Trang chủDestinationsNam ĐịnhPhòng, chống diễn biến hòa bình: Tái diễn luận điệu xuyên tạc...

Phòng, chống diễn biến hòa bình: Tái diễn luận điệu xuyên tạc nền báo chí cách mạng Việt Nam


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ về tính cách mạng của báo chí Việt Nam: “Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ”. 98 năm qua, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước.





Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Lợi dụng dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị đã tung ra nhiều luận điệu sai trái, xuyên tạc đời sống báo chí tại Việt Nam. Vẫn những luận điệu cũ được rêu rao từ năm này qua năm khác, chúng “nhắm mắt nói liều” rằng “tự do báo chí tại Việt Nam bị chính quyền cấm cản”, “báo chí Việt Nam bị kiểm soát chặt”, “Việt Nam không có tự do báo chí”… Từ những thông tin sai lệch này, các đối tượng tự xưng “nhà dân chủ” đòi chính quyền phải thay đổi quy định về quản lý báo chí, “trả tự do cho báo chí” (?!). Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới (RSF); các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân phản động luôn tìm cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam. Mới đây, RSF đã công bố cái gọi là báo cáo về “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2023”. Trong bảng xếp hạng, RSF xếp ba nước đứng cuối bảng đều ở châu Á, trong đó xếp Việt Nam hạng 178.

Về bảng đánh giá tự do báo chí World Press Freedom Index hằng năm được RSF đưa ra, không khó để thấy căn cứ đánh giá, xếp hạng của RSF không thuyết phục. Riêng đối với Việt Nam, RSF không có một nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể nào về tình hình báo chí. Đồng thời, tổ chức này cũng không sử dụng bất kỳ báo cáo nào của Chính phủ Việt Nam để đưa ra đánh giá.

Trái lại việc RSF xếp loại tự do báo chí ở Việt Nam lại thường dựa vào những thông tin do số tổ chức, cá nhân phản động, thù địch, cơ hội chính trị, có các hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam cung cấp, do đó thông tin không khách quan, sai thực tế về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Năm nay, RSF vẫn xếp Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia đứng gần cuối trong “Bảng xếp hạng chỉ số tự do báo chí thường niên năm 2023”, tạo cớ để các tổ chức, cá nhân phản động triệt để sử dụng nhằm quy kết, chống phá Việt Nam.

Tại Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 3-4-2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 nêu rõ quan điểm: “Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Những năm qua, cùng với sự bùng nổ của công nghệ truyền thông, nền báo chí nước ta cũng có sự phát triển nhanh chóng, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam.

Tự do báo chí, tự do ngôn luận là quyền cơ bản của mỗi công dân. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 của nước ta ghi nhận rõ: “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Đồng thời, Luật Báo chí cũng nghiêm cấm các hành vi cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng; đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Với hành lang pháp lý như trên, hoạt động báo chí ở nước ta đã có sự phát triển toàn diện.

Xét trên phương diện số lượng, đến cuối năm 2022, nước ta có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí (bao gồm 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học và 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình. Trong đó, có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực là Báo Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân. Số lượng nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí là gần 41 nghìn người, với 19.356 nhà báo đã được cấp thẻ. Nhiều vấn đề bất cập, gây bức xúc trong dư luận đã được báo chí phản ánh và các cơ quan có thẩm quyền đã kịp thời tiếp thu, giải quyết. Đặc biệt, trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, báo chí đã có những đóng góp vô cùng quan trọng, vừa góp phần phát hiện các vụ việc vi phạm, vừa đóng góp những ý kiến, giải pháp để hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng. Cùng các cơ quan báo chí trong nước, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều cơ quan báo chí nước ngoài đã đặt văn phòng đại diện hoặc cử phóng viên thường trú tại Việt Nam. Ngoài ra, hiện có khoảng 57 kênh truyền hình nước ngoài được cung cấp trên dịch vụ truyền hình của Việt Nam. Rõ ràng, đời sống báo chí ở Việt Nam đang diễn ra hết sức sôi nổi.

Ở nước ta đang tồn tại, phát triển đầy đủ các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Về cơ bản, các cơ quan báo chí đã thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ XHCN, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong dòng chảy phát triển của khoa học, công nghệ, hoạt động báo chí ở nước ta cũng đang chuyển đổi theo hướng tích cực.

