Trang chủDestinationsLâm ĐồngNhà thơ Hoài Vũ thì thầm với thương yêu

Nhà thơ Hoài Vũ thì thầm với thương yêu


(LĐ online) – Ngày 1/7, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh kết hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức chương trình “Thơ Hoài Vũ – Thì thầm với dòng sông” nhân dịp ra mắt tác phẩm tuyển chọn thơ – bài hát Thì thầm với dòng sông. 





Nhà thơ Hoài Vũ ký tặng sách cho học sinh
Nhà thơ Hoài Vũ ký tặng sách cho học sinh

Không chỉ là một ra mắt sách thông thường, chương trình có ý nghĩa vinh danh những đóng góp to lớn của nhà thơ Hoài Vũ với đất và người Nam Bộ nói riêng, thơ ca Việt Nam nói chung. Trong không khí ấm cúng của chương trình, mọi người bất ngờ và xúc động khi biết đây là ra mắt sách đầu tiên trong gần 90 năm cuộc đời của ông.

NHÀ THƠ ĐẶT TÊN NHỮNG DÒNG SÔNG NAM BỘ VÀO LÒNG NGƯỜI

Thì thầm với dòng sông là tập sách gom lại một số bài thơ đầy ắp kỷ niệm và một số nhạc phẩm được các nhạc sĩ tài hoa phổ thơ của tác giả Hoài Vũ. Trong đó nhiều sáng tác như Vàm Cỏ Đông, Anh ở đầu sông em cuối sông, Đi trong hương tràm, Thì thầm với dòng sông, Hoàng hôn lặng lẽ (Tựa bài thơ được phổ nhạc bài hát Chia tay hoàng hôn)… của ông đã được các nhạc sĩ Trương Quang Lục, Thuận Yến, Phan Huỳnh Điểu… phổ nhạc, chắp cánh cho những vẫn thơ bay xa, có sức sống bền bỉ đi cùng năm tháng. 

Thì thầm với dòng sông chính là tiếng lòng ngọt ngào, tình cảm của ông với người dân, bà con, những người thân yêu từng kề vai sát cánh, với vùng đất đã đi qua, với từng bụi mía, hạt gạo,… Những bài thơ, câu thơ được viết sau những cuộc chiến đấu gian nan, bên máu và nước mắt với những kỷ niệm không thể nào quên suốt cuộc đời cầm súng, cầm bút của nhà thơ Hoài Vũ.

Khi bài thơ Vàm Cỏ Đông của Hoài Vũ được nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ nhạc, con sông Vàm Cỏ Đông của miền Đông Nam Bộ trở nên nổi tiếng với nhân dân cả nước. Những người tham gia kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường tỉnh Long An có lẽ không ai là không biết và yêu thích bài thơ Vàm Cỏ Đông. Từ bài thơ đó mà yêu mến nhà thơ Hoài Vũ – người nói hộ tấm lòng của những người con sống, chiến đấu bên sông Vàm Cỏ. “Vàm Cỏ Đông đây ta quyết giữ/ Từng mái nhà nép dưới rặng dừa/ Từng thửa ruộng ngời lên màu mỡ/ Từng mối tình hò hẹn sớm trưa” – Điệp khúc đầy khí thế nhưng cũng rất nồng nàn ấy có lẽ là liều vitamin cho tâm hồn có sức lan tỏa, thúc giục mạnh mẽ tinh thần những người cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương bên sông Vàm Cỏ, nơi chiến trường ác liệt vẫn ăm ắp tình đồng đội, tình người lúc bấy giờ.

Có nhiều giai thoại có thật quanh bài thơ – bài hát Vàm Cỏ Đông. Khi những cánh thư từ chiến trường miền Nam gửi ra miền Bắc, cậu lính trẻ viết rằng, con đang chiến đấu ở nơi mà bố mẹ nghe trên đài tiếng nói Việt Nam bài hát Vàm Cỏ Đông. Cũng có những người mẹ, người chị có con, em ngã xuống trên chiến trường miền Nam, bên dòng song Vàm Cỏ, nghe Vàm Cỏ Đông để được vơi chút những nỗi niềm trong lòng mình. 





