Trang chủFigureCụ bà U80 có 3 bằng cử nhân ở Đồng Tháp

Cụ bà U80 có 3 bằng cử nhân ở Đồng Tháp

Biến gỗ đá hoá mèo

“Buổi trưa tôi không về nhà mà ra quán võng gần trường nhờ các bạn trẻ dạy cách sử dụng điện thoại thông minh để ứng dụng học tập” – bà Huỳnh Thị Thu khiến chúng tôi thán phục về tinh thần học tập khi lấy bằng cử nhân thứ 3 ở tuổi U80.

Biến gỗ đá hoá mèo
Biến gỗ đá hoá mèo
Biến gỗ đá hoá mèo

“Mái tóc bạc phơ rực nổi trên nền chiếc áo thụng màu xanh đen, nhìn cô Thu bước lên bục nhận bằng cử nhân, tôi vừa trân trọng vừa kính phục”- lời giới thiệu của TS Phan Ngọc Thạch – nguyên Trưởng khoa Ngoại ngữ (ĐH Đồng Tháp) về “bà cụ” sinh viên khóa 18 chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại buổi lễ nhận bằng cử nhân như “chắp cánh” cho tôi lên đường ngay và luôn.

Nằm lép mình bên con rạch Long Sa, vùng ven của TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp), nhưng chúng tôi dễ dàng tìm ra nhà bà Huỳnh Thị Thu ngay câu hỏi đầu tiên: “Nhà cô giáo nghỉ hưu đi học…”. Cơ hồ như ở Thủ phủ đất Sen Hồng này, bà là biểu tượng cho tinh thần hiếu học.

Trái với bao hình dung trước lúc lên đường về hình ảnh “rực rỡ” của cô giáo đã gây ra cơn “địa chấn” trước giờ Cao Lãnh đón nhận danh hiệu “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO, trước mắt tôi, bà Thu giản dị như bao cụ bà vùng quê Nam bộ. Dáng hao gầy, tóc bạc trắng, giọng nói chân chất, bà dễ dàng gây thiện cảm cho người đối diện ngay phút đầu gặp gỡ. Nhưng ẩn sâu bên trong nét nhẹ nhàng, chân quê đó là cả “ý chí sắt đá” về tinh thần hiếu học.

Năm 1973, sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm (Viện Đại học Cần Thơ, nay là Trường Đại học Cần Thơ), bà trở thành giáo viên dạy Văn tại tỉnh Vĩnh Long rồi sau đó xin về dạy tại quê nhà để tiện chăm sóc cha mẹ già. Rồi đúng 20 năm sau (1993), trong lúc nhiều đồng nghiệp cùng thời tất bật với chuyện chồng, chuyện con, thì cô giáo Huỳnh Thị Thu lại bước vào hành trình học tập mới khi đăng ký học lớp cử nhân Tiếng Anh do Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội tổ chức tại Đồng Tháp.

Chuyện khởi nguồn từ suy nghĩ sợ bị lạc hậu với thời đại. “Năm đó, tôi đến trường nộp hồ sơ dự thi vào đại học tiếng Anh cho người cháu, thì cũng tự quyết định đăng ký luôn cho mình” – bà Thu khiến chúng tôi xúc động khi lý giải về động cơ học bằng cử nhân thứ 2 ở tuổi tứ tuần. Không thể phủ nhận cuộc sống độc thân là điều kiện thuận lợi để cô Thu làm được điều mà nhiều đồng nghiệp khó có thể, nhưng đằng sau đó là cả tấm lòng hiếu học hiếm có.

Nhận thấy tiếng Anh đang rất thịnh hành trong đời sống xã hội và nhà trường, rồi nhớ lại những lần làm giám thị các kỳ thi, không thực sự thuần thục khi viết đề môn tiếng Anh lên bảng (trước đây bà học ngoại ngữ tiếng Pháp), bà Thu đã hạ quyết tâm đăng ký học … Sau 4 năm vừa làm trò tại trường đại học, vừa làm cô tại trường phổ thông, bà Thu hoàn thành chương trình đào tạo mà không phải thi lại bất cứ môn nào.