Với mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí ngày càng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, làm tốt sứ mệnh thông tin, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả, ngày 06-4-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Điều này cho thấy rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với sự phát triển của báo chí. Cùng với các cơ quan báo chí, mạng xã hội tại Việt Nam cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Theo Báo cáo Digital tại Việt Nam 2023 được We are social đưa ra, tính đến đầu năm 2023, nước ta có 77,93 triệu người sử dụng internet, chiếm khoảng 79,1% tổng dân số, tăng thêm 5,3 triệu người so với năm 2022. Số lượng người đang dùng mạng xã hội là khoảng 70 triệu người. Trong đó, 5 ứng dụng mạng xã hội phổ biến là Facebook (91,6%), Zalo (90,1%), TikTok (77,5%), Facebook Messenger (77%) và Instagram (55,4%). Thông qua mạng xã hội, mỗi người dùng đều dễ dàng đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được Đảng, Nhà nước tôn trọng vào bảo đảm. Đồng thời, việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải tuân thủ nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Mọi trường hợp lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc lịch sử, xúc phạm dân tộc, đe doạ đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; lợi dụng tự do báo chí để xúc phạm quyền, lợi ích  hợp pháp của cá nhân, tổ chức là vi phạm pháp luật và tùy mức độ, tính chất vi phạm mà bị xử lý chế tài tương ứng. Mọi hoạt động lợi dụng vỏ bọc báo chí để “bán nước cầu vinh”, chống phá nền hoà bình, ổn định của dân tộc đều phải bị lên án và xử lý nghiêm khắc.

Những thông tin sai trái về tình hình báo chí của Việt Nam được các đối tượng xấu đưa ra đang đi ngược lại thực tế, nằm trong mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam./.

Theo Báo Công an nhân dân





Source link

Cùng chủ đề

Người nhận thưởng vé số Vietlott 152 tỉ đồng đến từ TP HCM

(NLĐO) - Anh N.V.N – một thuê bao MobiFone mua vé số Vietlott qua điện thoại đã trúng và nhận giải Jackpot trị giá hơn 152 tỉ đồng ...

Lập 6 tổ, chỉ vận động được… 1 em

Mặc dù chính quyền, ngành chức năng đã thành lập 6 tổ với 40 người tham gia vận động nhưng hiện chỉ có 1 học sinh đến học tại điểm trường chính Trường tiểu học số 1 Quảng Phúc ở Quảng Bình. ...

Cần có gói tín dụng phát triển nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị, các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người trẻ...

Dâng sao giải hạn: Nên hay không nên?

Dâng sao giải hạn phản ánh nhu cầu tìm kiếm sự bình an của con người. Tuy nhiên, việc quá tin vào nghi lễ này cũng có thể tạo nên những hệ lụy khó lường. Dâng sao giải hạn là một tín ngưỡng, nghi lễ phổ biến trong văn hóa Á Đông, đặc biệt ở Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, mỗi người trong mỗi năm đều bị chi phối bởi một ngôi sao chiếu...

Dự báo giá cà phê ngày mai 12/2/2025 tăng lập đỉnh mới

Dự báo giá cà phê ngày mai 12/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 12/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 11/2/2025 giá cà phê Robusta tăng rất mạnh, mức tăng từ 110 – 133 USD/tấn, dao động từ 5573 – 5671 USD/tấn. Cụ thể,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khu đền tháp Chămpa – Mỹ Sơn

Mỹ Sơn là một thung lũng hẹp, rộng độ 4km2, có núi bao quanh như một tường thành tự nhiên, vững chãi, có khe nước sâu (Khe Thẻ) vừa có tính phòng thủ, vừa huyền bí, nằm cách Đà Nẵng khoảng 60km về phía Tây Nam, cách kinh đô cũ Simhapura của Chămpa (Trà Kiệu ngày nay) khoảng 15km về phía tây, được các vương triều Chămpa xưa chọn xây dựng thành một trung tâm tôn giáo lớn nhất...

Qua miền Di sản: Thành nhà Hồ

Thành Nhà Hồ thuộc địa phận của tỉnh Thanh Hóa ngày nay từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407. Đây là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á. UNESCO đã công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo của công trình này mang lại.  Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây...

Thúc đẩy vai trò hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Thời gian qua, cùng với các doanh nghiệp, công ty tư nhân, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN), các tổ chức KH và CN công lập đã bắt kịp xu hướng và hoạt động tích cực chuyển giao công nghệ. Qua đó, bước đầu đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm của Trung tâm Ứng dụng, Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công...

Hôm nay, U23 Việt Nam “thử lửa” với U23 Bahrain trước thềm U23 Đông Nam Á

Hôm nay 15/8, U23 Việt Nam sẽ đá giao hữu với U23 Bahrain vào lúc 18h00 để chuẩn bị cho giải U23 Đông Nam Á 2023. HLV Hoàng Anh Tuấn của U23 Việt Nam. Hôm nay (15/8), U23 Việt Nam sẽ đá giao hữu với U23 Bahrain để chuẩn bị cho giải U23 Đông Nam Á 2023. Cuộc đọ sức này sẽ diễn ra lúc 18h00 chiều nay. Do tính chất phục vụ riêng cho công tác chuyên môn của hai đội...

Người di cư bất hợp pháp: Vấn đề nóng ở Địa Trung Hải

Tổ chức SOS Mediterranee cho biết, tàu cứu hộ Ocean Viking vừa giải cứu hơn 600 người di cư đang lênh đênh trên Địa Trung Hải. Từ đầu năm đến nay, trên tuyến đường vượt biển nguy hiểm nhất với người di cư này đã có ít nhất 1.848 người thiệt mạng khi tìm cách từ Bắc Phi đến Italia và Malta. Ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp là vấn đề nóng khiến các quốc...

