Trang chủDestinationsThanh HóaĐồn Biên phòng Quang Chiểu “3 bám, 4 cùng” với Nhân dân...

Đồn Biên phòng Quang Chiểu “3 bám, 4 cùng” với Nhân dân miền biên viễn


Chỉ thị số 681-CT/ĐU ngày 8-10-2018 của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Việt Nam về việc “Phân công đảng viên đồn biên phòng phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới” không chỉ giúp lực lượng biên phòng nắm chắc hơn tình hình Nhân dân trên địa bàn mà qua đó còn góp phần giúp cho người dân có thêm cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Tại Đồn Biên phòng Quang Chiểu (Mường Lát), từ khi triển khai Chỉ thị 681 đến nay, các đảng viên được giao phụ trách các hộ gia đình đã luôn trách nhiệm, hết lòng với Nhân dân, từ đó tạo được sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân trên địa bàn đơn vị đứng chân.

Đồn Biên phòng Quang Chiểu “3 bám, 4 cùng” với Nhân dân miền biên viễnThiếu tá Nguyễn Văn Thảo, Đồn Biên phòng Quang Chiểu (Mường Lát) trao sổ tiết kiệm cho cháu mồ côi trên địa bàn xã Mường Chanh.

Không quản ngày hay đêm, những người lính biên phòng Đồn Biên phòng Quang Chiểu luôn chú trọng “3 bám, 4 cùng” (3 bám: bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương, chính sách; 4 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào) với đồng bào các dân tộc thiểu số, tích cực hỗ trợ người dân phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng luôn bám dân, gần dân. Bất kể lúc khó khăn, lúc vui hay buồn, các cán bộ, chiến sĩ đều có mặt kịp thời để động viên, chia sẻ với Nhân dân. Trong đó, các đồng chí đảng viên phụ trách hộ gia đình có vai trò hết sức quan trọng khi trở thành “cầu nối” gắn kết giữa đơn vị với Nhân dân và cấp ủy vùng biên giới.

Theo chân Thiếu tá Nguyễn Văn Thảo, nhân viên đội phòng, chống ma túy và tội phạm Đồn Biên phòng Quang Chiểu xuống bản Chai – nơi anh được phân công sinh hoạt Đảng, phụ trách, giúp đỡ các hộ. Vừa đi, anh Thảo vừa kể cho chúng tôi về phương châm “3 bám, 4 cùng” của anh trong thời gian qua. Từ năm 2015, anh được đơn vị phân công phụ trách 6 hộ gia đình tại bản Chai, cũng kể từ đó đến nay, ngoài thời gian thực hiện nhiệm vụ, anh lại tranh thủ xuống địa bàn để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, từ đó có hướng hỗ trợ, giúp đỡ bà con. Nhờ gắn bó, gần gũi với người dân, anh đã hiểu hơn về cách nghĩ, lối sống của họ để rồi tham mưu cho địa phương cùng chỉ huy đơn vị các biện pháp tuyên truyền, vận động dân bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để có thu nhập cao hơn. Bản Chai có 192 hộ, hơn 800 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái. Trước đây, bà con sống dựa vào rừng, vào nương rẫy, sản xuất manh mún, tự cung, tự cấp là chính, thì đến nay người dân đã biết chăn nuôi tập trung, trồng cây có giá trị kinh tế cao, như: cây gai xanh, cây bí đỏ, trồng cam… để bán, xuất khẩu. “Được phân công phụ trách 6 hộ gia đình ở bản Chai, qua nắm bắt, tôi thấy có 3 cháu có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi nên đã đứng ra nhận đỡ đầu cho các cháu, và kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ bằng tiền mặt là 5 triệu đồng/cháu/năm. Ngoài ra, gia đình bà Vi Thị Dè, có con đường lên nhà đang còn đường đất, mùa mưa đi lại rất khó khăn, trơn trượt, tôi đã trích 3 triệu đồng từ tiền lương của mình mua xi măng, cát đá và vận động đoàn thanh niên của đồn, của bản tham gia giúp ngày công đổ bê tông với chiều dài gần 20m. Tháng 6 năm 2022, bản Chai đã về đích nông thôn mới”- anh Thảo cho biết thêm.

Trao đổi với chúng tôi về triển khai thực hiện Chỉ thị số 681 của đơn vị, Thiếu tá Nguyễn Quang Huy, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Quang Chiểu, cho biết: Đồn được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ trên địa bàn 2 xã Quang Chiểu và Mường Chanh với 22 bản, 2.022 hộ/9.409 nhân khẩu sinh sống. Thời gian qua, đồn đã phân công 32 đồng chí đảng viên phụ trách 128 hộ gia đình; 2 đồng chí tham gia làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Quang Chiểu và Mường Chanh. Các đảng viên phụ trách địa bàn đã tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có giải pháp, quan tâm, tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, như: hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, xây dựng, sửa chữa nhà cửa… Đơn cử như, cuối năm 2022, đơn vị đã kết nối các nhóm từ thiện trao tặng 1.000 cây trám đen cho 20 hộ trồng trên đồi núi trọc ở địa bàn hai xã với tổng kinh phí hơn 40 triệu đồng; trao tặng 256 suất quà cho các hộ gia đình với tổng trị giá 76,8 triệu đồng.

