học trò, song cần có điểm dừng.

Xem nhanh 20h: Diễn biến vụ thầy giáo chửi học sinh ‘đầu trâu’

Có những lúc tức nghẹn vì học sinh quá ngỗ nghịch

Cô giáo dạy ngữ văn cho biết do tính chất và đặc thù nghề nghiệp nên đa phần giáo viên đều là những người nhiều tình cảm và dễ cảm thông, bỏ qua và tha thứ cho lỗi lầm của học trò. Các giáo viên thường đặt tình thương, trách nhiệm lên trên sự tức giận, với mục đích kiên nhẫn, cùng với gia đình, xã hội giáo dục, uốn nắn học sinh nên người.

“Giáo viên cũng là con người, các thầy cô cũng có lúc tức nghẹn vì học sinh quá ngỗ nghịch, quậy phá và không lo tiếp thu tri thức. Thầy cô luôn mong các em học sinh đến trường là để rèn luyện đạo đức, khám phá tri thức để trở thành một công dân lương thiện và ưu tú. Khi giáo viên dồn toàn tâm toàn ý cho bộ môn, lớp học và đã nhắc nhở nhiều lần mà học sinh vẫn không hợp tác thì tức giận là lẽ tự nhiên. Tôi nghĩ thầy cô cần có quyền được la rầy, phân tích cho các em hiểu, chứ không phải lúc nào cũng im lặng cho qua để dạy hết giờ là xong. La rầy, phân tích chứ không phải chửi học sinh, miệt thị các em. Khi các em nắm kiến thức thì lúc đó các em vừa tiếp nhận kiến thức, vừa rèn luyện tính kỷ luật, làm việc khoa học. Điều đó có nghĩa dạy chữ song song với dạy người”, cô giáo dạy ngữ văn tại TP.HCM chia sẻ.

Cô giáo dạy tại trường THPT công lập cũng cho rằng, nếu thầy giáo chọn “con đường an toàn”, không la mắng gì học trò, cứ im lặng dạy học, triển khai bài dạy, còn học sinh học như thế nào thì mặc kệ cho xong thì việc dạy học đã không trọn vẹn.

“Tôi cũng có lúc tức giận, la rầy học sinh. Nhưng tôi hay đặt mình vào tuổi của học sinh. Tôi thấy rằng ở độ tuổi học sinh THPT, các em hay muốn thể hiện, muốn chống đối khi bị công kích nặng nề. Do đó, tôi cố gắng nói làm sao cho các em hiểu và biết rằng: người khác cũng tôn trọng và nhã nhặn với mình khi mình tôn trọng người khác”, cô giáo chia sẻ.

Nữ giáo viên chia sẻ kinh nghiệm của bản thân là không bêu tên học sinh bị phê bình, tránh làm các em tổn thương. Tuy nhiên, chính cô cũng luôn phải tự nhủ: “thở sâu, kiềm chế tốt nhất, tránh giận quá mất khôn”.

“Tôi nhắc nhở trong nhiều tiết học, đủ để cả lớp biết rút kinh nghiệm chung. Bản thân tôi cũng tự nhủ là thở sâu, ráng kiềm chế, tránh phát ra những từ nặng nề với học sinh. Bởi khi ai đó đã giận dữ, thì âm vực, lời nói khó mà kiềm chế. Lời nói ra rồi, không rút lại được”, cô bộc bạch.

Chửi học sinh 'đầu trâu': Thầy sai, giáo viên im lặng khi trò hư càng sai - Ảnh 2.

Thầy chửi học sinh “đầu trâu, đầu chó…” trong lớp học, vụ việc xảy ra ở Cà Mau

Người thầy còn là người truyền cảm hứng

Một thầy giáo giảng dạy bậc THPT tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM cho hay càng ngày, vai trò của giáo viên không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Khi một thầy giáo chửi học sinh “đầu trâu, đầu chó…” có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập, tâm lý, tinh thần của học sinh.