Bài đọc nhiều

Trận đấu giữa CLB Nam Định với CLB CAHN ở Cúp Quốc gia 2023 bị đổi lịch

Ban tổ chức điều chỉnh lịch thi đấu vòng 1/8 Cúp Quốc gia 2023 giữa CLB CAHN với CLB Nam Định. Lịch thi đấu vòng 1/8 Cúp Quốc gia 2023. Theo lịch công bố ban đầu, trận đấu giữa CLB CAHN với CLB Nam Định diễn ra vào lúc 19h15 ngày 8/7 trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, trong thông báo mới nhất, Ban tổ chức giải đã thay đổi lịch. Theo đó, trận đấu giữa CLB CAHN với CLB Nam Định...

Mặt trận Tổ quốc các cấp quan tâm chăm lo đời sống nhân dân

Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên đã tích cực vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân nêu cao tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, quan tâm chăm lo hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thực hiện hiệu quả chính...

Bảo hiểm xã hội và cuộc sống: Bảo hiểm y tế toàn dân – trụ cột trong chính sách an sinh xã hội

Xác định bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, góp phần bảo đảm ổn định chính trị, phát triển kinh tế, những năm qua, tỉnh Nam Định đã có bước đi, lộ trình phù hợp hướng tới mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân, qua đó tạo cơ hội để nhân dân tiếp cận, tham gia, thụ hưởng chính sách, đảm bảo quyền,...

Sôi nổi các hoạt động sinh hoạt hè cho thanh, thiếu niên

Những năm qua, việc tổ chức các sân chơi cho thanh, thiếu niên dịp hè luôn được cấp ủy, chính quyền thành phố Nam Định quan tâm, chỉ đạo thực hiện nhằm thu hút các em vào các hoạt động tập thể nhiều ý nghĩa, mang tính giáo dục cao, góp phần mang lại một mùa hè bổ ích, an toàn, lành mạnh. Phường Vị Xuyên (thành phố Nam Định) tổ chức hội thi "Tiếng hát tuổi thơ hè 2023"...

Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta

Trong những năm qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) ở nước ta đã được triển khai hết sức mạnh mẽ, sâu rộng ở tất cả các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương, thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Có thể nói, công tác đấu tranh PCTN, TC đang được Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo ngày càng mạnh...

Cùng chuyên mục

Chùa Keo làng Hành Thiện – kiệt tác kiến trúc gỗ thế kỷ XVII

Chùa Keo, tọa lạc tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, là một trong những ngôi chùa cổ lớn nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam. Với tuổi đời hơn 400 năm, ngôi chùa này là một minh chứng sống động cho tài năng và sự khéo léo của các nghệ nhân Việt Nam thời xưa.

Nhà thờ Đổ Nam Định

Nhà thờ đổ, vốn là nhà thờ Thánh Maria Madalena, còn có tên gọi khác là nhà thờ Trái Tim, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp. Là người con Hải Hậu chắc hẳn ai ai cũng từng nghe đến cái tên nhà thờ đổ - một cái tên rất lạ và gợi sự tò mò cho nhiều người.

Những người thợ làm chén Thánh trong nhà thờ Kiên Lao

Những chiếc chén thánh như những tác phẩm điêu khắc được những người thợ làng Kiên Lao gò bằng tay và tạo hình rất đẹp. Đã từng theo nghề hơn 30 năm, ông Thanh cũng là người nổi tiếng trong làng về làm sản phẩm này...

Nghề đúc đồng Ý Yên hội nhập và phát triển

Ở Nam Định, đúc đồng là một trong những nghề truyền thống nổi tiếng cả nước. Ngoài Xuân Trường, Ý Yên cũng là địa phương nổi tiếng với nghề đúc đồng. Nhưng sản phẩm đúc đồng của Ý Yên có lẽ được nâng lên tầm cao hơn với số lượng cung cấp cho thị trường lớn hơn. Công việc của những người thợ đúc đồng ở Ý Yên nhiều liên tục trong năm ko bất kể mùa nào, do...

Thúc đẩy vai trò hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Thời gian qua, cùng với các doanh nghiệp, công ty tư nhân, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN), các tổ chức KH và CN công lập đã bắt kịp xu hướng và hoạt động tích cực chuyển giao công nghệ. Qua đó, bước đầu đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm của Trung tâm Ứng dụng, Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công...

Mới nhất

Nhóm học sinh làm bộ trò chơi về lịch sử Việt Nam

Tận dụng sức hút của board game, nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình, TP.HCM) đã tạo ra bộ trò chơi ‘Hồn thiêng đất Việt’. ...

Phẫu thuật thành công ca bệnh u màng não hiếm gặp ở trẻ em

Bệnh nhi 5 tuổi mắc u màng não hiếm gặp, đã được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận phẫu thuật cắt bỏ thành công. ...

Bộ GDĐT đề nghị UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông

Ngày 11/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo đối...

Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá

(MPI) - Ngày 10/02/2025, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã diễn ra Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và...

Xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch

(MPI) - Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật số 57/2024/QH15 ngày 29/11/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Căn cứ quy định tại Luật Ban hành văn bản quy...

Mới nhất