Trang chủNewsThời sựKhông thực tế khi mong đợi Nga hết tên lửa

Không thực tế khi mong đợi Nga hết tên lửa


Ian Williams, thành viên của Chương trình An ninh quốc tế và là Phó giám đốc Dự án phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tuyên bố rằng “sẽ là không thực tế nếu mong đợi Nga cạn kiệt tên lửa”.

Báo cáo của Ian Williams lưu ý thêm rằng, Moskva có đủ khả năng tấn công tầm xa cần thiết để gây thiệt hại đáng kể cho dân số, nền kinh tế và quân sự của Ukraine bất chấp các lệnh trừng phạt và quy định xuất khẩu.

Cuộc chiến tên lửa của Nga và những suy đoán

Nga đã không ngừng tung ra các cuộc tấn công tên lửa vào Ukraine. Nửa cuối năm 2022, các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Ukraine, đặc biệt là làm tê liệt cơ sở hạ tầng năng lượng.

Khi Nga bắt đầu mua và triển khai máy bay không người lái tự sát Shahed có nguồn gốc từ Iran để tấn công các mục tiêu bên trong Ukraine, một số quan chức Mỹ và sĩ quan Ukraine đã dự đoán rằng kho dự trữ tên lửa của quân đội Nga đang cạn kiệt.

Đống đổ nát của máy bay không người lái Shahed-136.

Đống đổ nát của máy bay không người lái Shahed-136.

Đến cuối năm 2022, sau hơn 9 tháng tham chiến ở Ukraine, Lầu Năm Góc tuyên bố rằng Nga ngày càng phụ thuộc vào các loại đạn pháo và tên lửa đã xuống cấp, một số được sản xuất cách đây hơn 4 thập kỷ. Vào thời điểm đó, các phương tiện truyền thông đưa tin rằng các quan chức Mỹ đã dự đoán Nga sẽ cạn kiệt kho dự trữ đạn dược.

Về phần mình, Nga đã chuyển từ việc bắn các tên lửa đạn đạo và hành trình dẫn đường chính xác và tiên tiến hơn sang các loại đạn thời Liên Xô, tuy có thể gây ra sự hủy diệt lớn nhưng độ chính xác không cao. Điều này càng củng cố cho những dự đoán của các quan chức cũng như các chuyên gia phương Tây.

Khi cuộc xung đột bước sang năm thứ hai, những dự đoán này đã trở nên phổ biến hơn trong giới tình báo Ukraine. Chẳng hạn, vào tháng 1/2023, người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine Yuriy Ihnat trích dẫn thông tin tình báo tuyên bố rằng, kho tên lửa đạn đạo Iskander hiện đại của Nga chỉ còn dưới 100 quả.

Vào thời điểm đó, Nga cũng tăng cường sử dụng tên lửa phòng không S-300 và S-400 để tiến hành các cuộc tấn công vào nhiều mục tiêu trên bộ ở Ukraine. Điều này được một số chuyên gia gọi là chiến thuật mới của Moskva, nhằm thay thế cho các loại tên lửa đạn đạo có độ chính xác thấp.

Tên lửa đạn đạo Iskander

Tên lửa đạn đạo Iskander

Một số báo cáo dựa trên thông tin tình báo của Ukraine vào đầu năm 2023 khẳng định rằng, quân đội Nga sẽ hết tên lửa sau tháng Ba. Tuy nhiên cho đến hiện tại, các cuộc tấn công tên lửa của Nga vẫn tiếp tục và không suy giảm.

Câu trả lời của CSIS

Báo cáo của CSIS nhấn mạnh rằng, trong năm 2023, Nga thường xuyên tấn công các mục tiêu quân sự trên khắp Ukraine bằng các tên lửa tầm xa, đắt tiền. Mục tiêu của các cuộc tấn công tên lửa này đã thay đổi theo thời gian, đồng thời cường độ và chất lượng của đạn dược được sử dụng cũng thay đổi.

Vào tháng 5/2023, các chuyên gia vũ khí đã thu được các mảnh vỡ tên lửa hành trình mới được sản xuất của Nga phóng vào Ukraine, mà trước đó họ đã tuyên bố rằng kho vũ khí của Nga đã cạn kiệt và chỉ có thể cầm cự trong vòng vài tháng sau khi xung đột nổ ra.

Colin Kahl, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách và một số quan chức Mỹ khác trước đây cũng đã dự đoán, việc xây dựng các kho dự trữ của Nga sẽ “khó khăn hơn rất nhiều” do các lệnh cấm vận, đặc biệt là việc mua vi mạch để lắp trên các tên lửa dẫn đường chính xác.