Khán giả và nhà thơ cùng hát vang ca khúc Vàm Cỏ Đông
Khán giả và nhà thơ cùng hát vang ca khúc Vàm Cỏ Đông

Nhà thơ Vũ Ân Thy từng chia sẻ, chuyện kể rằng, trong một buổi sinh hoạt văn nghệ, khi nghe nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung hát bài Anh ở đầu sông em cuối sông, nhà thơ Lưu Trọng Lư lấy khăn lau nước mắt. Rồi ông thầm đọc: “Ôi bát ngát chân trời miền Hạ/ Tím tình yêu tím cả ước mong/ Gió nhớ thương ai mà lay bờ lá/ Để bìm bịp kêu con nước lớn ròng”… Nhà thơ Lưu Trọng Lư yêu lời thơ Hoài Vũ vì nơi này có đứa con thân yêu của ông đã hy sinh.

Giản dị thế thôi, đó là cách Hoài Vũ đã đi vào lòng người yêu thơ ca – yêu những chân thành có thật nhưng thật đằm sâu khi những lời thơ được viết sau những trải nghiệm bằng máu và nước mắt. Thơ Hoài Vũ cũng như con người, lấy cảm xúc chân thành làm thế mạnh. Con người ông hiền lành, ấm áp từ ánh mắt, nụ cười, tính cách,… thơ ông cũng vậy. Và điều ấy lí giải vì sao đọc thơ Hoài Vũ, càng đọc càng ngấm, nồng say. 

NHỮNG BẤT NGỜ VỀ NHÀ THƠ HOÀI VŨ

Nhà thơ Hoài Vũ chia sẻ, suốt 60 năm cầm bút của mình, đây lần đầu tiên trong đời ông có một buổi ra mắt sách. Chia sẻ của ông khiến nhiều người lặng đi vì xúc động: “Trong những năm tháng còn lại của cuộc đời, chắc chắn tôi không thể quên được buổi sáng hôm nay. Buổi sáng đẹp trời, đẹp lòng người và tình người, ngọt ngào và hạnh phúc không dễ gì có đối với người cầm bút. Đây là món quà vô giá sẽ tiếp sức cho tôi tiếp tục đi tới trên con đường sáng tạo nghệ thuật và cũng nhắc tôi sống sao cho xứng đáng với tình yêu thương, sự tin cậy của mọi người”.

Đọc thơ Hoài Vũ thấy rất rõ tấm lòng người Nam Bộ, thấy rõ chất Nam Bộ trong từng câu thơ giàu tính nhạc, hiền lành, cởi mở. Nhiều người vẫn tưởng ông là nhà thơ Nam Bộ “thứ thiệt” và bất ngờ khi biết ông sinh ra và lớn lên ở miền Trung, vùng đất Quảng Ngãi anh hùng. Nhà thơ trải lòng: “Tôi tham gia cách mạng khi mới 11 tuổi, vào thiếu sinh quân, phục vụ Phòng Quân nhu, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, rồi tập kết ra Bắc. Tôi được bổ sung vào lực lượng làm đường sắt Hà Nội, Lào Cai, nhà máy chè Phú Thọ, thanh niên xung phong, cuốc đất, đắp đường, làm công trình thuỷ nông… Nhưng ngọn lửa tự học đốt cháy tôi. Vừa lao động, tôi vừa học văn hoá, vừa làm vừa học, mê học ngoại ngữ tiếng Trung… Năm 1962, tôi được tuyển vào khoa báo chí Tuyên giáo Trung ương. Học hết khoá, tôi được tăng cường cho báo chí miền Nam. Giữa năm 1963, tôi được tập trung tập luyện để vượt Trường Sơn vào Nam. Đoàn chúng tôi có Hồng Sến, Kim Chi, Mai Lộc, Trần Đình Vân (Thái Duy), Thanh Hương… Gần 4 tháng trời ròng rã, vượt bao hiểm nguy, gian khổ, những cơn sốt rét ác tính… cuối năm 1964, tôi về đến căn cứ Trung ương Cục miền Nam…”.