Sau khi nhận bằng cử nhân tiếng Anh, bà Thu trở lại trường tiếp tục làm nhiệm vụ dạy môn Văn cho đến ngày nghỉ hưu vào năm 2007. Trong lúc những “người cùng thời” an hưởng tuổi già, thì bất ngờ 10 năm sau, bà Thu lại đăng ký học và tốt nghiệp cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc tại Trường Đại học Đồng Tháp khi bước vào tuổi U80 với xếp hạng rất ấn tượng: Bằng Khá.

Đây không chỉ là chuyện hiếm có ở phạm vi trong nước. TS. Trần Thanh Tâm, giảng viên bộ môn Ngôn ngữ Trung Quốc, Khoa Ngoại ngữ, ĐH Đồng Tháp) chia sẻ: “Từ thực tế gần 10 năm học tập ở nước ngoài và nhiều năm dạy trong nước cho thấy, thỉnh thoảng có cụ ông, cụ bà lấy bằng cử nhân, nhưng có lẽ cô Thu là trường hợp đầu tiên và duy nhất mà tôi biết được đến nay đã lấy bằng cử nhân thứ 3 ở tuổi U80”.

Thế nhưng, với bà Thu, sự học vẫn như đang tiếp diễn: “Nếu trong vài năm tới, Đại học Đồng Tháp mở ngành tiếng Pháp, tôi sẽ đăng ký học thêm bằng cử nhân thứ 4”.

Biến gỗ đá hoá mèo
Biến gỗ đá hoá mèo
Biến gỗ đá hoá mèo
Biến gỗ đá hoá mèo
Biến gỗ đá hoá mèo

Khi nghe chúng tôi bày tỏ mong muốn viết bài về chí hiếu học của bà, bà Thu rót trà mời khách, rồi từ tốn: Cô muốn đi học để kịp hiểu biết tiến bộ của thời đại, chớ có thành tích gì to lớn đâu, sợ viết lên mọi người chê cười… ”. Thế nhưng, chỉ mới nghe được cái mục tiêu đi học độc và lạ của bà, chúng tôi không thể nào kìm được “máu nghề” nên tìm cách thuyết phục và ngỡ ngàng đến thán phục về tấm gương nghị lực.

Để học được bằng cử nhân thứ 2, bà Thu đã phải nỗ lực gấp 4 lần so với bạn học. Bên cạnh việc đảm bảo trách nhiệm của sinh viên học theo hệ tập trung, bà còn phải đảm bảo công việc của nhà giáo phổ thông, trách nhiệm “trông coi” người cháu và trực tiếp chăm sóc mẹ già bị tai biến và người cha cao tuổi đang sống chung. Nhìn bà Thu quơ 2 bàn tay liên hồi để diễn đạt guồng quay khắc nghiệt trong hành trình học tập mà ngôn từ không thể chuyển tải hết, tôi bất chợt nghĩ đến hình ảnh “chiến binh” giữa đời thường, xông pha qua mọi khó khăn, thử thách…

Tuy nhiên, điều bà khiến cho không chỉ giới trẻ mà cả những thầy cô đang giảng dạy xem như tấm gương học tập khi quyết định học và lấy bằng cử nhân thứ 3 ở tuổi U80. Năm 2018, lúc này cha mẹ đã không còn, cuộc sống độc thân và lòng ham học hỏi đã thôi thúc bà đăng ký học cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Đồng Tháp với mục đích rất giản dị: mở mang sự hiểu biết. “Cuộc sống không ngừng phát triển, nên nếu mình không trao dồi kiến thức, sẽ bị lạc hậu… như câu ngạn ngữ mà ngày xưa tôi hay dùng để động viên học trò: “Sự học như thuyền đi trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải lùi”- bà Thu chia sẻ.

Nhưng, khác với trăm ngàn những lần học đã trải qua trước đó, lần này bà Thu chới với tiến bộ thời đại ngay ngày đầu nhập học. “Dù đã cố hình dung hết những khó khăn của việc học đối với người có tuổi, nhưng tôi vẫn không sao hết bất ngờ”- bà Thu nhớ lại. Ngày đầu tiên đi học, bà Thu háo hức và có phần tự hào với sự chuẩn bị chu đáo của mình khi hôm trước đã cất công ra nhà sách lựa mua quyền Từ điển tiếng Trung của nhà xuất bản mới nhất… Thế nhưng, khi bước vào lớp, bất giác bà cảm giác có gì sai sai khi các cặp mắt đổ dồn về quyển từ điển dầy cộm của mình.