Tuy nhiên, báo cáo gần đây của CSIS lập luận rằng các hạn chế xuất khẩu và lệnh trừng phạt không có tác dụng đối với việc sản xuất tên lửa của Nga. “Các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu chỉ có thể hạn chế số lượng và chất lượng của các phương tiện tấn công mà Nga có thể có được”.

Liên quan đến những suy đoán về dự trữ tên lửa của Nga đang cạn kiệt, báo cáo cho rằng có khả năng Nga đã sử dụng hết phần tên lửa tầm xa được lên kế hoạch cho “chiến dịch quân sự đặc biệt” của mình. Và nhiều chuyên gia cho rằng, số tên lửa Nga đang sử dụng hiện tại là được rút bớt từ các chiến trường khác.

Báo cáo lưu ý, các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã chuyển từ các hệ thống tên lửa cao cấp như tên lửa hành trình sang các hệ thống “cấp thấp” kém hiệu quả hơn, nhưng ít tốn kém hơn như máy bay không người lái Shahed-136. 

Báo cáo cũng chỉ ra, dù bị kiểm soát nhập khẩu các thành phần vi điện tử quan trọng, nhưng Nga vẫn tiếp tục sản xuất tên lửa bằng cách mua các thành phần do phương Tây sản xuất thông qua các bên thứ ba. Điều này đã được xác nhận bởi các lực lượng Ukraine, họ đã thu hồi và kiểm tra những thành phần có trong tên lửa Nga rơi bên trong lãnh thổ.

Tên lửa không đối đất Kh-59MK2 của Nga.

Tên lửa không đối đất Kh-59MK2 của Nga.

CSIS cũng lưu ý, các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu chỉ có thể khiến việc sản xuất tên lửa trở nên khó khăn và tốn kém hơn, hạn chế số lượng tên lửa mà Nga có thể sản xuất, nhưng không thể khiến Nga dừng hoàn toàn việc sản xuất tên lửa.

Phân tích các cuộc tấn công bằng tên lửa gần đây của Nga, báo cáo cho biết, không giống như các mục tiêu của Nga trong năm ngoái, các hoạt động tên lửa và máy bay không người lái của Nga kể từ tháng 5/2023 đã có phạm vi rộng hơn và khó dự đoán hơn.

Một số chuyên gia cũng cho rằng các mục tiêu hiện tại của Nga chủ yếu là giữ cho Ukraine mất cân bằng trong các hoạt động phản công ở miền Nam và buộc Ukraine chuyển hướng khả năng phòng không sang bảo vệ các thành phố của mình.

Báo cáo cho biết: “Với nguồn cung hạn chế của hệ thống phòng không Ukraine, một chiến dịch tấn công tổng lực và không thể đoán trước bằng tên lửa của Nga, sẽ buộc Ukraine phải đánh đổi giữa việc bảo vệ các thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng với việc bảo đảm phòng không cho các đơn vị quân đội của họ ở tiền tuyến”.

Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh phòng không chủ động sẽ là biện pháp chống lại các cuộc tấn công tên lửa của Nga, điều này sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ và bổ sung liên tục từ các đồng minh của Ukraine.

Lê Hưng(Nguồn: Eurasian Times)


Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

Phẫn nộ



Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Putin khen tên lửa Oreshnik, thách đấu hệ thống phòng thủ THAAD của Mỹ

Tại cuộc họp báo cuối năm ngày 19/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận được câu hỏi về tên lửa thử nghiệm mới Oreshnik mà quân đội Nga sử dụng trong cuộc tấn công vào miền đông Ukraine tháng trước.“Oreshnik là loại vũ khí tiên tiến và rất mới”, ông Putin ca ngợi, đồng thời thừa nhận tuyên bố của các chuyên gia phương Tây rằng tên lửa xuyên lục địa này dựa trên những phát triển trước đó...

Tổng thống Putin: Tên lửa Nga vượt trội hơn tên lửa phương Tây viện trợ Ukraine

"Hệ thống PrSM (tên lửa tấn công chính xác) mới của Mỹ không hề vượt trội so với các tên lửa của Nga", Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) tại thủ đô Astana của Kazakhstan hôm 28/11.Theo ông chủ điện Kremlin, hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander của Nga có tải trọng tương tự như cả ba phiên bản của ATACMS...