Nhà thơ Hoài Vũ tên thật là Nguyễn Đình Vọng, sinh ngày 25/8/1935 tại xã Đức Long, Hữu Đức, Quảng Ngãi, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông tham gia hoạt động văn học ở miền Nam trong những năm kháng chiến với các chức vụ: Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Ðịnh, ủy viên thường trực Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam, Tổng Biên tập báo Văn nghệ giải phóng (Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam).


 


Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, ông lần lượt giữ cương vị: Ủy viên Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), Phó Giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới (Hội Nhà văn Việt Nam), ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh), Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng…




Nhà thơ Hoài Vũ viết cả thơ và văn xuôi, lẫn dịch thuật, với các tác phẩm: Vàm Cỏ Ðông; Anh ở đầu sông em cuối sông (1989); Ði trong hương tràm; Hoàng hôn lặng lẽ, Lời thì thầm của dòng sông… Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như bài hát: Vàm Cỏ Đông, Chia tay hoàng hôn. Đi trong hương tràm…


 


Ông là tác giả các tập truyện: Tiếng sáo trúc; Rừng dừa xào xạc (1977); Quê chồng (1978); Bông sứ trắng (1980); Bên sông Vàm Cỏ (1980); Vườn ổi (1982); Gái thời chiến (2020)… Và một số tác phẩm dịch thuật như Loạn luân; Người đàn bà bất hạnh; Nữ điền chủ cuối cùng; Hồn ma; A-sư-ma bé bỏng; Đèn lồng đỏ treo cao, Hoa trong tuyết…

Ông là một trong những văn nghệ sĩ có mặt xuyên suốt chiến trường chống Mỹ trong thời điểm gian khổ và ác liệt nhất nơi miền Đông máu lửa. Những con chữ được vết sau những lần thoát chết trong gang tấc vì mưa bom, phải đổi bằng máu, bằng trải nghiệm chiến trường của chính bản thân ông và đồng đội, được thấm từ tình đất lành, tình đồng bào đã hết lòng cưu mang, che chở. Nhiều đồng đội của ông đã ngã xuống như: Lê Anh Xuân (1940 – 1968), Trần Hữu Trang (1906 – 1966), Nguyễn Thi (1928 – 1968), Lê Vĩnh Hòa (1933 – 1967)… Nhà văn Trầm Hương – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh nhận xét: “Không chỉ có thơ, ngòi bút chiến sĩ của Hoài Vũ còn có những bút ký nóng hổi hơi thở chiến trường. Ít người biết thi phẩm “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân bắt đầu từ bài ký Tân Sơn Nhứt của ông đăng trên báo Văn nghệ Giải phóng”.

“Thơ Hoài Vũ dù viết ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng đằm thắm, cháy bỏng, thắm đượm tình yêu thiên nhiên và con người. Thơ ông thấm đẫm nỗi đau mất mát hy sinh nhưng không chất chứa hận thù mà vượt qua bóng tối của sự ích kỷ, tham lam… hướng tới tự do, bao dung, nhân ái. Những câu thơ dung dị, mộc mạc nhưng có sức lay động bao thế hệ. Đó là sự khác biệt tạo nên tầm quan trọng của Hoài Vũ trong nền thi ca Việt Nam”, ông Phan Hoàng nói.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng, có thể đứng lùi xa hơn để nhìn toàn cảnh cuộc chiến tranh ở vùng đất đầy khốc liệt, bi thương nhưng rất anh hùng qua những câu thơ của Hoài Vũ. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam bày tỏ sự yêu kính, biết ơn sâu sắc vì những cống hiến thông qua các sáng tác của Hoài Vũ với nền văn học nước nhà. Ông cũng kỳ vọng nhà thơ Hoài Vũ sẽ tiếp tục sáng tác, mang đến tình yêu, lẽ sống,… để người đọc thấy cần bước tiếp trên con đường không ít bất trắc ở thời hòa bình.

Dù có nhiều tác phẩm đi vào lòng người, nhà thơ Hoài Vũ vẫn chưa được những giải thưởng lớn gọi tên. PGS.TS, nhà thơ Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long tự nhận mình là “hậu bối”, cũng cầm bút, cũng từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cũng bày tỏ sự yêu mến sâu sắc của mình với thơ của nhà thơ đàn anh và kỳ vọng nhà thơ Hoài Vũ sẽ sớm được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh với những đóng góp của mình. 

