Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốDiễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023 giới thiệu...

Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023 giới thiệu nhiều giải pháp, xu hướng mới


Ngày 29/6, tại Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đã phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023.

Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023 giới thiệu nhiều giải pháp, xu hướng mới
Toàn cảnh Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023. (Ảnh: Quang Hiếu)

Diễn đàn được tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam; hỗ trợ các chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng và môi trường chia sẻ kiến thức, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm giải pháp công nghệ hiệu quả nhằm tăng cường hiệu suất sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường.

Diễn đàn đặt mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến, đồng thời thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các tổ chức trong và ngoài nước, nhằm đóng góp vào tăng cường năng lực nghiên cứu và đảm bảo phát triển bền vững trong lĩnh vực năng lượng và môi trường.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Phát triển công nghệ năng lượng tiên tiến gắn liền với bảo vệ môi trường đang là xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hướng tới xây dựng một nền kinh tế “xanh” và hiện đại.

Việc phát triển các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo, song hành với các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu nguồn năng lượng, qua đó góp phần từng bước giải quyết bài toán nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng của Việt Nam; giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng, phân tán rủi ro, tăng cường và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích sự phát triển của năng lượng và môi trường tại Việt Nam. Năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2117/QĐ-TTg về Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó 1 trong 4 lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ là năng lượng và môi trường.

Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định số 2117/QĐ-TTg và các quy định khác của pháp luật liên quan để định hướng, ưu tiên bố trí nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ năng lượng và môi trường.

Diễn đàn được chia làm 2 phiên: Phiên tham luận và Phiên tọa đàm. Tại Phiên tham luận, đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có bài trình bày về các nội dung liên quan tới Xu hướng công nghệ mới và khuyến nghị về nghiên cứu, chuyển giao và làm chủ công nghệ Năng lượng và Môi trường.

Tại phiên tham luận, các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ năng lượng và môi trường trong và ngoài nước cũng đã giới thiệu các giải pháp như: Công nghệ trong sản xuất điện rác sinh khối, Hydro xanh và thu hồi carbon; công nghệ xử lý Solar panel; giải pháp kiểm soát vận hành rác thải thành năng lượng và xử lý nước thải được hỗ trợ bởi AI; giảm thiểu tác động của nguồn vRE đến lưới điện hiện nay; giải pháp chuyển đổi Biomass và rác thải thành năng lượng.

Theo đó, các chuyên gia đề xuất, Việt Nam cần hình thành và phát triển thị trường công nghệ năng lượng tái tạo, tạo sự bình đẳng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ năng lượng tái tạo.

Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023 giới thiệu nhiều giải pháp, xu hướng mới
Phiên Toạ đàm của Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023. (Ảnh: Vân Chi)

Tại phiên Tọa đàm, đại diện Cục Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), đại diện Vụ tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương), đại diện Sở Công Thương Hà Nội cũng như một số doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận xoay quanh chủ đề chính sách khoa học và công nghệ cho nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng, môi trường; chính sách phát triển năng lượng xanh, chuyển đổi năng lượng; định hướng đầu tư và phát triển năng lượng – môi trường của TP. Hà Nội…

Ông Nguyễn Đình Thắng – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đối với Hà Nội việc chuyển dịch năng lượng là ưu tiên hàng đầu vì liên quan đầu tiên đến cấp điện cho Thủ đô. Do đó, để bảo đảm việc cấp điện phải đưa ra một loạt tiêu chí, mục tiêu.

“Khi Trung ương có Nghị quyết 55 và liên quan đến các quy hoạch ngành, năng lượng, quy hoạch điện thì chúng tôi là cơ quan nhà nước cũng tham mưu cho Thành ủy, UBND Thành phố ban hành các kế hoạch, chương trình, đề án để triển khai ngay sau khi các chủ trương được ban hành” ông Thắng nói.

Cụ thể, về bảo đảm điện, TP.Hà Nội sử dụng năng lượng chiếm hơn 10% toàn quốc. Đồng thời, Thành phố cũng đang triển khai các dự án về điện rác như dự án điện rác Sóc Sơn, dự án rác thải Seraphin và hiện đang quy hoạch để có 2 nhà máy điện rác nữa ở phía Nam Thành phố, với mục tiêu xử lý hết lượng rác thải gần 8.000 tấn/ngày đêm cho toàn Hà Nội.

Bên cạnh đó, TP.Hà Nội cũng triển khai hàng loạt sự kiện, chương trình liên quan đến doanh nghiệp, người dân như chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, chương trình sử dụng năng lượng sạch hơn, chương trình hạn chế sử dụng túi nilon trong thương mại và tiêu dùng…

“Chúng tôi đã vận động các doanh nghiệp đi đầu trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sang sản xuất sạch hơn; đang lấy ý kiến đối với kế hoạch về kinh tế tuần hoàn trên toàn địa bàn Thành phố; cùng đó có kế hoạch triển khai việc sản xuất gắn với bảo đảm môi trường xanh, sạch”, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho hay.





Nguồn

Cùng chủ đề

10 xu hướng công nghệ trong năm 2025

6. Mạng 5GMạng 5G tiếp tục được triển khai trên toàn cầu, tạo ra một cơ sở hạ tầng kết nối nhanh và đáng tin cậy, có thể cung cấp tốc độ truyền tải và độ trễ thấp...