“Sau khi lấy lại bình tĩnh, tôi hỏi bạn trẻ ngồi cạnh… thì nhận ra mình đã quá lạc hậu vì mọi người đều sử dụng từ điển điện tử”- bà Thu bồi hồi. Ngay sau khi kết thúc buổi nhập học, bà trích 3 triệu đồng từ tiền tích luỹ lương hưu nhờ bạn học cùng lớp rành về công nghệ dẫn đi mua điện thoại thông minh rồi bắt đầu học vỡ lòng về công nghệ. “Buổi trưa tôi không về nhà mà ra quán võng gần trường, nhờ các bạn trẻ dạy cách sử dụng điện thoại thông minh, rồi ghi nhớ thật kỹ để tối về thao tác lại, ứng dụng học tập”- bà Thu khiến tôi bái phục về lòng hiếu học.

Bởi đó là cả quá trình đầy thử thách về lòng kiên nhẫn và ý chí bất khuất trước khó khăn. Không chỉ chật vật điều khiển đôi bàn tay thô ráp sau nhiều năm tất bật với công việc làm vườn để làm quen với bàn phím, … bà còn phải dùng kính lúp soi từng chút một mới nhận diện được những con chữ chi chít trên màn hình chiếc điện thoại… “Những lúc khó khăn đến mức tưởng chừng như sắp bỏ cuộc, tôi nhớ đến lời dạy: “Học để làm người” và tấm gương học ngoại ngữ của Bác Hồ làm động lực rồi từng bước vượt qua khó khăn”, bà Thu bật mí…

Nhờ đó mà bà đã nhóm lên ngọn lửa học tập và ngày càng rực sáng trong hành trình 4 năm ngồi ghế giảng đường. Không chỉ thức sớm mỗi sáng để học bài như thời học trò, bà còn là trường hợp hiếm của khoá học khi có mặt đủ các ngày học suốt 4 niên khoá. “Dù mưa hay nắng, dù chỉ cọc cạch trên chiếc xe đạp cũ, nhưng suốt 4 năm học, cô Thu luôn là người đến lớp sớm nhất và là người rời lớp sau cùng”- TS Tâm giải thích đầy tự hào: “Đến lớp sớm để chuẩn bị bài và soạn ra những thắc mắc để nhờ bạn bè giải đáp và rời lớp muộn vì mang những thắc mắc lớn hơn để hỏi giáo viên”.

Hình ảnh bà cụ tóc bạc trắng cần mẫn dò từng phím điện thoại, sẵn sàng học hỏi ngay từ bạn cùng lớp đáng tuổi con cháu… không chỉ nhanh chóng giúp bà Thu rút ngắn khoảng cách, mà còn tạo ra động lực tích cực cho chính thầy cô giảng dạy trên lớp. TS Trần Minh Tâm chia sẻ: “Từ chỗ quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ vào những ngày đầu, thế rồi dần dần tôi tự thấy mình như học trò nhỏ của cô Thu. Đức tính chuyên cần… của cô như “bài giảng không lời” tiếp cho tôi có thêm động lực trong giảng dạy, nghiên cứu và hơn thế nữa”.

Biến gỗ đá hoá mèo
Biến gỗ đá hoá mèo
Biến gỗ đá hoá mèo

Sau 34 năm gắn bó với vai trò giáo viên, nghỉ hưu, bà Thu vẫn giữ mãi ngọn lửa nghề. Không còn được đến trường, cô đã dùng ngay căn nhà của mình làm nơi “rèn” học trò trong xóm. “Học trò không chỉ được dạy tiếng Anh mà còn được rèn cả về lời ăn, tiếng nói, cách ứng xử nên tôi và nhiều gia đình rất an tâm gửi con em cho cô Thu”- anh Phan Văn Dũng, nhà ở xã Tịnh Thới (TP. Cao Lãnh) chia sẻ. Vì thế tuy lọt thỏm ở vùng quê, và mỗi tuần chỉ dạy 2-3 buổi, nhưng 10 năm qua, căn nhà của cô Thu lúc nào được nhiều phụ huynh đặt trọn niềm tin.

Công việc đòi hỏi nhiều, nhưng với cô Thu, đó là niềm hạnh phúc. “Mỗi khi được dạy, tôi thấy mình hạnh phúc. Vì thế tôi sẽ dạy đến khi sức khoẻ không còn cho phép”- bà Thu khẳng định như thế khi chúng tôi đặt câu hỏi khi nào mới chịu “hết giờ”. Thậm chí, theo nguyện vọng của bà, nếu học sinh có nhu cầu, bà sẽ mở thêm lớp rèn tiếng Trung.