Nhà thơ Phan Hoàng, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ, nhìn lại nền văn học Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, từ khi đất nước còn chìm trong lửa đạn chiến tranh, Hoài Vũ có một vị thế riêng biệt, đặc biệt là trong thi ca. Tay súng, tay bút ông luôn bám sát chiến trường Nam Bộ, kịp thời cho ra đời những bài thơ, truyện ngắn, bút ký nóng hổi, thơm hơi thở cuộc sống. Những trang viết của Hoài Vũ luôn đầy ắp cảm xúc, thấm đẫm tinh thần yêu nước và nhân văn với một diễn ngôn giản dị mà cuốn hút, dễ đi vào lòng người và neo lại bền lâu.

Dù có nhiều tác phẩm có sức sống hơn nửa thế kỷ, sức sống thơ Hoài Vũ vẫn bền bỉ, cuốn hút với thế hệ trẻ hiện nay. Nhà văn 9X – Võ Chí Nhất kể: “Từ hồi còn nhỏ tôi đã được xem, được nghe những bài hát như Vàm Cỏ Đông, Anh ở đầu sông em cuối sông nhưng chưa có dịp được gặp tác giả. Hôm nay được tham dự chương trình, tôi rất xúc động và vô cùng ngưỡng mộ.  Xúc động vì được gặp nhân vật rất nổi tiếng và có nhiều cống hiến cho nghệ thuật như ông. Sáng nay, khi ca sĩ cất tiếng hát hai câu đầu của bài Anh ở đầu sông em cuối sông, tôi có ngó qua nhìn nhà thơ Hoài Vũ. Tôi thấy ông cười hiền, vẻ hài lòng và ngay lúc đó tôi nghĩ rằng, khi mình bước vào tuổi của nhà thơ thì mình có được những tác phẩm lay động biết bao nhiêu thế hệ người đọc – người nghe được như vậy không? Và tôi nhủ lòng rằng mình càng phải cố gắng hơn nữa trên con đường nghệ thuật còn đằng đẵng ở phía trước”.





Source link

Cùng chủ đề

Su-57E là tâm điểm tại Aero India

Bản tin quân sự 11/2: Su-57E là tâm điểm tại Aero India, khi dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga nhận được sự quán tâm từ phía Ấn Độ. Su-57E là điểm nhấn tại Triển lãm quốc tế Aero India; Morroco lựa chọn lựu pháo Israel thay thế cho sản phẩm của Pháp là những nội dung của bản tin quân sự thế giới hôm nay. Su-57E là điểm...

Cơ sở hạ tầng khí đốt bị tấn công, Ukraine hạn chế sử dụng điện

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết, Kiev ngày 11/2 đã áp đặt các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế cung cấp điện sau khi Nga triển khai nhiều cuộc tấn công ngay trong đêm và sáng sớm nhằm vào cơ sở hạ tầng khí đốt của quốc gia Đông Âu.

Vào mùa ‘đếm lá thu tiền’, nông dân thu tiền triệu mỗi ngày

TPO - Sau Tết, đặc biệt là dịp Rằm tháng Giêng, người trồng trầu không tại Nghệ An tất bật hái lá để phục vụ nhu cầu thờ cúng của người dân, thu tiền triệu mỗi ngày. 11/02/2025 | 13:32 TPO - Sau Tết, đặc biệt...

Nam shipper bị hành hung: Gia cảnh khó khăn, 2 vợ chồng mới đến Hà Nội làm thuê

Chị Nguyễn Thị L. (vợ của nam shipper bị hành hung) cho biết, do có gia cảnh khó khăn nên hai vợ chồng mới đến Hà Nội để làm thuê được hơn 1 năm thì xảy ra vụ việc chồng bị hành hung. Chiều 11/2, bên hành lang bệnh viện, chị Nguyễn Thị L. (vợ của nam shipper bị hành hung) cho biết, bản thân rất lo lắng cho sức khỏe của chồng. Chị L. chia sẻ, hai vợ chồng chị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản độc đáo của Việt Nam

Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và thành phố Ninh Bình. Đây là một khu vực rộng lớn với tổng diện tích khoảng 10.000 ha. Trong đó có ba khu vực chính được coi là vùng lõi của di sản, đó là: Khu sinh thái Tràng An, cố đô Hoa Lư và Tam Cốc Bích Động... Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư,...