“Thay vì sử dụng lời lẽ phân biệt, chửi học sinh, giáo viên có thể tìm cách khác để giải quyết vấn đề và truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả hơn. Việc giao tiếp tôn trọng, đưa ra phản hồi xây dựng và khuyến khích sự phát triển cá nhân là những phương pháp mà giáo viên có thể áp dụng để tạo một môi trường học tập thật sự tích cực”, nam giáo viên chia sẻ.

Mắng học trò nhưng đừng để giận quá mất khôn

Mới đây thầy giáo chửi học sinh “đầu trâu, đầu chó…” ở Cà Mau gây xôn xao. Tôi cũng từng nhận phản ánh từ học trò, có giáo viên do bực tức vì trò không làm được bài tập nên lớn tiếng giữa lớp “đầu óc ngu si, tứ chi phát triển”. Một đồng nghiệp kể rằng, hồi đi học phổ thông (trước 1975) có giáo viên phê học bạ một học sinh: “vừa ngu, vừa đốt, lại vừa lười”…

Chuyện thầy cô mắng trò với ngôn từ phản sư phạm, tuy không phổ biến, nhưng bậc học nào cũng có, thời nào cũng có. Chỉ khác là, bây giờ, “nhất cử nhất động” của giáo viên trên bục giảng đều có thể được điện thoại, camera ghi lại.

Là nhà giáo, tôi có mấy chia sẻ. Trước hết, lớp học – nơi xảy ra giáo viên mắng trò – với không gian mạng – khi chuyện đó được “post” lên – khác nhau xa lắm. Ngưỡng “thương cho roi, cho vọt”, đứng ở hệ quy chiếu 4.0 thì mọi thứ có thể theo chiều hướng xấu.

Dạy học, dẫu là ở đâu, trường lớp nào thì trò ương bướng, chểnh mảng học hành, vi phạm nội quy cũng có – chỉ khác nhau về số lượng, mức độ. Tâm lý học giáo dục, giáo học pháp luôn nhấn mạnh ứng xử đối với “ngựa chứng trong sân trường”, vẫn là thuyết phục, sâu sắc, kiên trì. Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách.

Từ xưa tới nay, học trò chẳng ai thích bị thầy cô mắng tệ hại cả, nhất là bị trách móc trước trường, trước lớp. Điều đó không giúp trò nên người tử tế, mà có khi để lại tổn thương trong tâm hồn của các em, có thể gây hệ lụy khôn lường. Giới trẻ đầy sức phản kháng nên thời nào học trò cũng không cam chịu, nhất là bây giờ các em có smartphone, Zalo, Facebook. Lúc đó, lời thầy mắng chửi học sinh “đầu trâu, đầu chó”, “óc trâu”… có muốn rút lại cũng muộn rồi.

Khi dạy học, tính độc lập của giáo viên khá tuyệt đối. Họ vừa là người hướng đạo, vừa là huấn luyện viên, vừa là trọng tài. Do đó, tương tác với học trò phải được kiểm soát. Bằng cách nào? Đó là năng lực – trách nhiệm – sâu sát – dự báo – giải quyết tình huống, thông qua bài soạn và tổ chức hoạt động một cách chuyên nghiệp, năng động, tinh tế, thấu hiểu của thầy cô. Hiểu trò, nắm chắc tình hình của lớp được phân công giảng dạy, chủ nhiệm, nhuần nhuyễn giáo án, sẽ giúp thầy cô làm chủ tình huống, cho dù là bất ngờ hay phức tạp mấy đi chăng nữa.

Đứng ở bục giảng và thể hiện được vai trò như thế, thầy cô sẽ không bao giờ dùng lời lẽ thiếu chuẩn mực hay mất kiểm soát hành vi, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nghề giáo khó là thế, bởi mới nói “trồng người” gian nan lắm.

TS Nguyễn Hoàng Chương



Source link

Cùng chủ đề

Mở lối xây nhân cách cho học sinh

Giáo dục nhà trường là sự tiếp nối chứ không thể thay thế giáo dục gia đình trong việc xây dựng nhân cách, đạo đức cho học sinh.