Nga tuyên bố có ‘siêu vũ khí’

"Chúng tôi có phương tiện, bao gồm cả siêu vũ khí, để đưa ra phản ứng mạnh mẽ”, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko cho biết trong cuộc họp hội đồng ngày 27/11, nhưng không nói rõ "siêu vũ khí" nào.Tuyên bố của bà Matvienko đưa ra sau khi Nga phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo Oreshnik vào cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine ở Dnipro vào tuần trước, nhằm đáp trả việc...

Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk...

Dương Liễu 08:11 | 25/11/2024 Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể đánh chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, mối quan hệ thân thiết giữa Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk, Trung Quốc-Brazil nâng cấp quan hệ, Thượng đỉnh G20 ra tuyên bố chung… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp. ...

Tổng thống Putin cảnh báo các căn cứ NATO nằm trong tầm bắn của tên lửa Oreshnik

Trong bài phát biểu công bố hệ thống tên lửa Oreshnik, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Moskva có quyền sử dụng vũ khí để chống lại cơ sở quân sự của những quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ chống lại cơ sở hạ tầng của Nga.Tại khu vực Đông Âu, căn cứ quân sự tại Ba Lan, Estonia, Latvia, Litva, Rumani, Bungari, Kosovo được cảnh báo nằm trong tầm bắn của tên lửa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ đối thủ.Trong hiệp 1, Zantino Vĩnh Phúc tập trung phòng ngự, lùi sâu đội hình nhằm bảo vệ tỉ...

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch Thất, Hà Nội), Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An, Hà Nội), Võ Tấn Phát (THPT Phan Bội Châu, Khánh...

Công Phượng vắng mặt, Bình Phước vẫn thắng trận quan trọng

Giải hạng Nhất Quốc gia trở lại sau Tết Nguyên đán và chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Long An và Bình Phước. HLV Nguyễn Anh Đức có dịp gặp lại đội bóng cũ và ông đối diện với không ít khó khăn. Nguyễn Công Phượng chấn thương từ trước Tết Nguyên đán và chưa thể trở lại sân cỏ.Thiếu vắng tiền đạo sinh năm 1995, Bình Phước tấn công không mấy hiệu quả. Họ...

Từ cô bé bị ép học nhạc cụ đến tiến sĩ kèn suona đầu tiên của Trung Quốc

Từng bị bạn bè trêu chọc và phản đối việc cha mẹ ép học nhạc cụ, sau 30 năm, Liu Wenwen trở thành người đầu tiên có bằng tiến sÄ© về kèn suona tại Trung Quốc. Nghệ sĩ người Trung Quốc Liu Wenwen (34 tuổi) là người đầu tiên có bằng tiến sĩ về kèn suona tại xứ tỷ dân. Bên cạnh hoạt động biểu diễn, Liu còn là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc)....

Ngôi sao nhập tịch giá 60 tỷ đồng nhận đặc quyền hiếm thấy tại Indonesia

Ngày 9/2 (theo giờ Việt Nam), Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) thông báo nhập tịch thành công tiền đạo Ole Romeny để phục vụ cho các trận đấu tại vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á.Thông thường, cầu thủ nhập tịch Indonesia đều phải về nước làm lễ tuyên thệ nhận quốc tịch. Nhưng vì vướng lịch thi đấu cho Oxford United ở giải hạng Nhất Anh, Romeny được ưu tiên làm lễ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Xử lý nghiêm vụ ứng xử thiếu văn hóa tại tháp Nghinh Phong

(NLĐO) - Lãnh đạo TP Tuy Hòa yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc thành viên tổ an ninh trật tự tại Quảng trường Nghinh Phong có ứng xử thiếu văn hóa. ...

TPHCM đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm, Du lịch và Giao thông vận tải

UBND TPHCM đã trình đề án tinh gọn bộ máy, trong đó đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm và Du lịch. Sở Giao thông vận tải được đề xuất giữ lại nhưng đổi tên thành Sở Giao thông Công chính. Chiều nay (6/2), Ban Tuyên giáo và Dân vận phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM tổ chức họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Tặng bằng khen cho người phụ nữ cứu 3 cháu bé bị đuối nước

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu vừa quyết định tặng bằng khen kèm tiền thưởng cho bà Nguyễn Thị Trang bởi đã dũng cảm cứu 3 học sinh bị đuối nước. ...

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến 10-12 độ C, cao nhất 17-19 độ C. Trời rét đậm, người dân...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Hai nhóm thanh niên lao vào hỗn chiến tại lễ hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ hỗn chiến khiến 2 thanh niên bị thương tại Lễ hội Mù Là ...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng...

Mới nhất

Thị trường nội địa phấn khởi bước vào vụ thu hoạch, dự báo giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Mới nhất