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vào Top 25 công viên quốc gia thế giới

(LĐ online) - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) được du khách toàn thế giới bình chọn và đứng thứ 15 trong Top 25 công viên quốc gia tốt nhất thế giới. Động Phong Nha   Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003 và được UNESCO công nhận lần...

Đức Trọng: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP đạt sao đợt I năm 2024

(LĐ online) - Chiều 2/12, UBND huyện Đức Trọng tổ chức trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp huyện đạt sao đợt 1 năm 2024. Ông Nguyễn Mậu Thế - Phó Chủ tịch UBND huyện và ông Hồ Hữu Hiếu - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn trao chứng nhận cho các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận  Cụ thể, có 2 sản phẩm: Rau, củ, quả sấy giòn và cà chua Cherry sấy của...

Khai mạc Trưng bày, triển lãm và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

(LĐ online) - Là một trong 10 chương trình chính của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, tối 24/12 tại Công viên Trần Quốc Toản, chương trình Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP đã long trọng khai mạc. Cắt băng khai mạc trưng bày Tham dự có ông Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Trung Kiên – Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và...

Chủ thể OCOP đẩy mạnh sản xuất phục vụ thị trường Tết

Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết. Công ty TNHH Mắc Ca Mai Thao sản xuất bánh dinh dưỡng kết hợp từ các loại hạt phục vụ...

Bài đọc nhiều

Sản lượng khoảng 1.000 tấn cá nước lạnh mỗi năm

Ngành chức năng Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh hiện nay có trên 1.956 ha đất nuôi trồng thủy sản; diện tích sông, suối và mặt nước chuyên dùng có nuôi thủy sản là 11.887,52 ha.  Việc nuôi trồng thủy sản tại Lâm Đồng hiện nay chủ yếu tận dụng mặt nước lòng hồ thủy điện, sông, suối. Ngoài ra còn có một số diện tích đất nông nghiệp tại địa bàn Lạc Dương, Đam Rông - nơi có...

Tuổi trẻ Đạ M’rông chung tay xây dựng nông thôn mới

Với phương châm “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, những năm qua, bằng những công trình, phần việc cụ thể, cùng với sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tuổi trẻ xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông đã có nhiều đóng góp thiết thực vào Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) và các hoạt động tình nguyện trên địa bàn. Đồng hành cùng với thanh niên, Đoàn xã đã thành lập Tổ hợp...

Đua ngựa không yên – Báo Lâm Đồng điện tử

Giấy phép số 172/GP-BTTTT cấp ngày 04 tháng 5 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tổng Biên tập: Hồ Thị Lan. Địa chỉ tòa soạn: 38 Quang Trung, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Điện thoại: (0263) 3822473; (0263) 3810443 - Fax: (0263) 3827608. Văn phòng tại Bảo Lộc: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; Điện thoại: (0263) 3720550 - Fax: (0263) 3720560 (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id))...

Khảo sát các sản phẩm du lịch, dịch vụ tại Lạc Dương

(LĐ online) - Ngày 13/4, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức đoàn khảo sát các sản phẩm du lịch, dịch vụ tại huyện Lạc Dương nhằm phục vụ Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng.  Thành viên đoàn khảo sát thử nghiệm môn bóng gỗ (môn thể thao truyền thống của Nhật Bản) tại Khu phức hợp Ma Rừng Lữ Quán 2 Tham dự chuyến khảo sát có đại diện các doanh...