Hậu quả khôn lường nếu chú trọng “dạy chữ” hơn “dạy làm người”

Từ câu chuyện cô giáo bị học sinh dồn vào góc lớp, ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, trẻ em là tấm gương phản chiếu trong cách ứng xử của người lớn, không ai vô can trong sự việc đáng buồn này.

Nhân cách con người không thể giáo dục trong một vài giờ học

Nhìn từ câu chuyện buồn cô giáo bị học sinh xúc phạm, ném dép, nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc kênh VOV giao thông, Đài tiếng nói Việt Nam cho rằng, nhân cách của một con người không phải thứ có thể giáo dục bằng một vài giờ học mà phải được bồi đắp trong cả cuộc đời.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đào tạo nhân lực AI trong xu thế mới

Đầu năm mới, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), về xu hướng...

Bài đọc nhiều

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

Trường Đại học Thủ Dầu Một thu sai quy định của sinh viên 37 tỷ đồng

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước xác định trường Đại học Thủ Dầu Một đã thu học phí của sinh viên cao hơn mức trần quy định. Cụ thể, năm học 2020-2021 và 2021-2022, Trường Đại học Thủ Dầu Một chưa tự chủ tài chính, do đó mức thu học phí được thực hiện theo quy định của Nhà nước là Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, trường lại thu...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Những điều nhân ái giúp học sinh khó khăn không phải bỏ học

Đây là phương châm được Trường THPT Nguyễn Bình, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, thực hiện nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong nhiều năm qua. ...

Cùng chuyên mục

Đào tạo nhân lực AI trong xu thế mới

Đầu năm mới, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), về xu hướng...

Nhiều thay đổi lớn của giáo dục có hiệu lực từ đầu năm

Từ tháng 2, nhiều chính sách, thay đổi đặc biệt quan trọng của giáo dục có hiệu lực, dự báo tác động lớn đến việc dạy học và thi cử của các nhà trường phổ thông. ...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Nữ sinh Việt biết 3 ngoại ngữ, đỗ đại học tinh hoa nước Mỹ

Hà An chinh phục ngôi trường “tinh hoa nước Mỹ” nhờ thể hiện niềm đam mê kinh tế xuyên suốt bộ hồ sơ cùng điểm học tập tuyệt đối và khả năng nói 3 ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật thành thạo. Phạm Lê Hà An, học sinh lớp 12, Trường Quốc tế Mỹ St.Paul Hà Nội, mới đây nhận tin trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh sớm của Đại học Cornell. Đây là một trong 8 đại...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Mới nhất

Lấy lại tinh thần từ ‘hội chứng sau Tết’

Kỳ nghỉ Tết là khoảng thời gian sum vầy, vui chơi, nhưng cũng có thể gây xáo trộn nhịp sống của nhiều người. Khi chuỗi ngày nghỉ lễ dài kết thúc, không ít người rơi vào cảm giác buồn chán, hụt hẫng, thậm chí ảnh hưởng tinh...

Khen Mexico về phản ứng với sắc lệnh thuế quan, Mỹ tặng “phần quà” giá trị

Ngày 3/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, chính quyền Mỹ đã đồng ý tạm dừng áp dụng thuế quan toàn diện đối với nước này trong 1 tháng trong khi hai bên đang đàm phán để đạt được thỏa thuận.

Tăng tốc hoàn thành sớm 3.000km cao tốc

Sáng 3/2, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh chủ trì hội nghị giao ban triển khai công tác tháng 2/2025. Một trong những nội dung trọng tâm được Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh là việc hoàn thành mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay. ...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 95 năm – Ánh sáng soi đường

(CLO) Tối 3/2/2025, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới với...

Tin tức sáng 4-2: Đề xuất miễn thuế thu nhập cho nhà khoa học nghiên cứu công nghệ đường sắt đô thị

Một số tin tức đáng chú ý: Phạt một công ty bảo hiểm vì đưa thông tin gây nhầm lẫn để hút khách; Sếp VPBank chi gần 600 tỉ đồng mua cổ phiếu đầu năm; Nhu cầu thấp, siêu thị, chợ 'ê hề' hàng những ngày đầu...

Mới nhất