Trang chủNewsThời sựKhắc phục triệt để tình trạng nâng loại đô thị khi chưa...

Khắc phục triệt để tình trạng nâng loại đô thị khi chưa đủ tiêu chí


Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước

Ngày 10/7, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp Phiên toàn thể lần thứ 16 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.  

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, từ những kết quả đạt được trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021 để tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng và phân công của UBTVQH việc Chính phủ xây dựng, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 là cần thiết.

Đối thoại - Khắc phục triệt để tình trạng nâng loại đô thị khi chưa đủ tiêu chí

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp Phiên toàn thể lần thứ 16 (Ảnh: Quochoi.vn).

Theo ông Thăng, dự thảo Nghị quyết bám sát các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đã được xác định tại Nghị quyết số 37 và Kết luận số 48 của Bộ Chính trị.

Phấn đấu đến năm 2030 các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được sắp xếp cơ bản phù hợp chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Dự thảo Nghị quyết gồm 4 chương, 25 điều quy định về đối tượng thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030; nguyên tắc sắp xếp; tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp; trình tự, thủ tục, hồ sơ đề án sắp xếp; sắp xếp tổ chức bộ máy, số lượng lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư;

Xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp; áp dụng chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp; kinh phí thực hiện; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức….

Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, xã sau sắp xếp

Dự thảo Nghị quyết quy định rõ, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp trong giai đoạn 2023 – 2025 và giai đoạn 2026 – 2030; khuyến khích việc sắp xếp đơn vị hành chính không thuộc diện bắt buộc sắp xếp; các trường hợp không bắt buộc thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 – 2030 do có các yếu tố đặc thù.

Về nguyên tắc sắp xếp, dự thảo Nghị quyết quy định 6 nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, trong đó cơ bản kế thừa các nguyên tắc tại Nghị quyết số 653.

Đồng thời, trên cơ sở Kết luận số 48 của Bộ Chính trị, kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và kết luận của Đảng đoàn Quốc hội, dự thảo Nghị quyết chỉnh lý theo hướng khẳng định nguyên tắc việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị hoặc các quy hoạch khác có liên quan.

Đối thoại - Khắc phục triệt để tình trạng nâng loại đô thị khi chưa đủ tiêu chí (Hình 2).

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng trình bày tờ trình (Ảnh: Quochoi.vn).

Ông Thăng nhấn mạnh, quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 48 và Nghị quyết số 06 về việc “Khắc phục triệt để tình trạng nâng loại đô thị khi chưa đủ tiêu chí”, dự thảo Nghị quyết quy định cụ thể về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp.

Về nguyên tắc các đơn vị hành chính phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc thù đơn vị hành chính sau sắp xếp có thể không đạt một trong hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số nhưng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị quyết này.

Các đơn vị hành chính đô thị hình thành sau sắp xếp phải đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội, loại đô thị, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định.

Khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mà giảm được số lượng đơn vị hành chính thì không xem xét tiêu chuẩn về số đơn vị hành chính  trực thuộc.

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu tán thành với quy định của dự thảo Nghị quyết về phạm vi các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2023 – 2025 và giai đoạn 2026 – 2030;..

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cũng lưu ý mục tiêu của việc sắp xếp không chỉ nhằm làm giảm số lượng đơn vị hành chính, góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách Nhà nước mà còn nhằm mục đích bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Vì vậy, đối với những đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số quá lớn, gấp rất nhiều lần so với tiêu chuẩn quy định thì cũng cần được xem xét sắp xếp lại. Bởi, cho dù có tăng thêm biên chế thì trong điều kiện hiện nay vẫn rất khó tổ chức công tác quản lý Nhà nước có hiệu quả trên địa bàn.

Các ý kiến cũng nhất trí cao với việc cần có cơ chế để ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương trong việc sắp xếp đơn vị hành chính đặc biệt là các địa phương còn nhiều khó khăn về ngân sách. Đồng thời, cũng đề nghị cần giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng khoản ngân sách này.

Kết luận nội dung phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết Ủy ban Pháp luật tán thành cao với việc ban hành Nghị quyết theo trình tự thủ tục rút gọn.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (giảm 3.437 cơ quan ở cấp xã và 429 cơ quan ở cấp huyện), tinh giản biên chế (tính đến 31/12/2022 đã giảm 648/706 (91,8%) cán bộ, công chức cấp huyện; 7.741/9.705 (79,8%) cán bộ, công chức cấp xã), giảm chi ngân sách Nhà nước (giảm 2.008,63 tỷ đồng), cơ cấu lại và nâng cao chất lượng, trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; góp phần mở rộng không gian phát triển, tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương để phát triển bền vững.





Nguồn

Cùng chủ đề

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có bao nhiêu đơn vị sau sắp xếp bộ máy?

(NLĐO)- Bộ máy mới của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sau sắp xếp giảm 3 đầu mối cấp Vụ ...

Thông qua Nghị quyết phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao sau tinh gọn

Kinhtedothi-Chiều 7/2, tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Theo tờ trình, Viện trưởng VKSNDTC đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp Vụ thuộc...

Ưu tiên vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Chiều 7/2, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong đầu tư công, hướng đến thúc đẩy tăng trưởng...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về “ao ước” trong điều động, thuyên chuyển giáo viên

(NLĐO)- Ngày 7-2, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo ...

‘Học thêm dù tự nguyện cũng không được thu tiền’

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị bổ sung quy định, dù phụ huynh tá»± nguyện cho con học thêm thì giáo viên cÅ©ng không được thu tiền. Nội dung trên được đề cập khi cho ý kiến về một số vấn đề lớn tại dự thảo Luật Nhà giáo, phiên họp 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (7/2).Dự thảo Luật Nhà giáo quy định nhiều nội dung liên quan những việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

TPHCM đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm, Du lịch và Giao thông vận tải

UBND TPHCM đã trình đề án tinh gọn bộ máy, trong đó đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm và Du lịch. Sở Giao thông vận tải được đề xuất giữ lại nhưng đổi tên thành Sở Giao thông Công chính. Chiều nay (6/2), Ban Tuyên giáo và Dân vận phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM tổ chức họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực, với nội dung then chốt là "siết chặt" hoạt động dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh....

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào ngày 9/2, khi lực lượng an ninh tăng cường chiến dịch trấn áp cuộc nổi loạn kéo dài hàng thập...

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sẽ bị thanh tra để xử lý nghiêm ...

Động thổ dự án đường song hành Vành đai 5 qua Hà Nam trị giá 1.500 tỷ

Tuyến đường được xem là trục hành lang Đông Tây mới, kết nối các khu vực kinh tế, đô thị quan trọng của tỉnh Hà Nam. ...

Mới nhất

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức...

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Ăn phở gà hằng ngày có thể mang lại cả lợi ích và tác hại, tùy thuộc vào khẩu phần, cách chế biến và tình trạng sức khỏe của từng người. ...

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 10/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 10/2/2025 duy trì mức ổn định, tăng nhẹ...

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà

Tuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồngTuyến cao tốc Dinh...

Mới nhất