Nhiều sản phẩm du lịch độc lạ, phục Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng ở Lâm Hà, Đam Rông

(LĐ online) - Tiếp tục chương trình khảo sát các sản phẩm du lịch, dịch vụ phục vụ Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng năm 2023, trong ngày 14/4, đoàn công tác do Sở Văn hoá - Thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức, gồm đại diện các doanh nghiệp du lịch, lữ hành và phóng viên các cơ quan truyền thông đã đến huyện Đam Rông và huyện Lâm Hà ghi nhận những...

Cùng chuyên mục

Vang vọng Langbiang

Langbiang là một trong những biểu tượng du lịch nổi tiếng của Đà Lạt, với vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi cao chọc trời và không khí trong lành mát mẻ. Nơi đây không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn gắn liền với nhiều truyền thuyết và câu chuyện tình yêu lãng mạn.

Kết hợp truyền thống và hiện đại trong đám cưới người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng

Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong đời người, và với người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng cũng vậy. Để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, nhiều đám cưới của người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng ngày nay đã có những sự kết hợp độc đáo và thú vị.

Trình diễn văn hóa cồng chiêng tại Đồi Mơ – Đà Lạt

Không chỉ biểu diễn Cồng chiêng phục vụ khách du lịch tại buôn làng mà người dân Cờ-ho còn biểu diễn tại đồi Mộng Mơ tại Đà Lạt. Hàng ngày nhóm nghệ nhân Cờ-ho Lạnh đến đây biểu diễn với khát vọng không chỉ gói gọn trong cộng đồng người Cờ Ho dưới chân núi Lang Biang mà họ còn muốn đưa không gian văn hóa này đến với du khách trong nước và ngoài nước. Sử dụng cồng chiêng...

Tân binh Luton Town và những điều độc đáo tại Ngoại hạng Anh năm nay

Ngoại hạng Anh mùa bóng 2023/2024 đã bắt đầu từ 11/8/2023 vừa rồi và kéo dài đến 19/5/2024 với 17 đội từng chơi tại ngoại hạng mùa trước và 3 tân binh mới lên hạng, trong đó có Luton Town khá độc đáo. Keniworth Road, sân nhà của đội Luton Town - sân bóng nhỏ nhất và lâu đời nhất với 120 năm tuổi tại giải ngoại hạng hiện nay • TỪ “KHÔNG HẠNG” LÊN NGOẠI HẠNG 17 đội bóng chơi...

Là con suốt đời – Báo Lâm Đồng điện tử

Minh họa: Phan Nhân Tiếng trống tập những ngày này bắt đầu giòn giã hơn, đám trẻ đương lội ngoài đồng chợt ngẩng người đứng nghe rồi xì xào háo hức: - Dãy là sắp tựu trường lại rồi đó bây, tao mong đi học quá, nhớ lớp lắm rồi. - Mày nên nghĩ tới cái đống bài tập cuối ngày đi là vừa. Ôi, còn đâu những ngày rong chơi. Duy chỉ có thằng Quốc là lặng thinh, nó cẩn thận...

Mới nhất

Tôn vinh công đức, phát huy văn hóa truyền thống

(CLO) Ngày 11/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích Quốc gia đặc biệt khu lăng mộ Vua Mai Hắc Đế, thị trấn Nam Đàn, Đảng bộ,...

Giải mã hiện tượng nô nức hành hương núi Bà Đen, Tây Ninh đầu năm mới

Những ngày đầu năm, các ngả đường dẫn về núi Bà Đen, Tây Ninh đông nghịt người từ khắp các tỉnh thành. Dưới chân núi, hàng trăm nghìn người dân đã “cắm trại” để sẵn sàng cho một mùa hành hương lớn nhất trong năm tại ngọn núi linh thiêng. Biểu tượng tín ngưỡng của người dân Nam bộ  Với đa...

Tập trung thực hiện và hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế

(MPI) - Tại Nghị quyết số 27/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, thực hiện đồng bộ, quyết...

Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang

(MPI) – Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang. Theo Quyết định, Khu công nghiệp Đồng Phúc có...

Đà Nẵng: Thị trường du lịch MICE sôi động ngay từ đầu năm

DNVN - Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng cho biết, ngay sau Tết Ất Tỵ 2025, thị trường khách MICE (du lịch công vụ) của TP đã rất sôi động với nhiều...

Mới nhất