“Đó không phải là lời nói “tự đánh bóng”. Bởi cô Thu là nhà giáo yêu nghề nhất mà tôi được biết”- ThS Lê Thanh Thủy (Trung tâm Ngoại ngữ ĐH Đồng Tháp) khẳng định. Đã hơn thập kỷ trôi qua, nhưng ThS Thuỷ vẫn ấn tượng với tình yêu nghề dạy học của bà Thu. Đúng một năm sau khi cô Thu về hưu thì trường phổ thông được đầu tư xây mới. “Ngày khánh thành, sau khi tay bắt, mặt mừng với đồng nghiệp, cô xoa tay lên tấm bảng, ngước mắt nhìn căn phòng mới rồi nói: Ước gì được trẻ lại để được đứng dạy trong lớp học khang trang viết lên tấm bảng đẹp thế này”- ThS Thuỷ xúc động nhớ lại. Đó không chỉ là cảm xúc, mà là tình yêu cao cả với sự nghiệp trồng người.

“Cô Thu không chỉ là tấm gương sáng về tinh thần hiếu học để nhiều người noi theo, mà còn là động lực thúc đẩy tinh thần học tập suốt đời cho người dân đất Sen Hồng Đồng Tháp phát huy hơn nữa danh hiệu “Thành phố học tập toàn” cầu mà UNESCO đã ghi danh cho TP. Cao Lãnh vào dịp cuối năm 2022”. Xin mượn lời Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu để kết thúc bài viết này như lời chúc dâng lên nhà giáo đáng kính Huỳnh Thị Thu với mong muốn ngày càng có thêm nhiều cô Thu ở mọi miền Tổ quốc để tạo ra động lực cho Việt Nam sớm “sánh vai cường quốc 5 châu” như di nguyện của Bác Hồ.

Laodong.vn

Cùng chủ đề

Đề xuất xây tuyến cao tốc mới nối với sân bay Long Thành: Ấp nhỏ ven biển sắp “lên đời”

Ấp nhỏ ven biển sẽ là thủ phủ du lịch nghỉ dưỡng mới Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt vào ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ, toàn bộ khu vực Long Hải - Bình Châu sẽ trở thành khu du lịch quốc gia, trong đó khu vực Hồ Tràm là trung tâm của khu du lịch quốc gia này. Hồ Tràm đang có những...

HSG: Lợi nhuận sau thuế uớc lũy kế 07 tháng NĐTC 2024-2025 đạt 460 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch đề ra

Ngày 02/04/2025, Hoa Kỳ đã công bố mức thuế quan đối ứng đến các quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Hành động này của Hoa Kỳ đã tác động sâu sắc...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Cảng Hải Phòng chính thức khánh thành cảng container quốc tế số 3 và số 4...

Chiều 13/5, tại Khu bến cảng Lạch Huyện, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025) và 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (29/4/1995 – 29/4/2025), UBND thành phố Hải Phòng và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 và 4 cảng Lạch Huyện – Cảng Hải Phòng. Chủ tịch nước Lương Cường đã dự...

VIMC kỷ niệm 30 năm, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Chiều ngày 10/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ghi nhận những đóng góp quan trọng của VIMC trong hành trình phát triển ngành hàng hải và kinh tế biển quốc gia. Buổi lễ vinh dự có sự tham dự...

VIMC cần tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Giữ vững vai trò doanh nghiệp nòng cốt trong lĩnh vực hàng hải Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, thành tích nổi bật của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) trong 30 năm qua. Ông nhấn mạnh, Huân chương Lao động hạng Nhì là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước đối với những đóng góp quan trọng của VIMC trong lĩnh vực hàng hải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả của bà con nơi đây. Từ sáng sớm, những chiếc lò đã nghi ngút khói để cho ra những chiếc...

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23.1.2025, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Dự Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII có Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú. Cùng dự Hội nghị có...