Cách AI nâng tầm trải nghiệm trong điều hòa

Theo dòng chảy của công nghệ, điều hòa không khí ngày càng thông minh để hiểu và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Trí...

LG ra mắt điều hòa tích hợp AI, tiết kiệm năng lượng chủ động

LG Electronics Việt Nam vừa ra mắt dải sản phẩm điều hòa LG DUALCOOLTM AI Air với cải tiến từ thiết kế đến công năng. Với khả năng “Hiểu thấu, mát sâu”, dải sản phẩm được tích hợp...

Google công bố top tìm kiếm nổi bật tại Việt Nam năm 2024

Danh sách Google Year In Search 2024 gồm 7 chủ đề tiêu biểu: “Xu hướng tìm kiếm chung nổi bật nhất”, “Công cụ AI”, “Phim”, “Du lịch”, “Concert”, “Kỹ năng” và “Cách làm”. Danh sách này phản ánh những xu hướng, thông tin mà người Việt quan tâm, tìm kiếm nhiều nhất trong năm qua. Thể thao được quan tâm đặc biệtNăm 2024, rất nhiều sự kiện thể thao quốc tế lớn đã diễn ra, thu hút sự chú...

Không giới hạn độ tuổi đến tham quan triển lãm Quốc phòng quốc tế năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 diễn ra từ 19-22/12 tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Đặc biệt sẽ có 1,5 ngày mở cửa miễn phí cho người dân không giới hạn độ tuổi đến tham quan. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Siêu tiêm kích Su-57, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tối tân của Nga

Cơ quan báo chí của tập đoàn nhà nước Rostec (Nga) đưa tin họ đang thúc đẩy xuất khẩu loại tiêm kích Su-57, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tối tân của Nga.

Nga thông qua dự luật đáp trả phương Tây về việc tịch thu tài sản của Moscow

Nga đang chuẩn bị mở rộng quyền đáp trả việc phương Tây tịch thu tài sản thông qua dự luật mới, cho phép nước này tịch thu các khoản tiền bị phong tỏa của các công ty và nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông sau ý tưởng tiếp quản Gaza

Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng Marco Rubio sẽ tới thăm Israel và các quốc gia Arab vào giữa tháng 2/2025.

Đức cân nhắc để Dòng chảy phương Bắc 2 “tái sinh”, vì không muốn phụ thuộc vào may rủi

Chính quyền Đức đang cân nhắc tái khởi động đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) để vận chuyển hydro xanh hoặc khí đốt tự nhiên từ Phần Lan.

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Bài đọc nhiều

IIJ góp phần nâng cấp giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt

Hợp tác với loạt “ông lớn” công nghệ thế giới Hiện nay, trên thị trường đang có nhiều giải pháp công nghệ có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam hoàn tất quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, công nghệ điện toán đám mây đang chứng minh khả năng vượt trội với rất nhiều lợi ích, đặc biệt là trong việc quản lý và bảo mật dữ liệu. Tại Việt Nam,  IIJ Global Solutions Vietnam, được thành lập vào...

Smartphone gập ba mang tên Galaxy G Fold của Samsung sẽ ra mắt vào 3/2025

Tại Galaxy Unpacked 2025, Samsung chỉ để lộ hình dáng thiết kế ấn tượng của smartphone gập ba Galaxy G Fold mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết khác.

Cùng chuyên mục

Siêu tiêm kích Su-57, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tối tân của Nga

Cơ quan báo chí của tập đoàn nhà nước Rostec (Nga) đưa tin họ đang thúc đẩy xuất khẩu loại tiêm kích Su-57, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tối tân của Nga.

Mới nhất

Cặp đôi chia sẻ cách du lịch Nhật với chi phí tiết kiệm, ở hạng sang

“Tầm 5-10 năm trước, một chuyến du lịch 2 người sang Nhật Bản dù rẻ cũng phải khoảng 30-40 triệu. Nhưng nếu biết cách, chỉ mất khoảng 15-20 triệu đã có thể ngủ nghỉ ở khách sạn hạng sang”, Lê Chiêu Đức - một TikToker người Việt ở Nhật chia sẻ. Du lịch Tokyo  theo trải nghiệm của một người...

Giảm 3.600 đầu mối, Bộ Tài chính sau hợp nhất là “mạch máu” của nền kinh tế

(NLĐO)- Nhấn mạnh Bộ Tài chính mới là bộ "cốt lõi" - "mạch máu" của nền kinh tế, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu "sắp...

Siêu tiêm kích Su-57, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tối tân của Nga

Cơ quan báo chí của tập đoàn nhà nước Rostec (Nga) đưa tin họ đang thúc đẩy xuất khẩu loại tiêm kích Su-57, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tối tân của Nga.

Nga thông qua dự luật đáp trả phương Tây về việc tịch thu tài sản của Moscow

Nga đang chuẩn bị mở rộng quyền đáp trả việc phương Tây tịch thu tài sản thông qua dự luật mới, cho phép nước này tịch thu các khoản tiền bị phong tỏa của các công ty và nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà Thuốc Việt Pháp 1

Mới đây Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam - ASEAN vừa công bố top 10...

Mới nhất

Nhà Thuốc Việt Pháp 1