Bằng những việc làm thiết thực, các đảng viên phụ trách hộ gia đình đã làm thay đổi cuộc sống cũng như ý thức của người dân, đặc biệt trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Qua đó, từng bước khẳng định vai trò, vị trí và mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa bộ đội biên phòng và Nhân dân khu vực biên giới, góp phần quan trọng trong xây dựng thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc nơi miền biên viễn của tỉnh.

Bài và ảnh: Tiến Đạt



Nguồn

Cùng chủ đề

Xuân ấm miền biên viễn

Khi hoa đào chớm nở, cũng là lúc đồng bào miền biên viễn Mường Lát hoà trong lời ca, tiếng khèn. Năm nay cây sắn được mùa, nguồn thu từ việc xuất khẩu lao động mang về cho địa phương này hàng trăm tỷ đồng, giúp bà con tươi vui, phấn khởi, sẵn sàng chào đón một năm mới với niềm tin thắng lợi. ...

Hàng nghìn giáo viên vùng cao Thanh Hóa có tiền thưởng dịp Tết

Theo đó, các giáo viên vui mừng, phấn khởi khi vừa được nhận tiền thưởng vào dịp Tết, với số tiền lớn theo nghị định 73 của Chính phủ. "Năm nay, thực hiện nghị định 73, cán bộ, giáo viên nhà trường có tiền...

Những thay đổi tích cực trong đồng bào dân tộc thiểu số,

Nhờ thực hiện kịp thời, đồng bộ các chính sách dân tộc, những năm qua, đời sống kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã có những thay đổi tích cực. Trong đó, huyện đã đẩy mạnh thực hiện Dự án 1, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất trong đồng bào DTTS. ...

Sùng A Hồng vượt cổng trời Mường Lát vào đại học ngành tiếng Anh

Sáng hôm sau, khi mặt trời chưa ló qua đầu núi, mây mù còn bao phủ hàng chục nóc nhà thấp của đồng bào dân tộc Mông ở bản Khằm 1, Sùng A Hồng xách bao gạo, túi măng và tư trang trèo lên phía cổng...

Thanh Hóa xem xét việc hỗ trợ học phí cho học sinh vùng bão lũ

TPO - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có ý kiến chỉ đạo ngành chức năng xem xét việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, đơn vị liên quan nghiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Bài đọc nhiều

Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24 và Kết luận số 31 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng...

Chiều 16-6, Đảng ủy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Kết luận số 31-KL/TW ngày 16-4-2018 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam. Đồng chí Đại tá Lê Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chủ trì hội nghị. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí...

Mùa nắng nóng, 3 nhóm đối tượng này cần nhanh chóng giải độc gan

Vào mùa hè, tình trạng nóng gan gây mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt, chán ăn, mệt mỏi... trở thành nỗi lo của nhiều người. Vì vậy, việc thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan trong thời điểm này là rất cần thiết, đặc biệt là với 3 nhóm đối tượng sau đây.Nam giới hay uống bia Trong thời tiết nắng nóng, oi bức của mùa hè, bia trở thành thức uống giải khát được nhiều đấng mày...

Người dân xã Tân Phúc mong mỏi đập tràn vượt suối Đàn

Từ nhiều năm nay, hơn 200 học sinh tiểu học và THCS ở các thôn: Tân Bình, Tân Lập, Tân Thủy, xã Tân Phúc (Lang Chánh) phải vượt qua con suối Đàn để đến trường. Vào ngày nắng, đường khô ráo thì việc đi lại đỡ vất vả. Nhưng vào những ngày mưa, suối chảy xiết thì các em không thể vượt suối đến trường. Một số phụ huynh có điều kiện phương tiện, để đưa con em...

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh viếng các anh hùng liệt sĩ hi sinh tại chiến trường Điện Biên Phủ

Trong không khí trang nghiêm, xúc động, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh và các thành viên trong đoàn bày tỏ lòng biết ơn những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.Đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy thành kính chỉnh trang vòng hoa viếng các anh...

Vì sao doanh nghiệp trong tỉnh chưa xây dựng được mã số vùng trồng

Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Việc xây dựng, thiết lập được MSVT sẽ là “hộ chiếu” để nông sản xuất khẩu theo con đường chính ngạch. Đối với doanh nghiệp, việc “sở hữu” được MSVT có thể trực tiếp xuất khẩu nông sản sang...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) bổ sung nội dung liên quan đến hoạt động báo chí trên không gian mạng

(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến đóng góp các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước… vào dự thảo Luật Báo chí (sửa...

Trump nói Ukraine sẽ tham gia đàm phán với Nga trước sức ép từ Kiev và EU

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm cho biết Ukraine sẽ tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Nga, sau khi Kiev và Liên minh châu Âu tuyên...

Đảm bảo lễ hội Xuân diễn ra an toàn, văn minh

Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thường diễn ra vào dịp đầu Xuân, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức phục vụ nhân dân vui Xuân,...

Sôi động thị trường quà tặng ngày lễ Valentine

Hàng năm, cứ đến ngày lễ Tình nhân (Valentine) 14/2, thị trường quà tặng lại trở nên sôi động và phong phú. ...

Mới nhất