Dạo một vòng chợ hoa Tết rực rỡ giữa phố cổ Hà Nội

Hà Nội - Dọc các phố Hàng Mã, Hàng Lược, Hàng Khoai, Hàng Rươi... đang tấp nập người dân và du khách dạo chơi, tranh thủ mua sắm Tết. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/du-lich/kham-pha/dao-mot-vong-cho-hoa-tet-ruc-ro-giua-pho-co-ha-noi-1452084.html

Các nước châu Á trang hoàng đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm của nhiều quốc gia châu Á vì thế hàng loạt sự kiện văn hóa, hội chợ được tổ chức mang lại không khí rộn ràng. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/du-lich/tin-tuc/cac-nuoc-chau-a-trang-hoang-don-tet-nguyen-dan-at-ty-2025-1449712.html

Giới trẻ Huế xúng xính áo dài, cổ phục chụp ảnh Tết

HUẾ - Những ngày cận Tết, giới trẻ ở Huế đổ xô ra đường, check-in các địa danh trong tà áo dài và cổ phục truyền thống. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/du-lich/photo/gioi-tre-hue-xung-xinh-ao-dai-co-phuc-chup-anh-tet-1453072.html

Bài đọc nhiều

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm

Năm 2024, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM dự kiến tuyển sinh 5.095 chỉ tiêu cho cơ sở chính tại TPHCM và 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận. Trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm:Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ); Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ...

Phở 2 triệu đồng và cái chất của nhà hàng sao Michelin duy nhất ở TPHCM

TPHCM có nhà hàng đầu tiên nhận sao Michelin là Ănăn Saigon của đầu bếp Peter Cuong Franklin. Cái tên này không xa lạ với giới sành ăn. Ănăn Saigon mở cửa đón khách từ tháng 4.2017. Ông Peter Cuong Franklin là đầu bếp người Mỹ gốc Việt, từng học trường ẩm thực Le Cordon Bleu và làm việc ở các nhà hàng nổi tiếng thế giới như Caprice ở Hong Kong (Trung Quốc), Alinea ở Chicago (Mỹ) và Nahm ở Bangkok...

Gia tăng giá trị nuôi trồng thủy sản trên biển

Cùng với khai thác hiệu quả hải sản tự nhiên trên biển, nghề nuôi biển cũng đang có bước đi khá vững chắc và phát triển mạnh của tỉnh Ninh Thuận. Người dân thu hoạch hàu được nuôi tại Đầm Nại, huyện Ninh Hải.  Tận dụng tiềm năng, lợi thế của một tỉnh ven biển, nhiều hệ thống đầm, vịnh, ao, đìa ven bờ, tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh phát triển nghề nuôi biển với đa chủng loại hải sản...

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm

Nguồn: https://tuoitre.vn/dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-cong-bo-diem-chuan-xet-tuyen-som-20240710172636846.htm

Đề thi, đáp án 13 môn thi học sinh giỏi quốc gia THPT 2024-2025

(Dân trí) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố toàn bộ đề thi và đáp án của 13 môn thi học sinh giỏi quốc gia THPT 2024-2025. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 được tổ chức vào ngày 25-26/12/2024.Cả nước có 6.482 thí sinh dự thi, tăng 663 thí sinh so với năm học 2023-2024.Các thí sinh dự thi với 13 môn thi gồm: toán, lý, hóa, sinh,...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Mới nhất

Summer Fest 2025: Hơn 100.000 lượt khách ‘cháy’ hết mình cùng âm nhạc và lễ hội

Sức hút bùng nổ từ thành phố lễ hội triệu niềm vui Theo thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, dịp lễ vừa qua Bình Thuận đón khoảng 228.500 lượt khách, tăng khoảng 4% so với năm 2024. Trong đó chỉ riêng NovaWorld Phan Thiet đã đón hơn 100.000 lượt khách (chiếm 50%) lượng...

Hành trình Mới và Mở

“Zalopay đang tiên phong thay đổi cách hàng triệu người Việt giao dịch, tiết kiệm và phát triển tài chính cá  nhân trong nền kinh tế số năng động hiện nay”, bà Lê Lan Chi - Tổng giám đốc Zalopay chia sẻ.Thị trường fintech Việt Nam hiện là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu...

Khai quật khảo cổ tại Lạc Câu sẽ mở ra nhiều kỳ vọng

VHO - Từ ngày 9-31.5, Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam sẽ tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Trước đó, ngày 6.5, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ- BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di...

MISA được vinh danh “Thương hiệu tiêu biểu” trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP...

Ngày 11/05/2025, tại Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (Hanoisme), MISA đã vinh dự...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở