Trang chủNewsNhân quyềnPhong tục cúng rừng của người Nùng Lào Cai

Phong tục cúng rừng của người Nùng Lào Cai


Cúng rừng – Sợi dây tâm linh của người Nùng

Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân năm mới, bà con dân tộc Nùng sinh sống tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai lại cùng nhau quây quần, tụ họp và tổ chức Lễ cúng rừng trên đỉnh Long Sơn. Nghi thức này mang đến thông điệp rừng là mẹ nuôi sống con người và con người phải biết giữ rừng và bảo vệ rừng… Người Nùng tổ chức cúng rừng ngoài cầu mong một năm mưa thuận, gió hoà còn là dịp để nâng cao ý thức cho cộng đồng vệ rừng mãi mãi xanh tươi, rừng sẽ che chở cho dân làng từ đời này sang đời khác.

cung-rung-1.jpg
Người Nùng Mường Khương làm Lễ cúng rừng ngoài cầu mong một năm mưa thuận, gió hoà thì đây còn là dịp giáo dục con cái bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.

Nghi Lễ cúng rừng thường được tổ chức vào ngày cuối tháng 1 âm lịch hằng năm. Đầu giờ sáng, thầy cúng, người giúp việc cho thầy cúng cùng đông đảo đồng bào dân tộc Nùng trên địa bàn thị trấn Mường Khương có mặt đông đủ để chuẩn bị chu đáo cho buổi Lễ cúng rừng trên núi Long Sơn. Cũng như mọi năm, để sẵn sàng cho Lễ cúng rừng, đồng bảo dân tộc Nùng chuẩn bị các vật như: 1 con gà trống, 1 con lợn đen bản địa, 1 vò rượu và cơm trắng. Sau khi lễ vật cúng rừng được chuẩn bị xong, thầy cúng sẽ tiến hành tuần tự các bài cúng.

Phần cúng Lễ được chia thành 2 phần. Phần tế sống, tức là các con vật sau khi được rửa mặt, rửa chân sạch sẽ, sẽ được cúng dâng cho thần rừng, mời thần về chứng dám. Phần thứ hai là cúng đồ chín, dâng lễ vật lên mời thần rừng về hiến hưởng. Khi thực hiện nghi thức cúng, thầy chủ tế sẽ gọi tên các lễ vật rồi mời thần rừng và sơn thần, thổ địa về dự và nhận các lễ vật mà dân làng đã chuẩn bị.

cung-rung-2.jpg
Người già trong thôn tham gia lễ cúng rừng để giáo dục con cháu giữ gìn và bảo vệ rừng.

Khi kết thúc hai bài cúng cũng là lúc thần rừng và các vị thần đã về và chấp nhận các lễ vật mà dân làng dâng lên. Bài cúng thể hiện lòng biết ơn thần rừng đã chở che cho người dân và mong muốn một năm mới, tất cả mọi người có sức khỏe tốt, nhà nhà sung túc, làm ăn gặp nhiều may mắn. Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng không chỉ hạn chế, bó hẹp trong cộng đồng dân tộc Nùng, mà nhiều người dân thuộc các dân tộc khác cũng đều có thể đến đây dâng hương, bái lễ để tỏ lòng thành kính. Lễ cúng rừng là sợi dây tâm linh gắn bà con dân tộc Nùng với nhau, biểu thị sự đồng lòng vì bản làng, vì cộng đồng và vì thiên nhiên. Lễ cúng rừng vì thế từ bao đời nay luôn được coi là ngày Lễ lớn trong năm của người Nùng.

Khang trang đường lên cúng thần rừng

Theo quan niệm, lễ cúng được thực hiện để cầu xin thần rừng phù hộ, che chở cho cả thôn bản một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà bình an, mạnh khỏe, vật nuôi trong nhà lớn nhanh. Đây cũng là dịp để giáo dục người dân nâng cao ý thức bảo vệ những cánh rừng xanh.

Ông Nùng Tấn Tiến – Tổ trưởng Tổ dân Phố Na Khui, thị trấn Mường Khương, chia sẻ: Do dịch Covid-19 bùng phát, mấy năm trước việc tổ chức lễ cúng rừng chỉ dừng lại ở việc làm lễ gọn gàng với sự góp mặt của các thầy cúng, không có sự tham gia của người dân. Từ năm 2023, dịch bệnh được kiểm soát người dân phấn khởi khi được tham gia lễ cúng rừng. Điều đặc biệt, để đáp ứng lòng mong mỏi của người dân, năm nay con đường lên đỉnh núi Long Sơn đã được UBND huyện Mường Khương đầu tư, xây dựng, đảm bảo cho bà con đi lại thuận lợi hơn. Đồng thời, nơi đây hứa hẹn sẽ là địa điểm lý tưởng để du khách tham quan và trải nghiệm với tục lệ cúng rừng của đồng bào dân tộc Nùng.

cung-rung-3.jpg
 Lễ cúng rừng đã thành một ngày hội không chỉ của người Nùng mà của rất nhiều dân tộc sinh sống tại huyện Mường Khương.

Anh Tiến cũng cho biết: “Mọi năm tổ chức lễ cúng rừng đường lên khó khăn lắm, lối đi thì không có toàn phải đi nhờ hộ nhà dân xung quanh. Năm nay, có đường đi thuận tiện, nhân dân rất phấn khởi. Đây cũng là động lực để bà con chấp hành tốt hơn mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, chấp hành nội quy của rừng cấm”.

Lễ cúng rừng còn là dịp để giáo dục ý thức cho mọi người tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, tình yêu bản làng, quê hương. Đồng thời, Lễ cúng rừng còn mang ý nghĩa đoàn kết trong cộng đồng các thôn bản người Nùng ở khu vực biên giới, nhằm giữ gìn bình yên cho bản làng, tương trợ lẫn nhau trước thế lực của kẻ thù ngoại bang.

long-son.jpg
Đỉnh Long Sơn không chỉ là một khu rừng được lưu giữ với nhiều cây cổ thụ, đây còn là một điểm du lịch mới của huyện Mường Khương, Lào Cai

Về những nội quy trong khu rừng cấm, ông Lù Sìn Lền, tổ dân phố Phố Cũ, thị trấn Mường Khương cho biết: Trong không gian thiêng liêng của khu rừng cấm, khi đến đấy tất cả mọi người tham gia buổi Lễ đều phải tự nguyện tuân thủ nhiều quy định. Đó là: không múa hát, mất trật tự, mất đoàn kết, mất vệ sinh; không lấy các loài động thực vật của rừng; không bàn, tụ tập vi phạm pháp luật; cầu điều thiện, không cầu điều ác… và một số quy định khác.

Ông Lền cũng cho biết thêm, do đặc thù ở vị trí giáp biên, dân cư thưa thớt nên còn nhiều điều rất phức tạp. Vì vậy, việc tổ chức nghi lễ cúng bảo vệ rừng là dịp để đại diện các thôn bản trên địa bàn các xã (nơi tổ chức nghi lễ cúng rừng của huyện Mường Khương và các xã lân cận) cùng giao ước với nhau thông qua việc đồng lòng tương trợ khi khó khăn hoạn nạn, ôn lại lịch sử đoàn kết chống giặc giã, giữ yên bờ cõi.

Những quy định trong rừng cấm, đã được lớp lớp các thế hệ người Nùng luôn ghi nhớ và truyền dạy cho con cháu đời sau. Bởi họ đều ý thức tầm quan trọng nếu rừng mãi được xanh tươi, rừng sẽ bảo vệ, che trở cho dân làng từ đời này sang đời khác.



Nguồn

Cùng chủ đề

Giữ rừng cho con cháu

Đồng bào các dân tộc sinh sống quanh núi Cư H'lăm không bao giờ đụng đến rừng, mà chung tay bảo vệ rừng thiêng ...

Những người ăn Tết vội vã, đón xuân giữa rừng già

(NLĐO) - Khi mọi người sum vầy bên gia đình, chúc nhau những điều tốt đẹp đầu năm thì cũng là lúc cán bộ kiểm lâm chuẩn bị hành trang đi tuần tra bảo vệ rừng. ...

Đóng góp trung hòa carbon trên ứng dụng Grab

Grab Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận và Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Cộng đồng Sống bền vững nhằm tiếp tục là một phần của chương trình Trồng Rừng Giữ Nước. ...

‘Số hóa’ công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Thái Nguyên

Chỉ hơn 1 năm làm quen, lực lượng cán bộ của Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã sử dụng ứng dụng SMART rất thành thạo. Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, xây dựng, sử dụng và phát triển hơn 19.000ha rừng đặc dụng trên địa bàn 7 xã và 1 thị trấn của huyện Võ Nhai. Đồng thời quản lý hơn...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang) chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án. ...

Thủ tướng kiểm tra việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã thăm hộ gia đình ông Trần Trung Kiên tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, kiểm tra việc thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu lưu niệm đồng chí Phạm Văn Đồng

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tại khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại quê hương đồng chí. ...

Cán bộ Quảng Nam phải bám đất, bám người, “sống chết” với Quảng Nam để tỉnh đi đầu trong phát triển

Chiều 8/2, tại thành phố Tam Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình kinh tế-xã hội, kết quả triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến công tác tại Quảng Nam năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Bài đọc nhiều

Vinh danh 26 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về tam nông

Tại sự kiện, Ban tổ chức đã lần lượt trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích, 10 giải chuyên đề được trao cho các tác giả, nhóm tác giả đến từ các cơ quan báo chí cả nước. Giải...

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhiều tỉnh chưa quan tâm đúng mức các Khu Bảo tồn Biển, Vườn Quốc gia

Ngày 23-12, tại TP Hội An (Quảng Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (NN&PTNN) phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị Bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản – vì Ngành Thủy sản xanh và phát triển...

Đói nghèo đã dần lùi vào quá khứ

Công nghệ đồng hành làm giàu Thoát nghèo thôi chưa đủ, nhiều người dân hiện đang sinh sống trên điạ bàn huyện Tân Phú còn giàu lên từ chuyển đổi cây trồng bắt đầu từ mục đích để cây phù hợp thời tiết và chống chịu được tác động của...

Cùng chuyên mục

“Nước trời” của người Tà Riềng

Đến xã Đắc Tôi, huyện vùng biên Nam Giang (Quảng Nam) mà không một lần thưởng thức “nước trời” thì quả thật uổng phí. Khắp dãy Trường Sơn, những vạt rừng đoák xanh tươi đựng thứ nước màu trắng đục, thơm dịu, nồng nàn đã gắn bó với đồng bào Tà Riềng (một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié-Triêng) và trở thành đặc sản quê hương Nam Giang. Nơi đây gọi là rượu tà vạt.Có cuộc trở về...

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng phải đến tháng 7/2010, quyền tiếp cận nước sạch mới được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận là một quyền cơ bản của con người. Tại Việt Nam, quyền tiếp cận nước sạch không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, mà còn là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Mới nhất

iOS 19 sẽ mang đến một sự thay đổi lớn về giao diện

Theo nhiều nguồn tin, iOS 19 sẽ áp dụng ngôn ngữ thiết kế có điểm tương đồng với nền tảng visionOS, mang đến sự thay đổi đáng kể cho giao diện và các ứng dụng.

Tôi đã chữa khỏi bệnh vảy nến ở Bảo Thanh Đường

Đó là niềm vui sướng của chị Nguyễn Thúy Hằng nhà ở đường Lạc Long Quân, Q.11, TPHCM với nụ cười trên môi khi bước vào cửa phòng khám chị cảm ơn lương y đã điều trị hết bệnh vẩy nến cho chị, chị cho biết: "Nhờ các lương y Bảo Thanh Đường đã đem lại niềm tin và...

20 địa phương chọn tiếng Anh là môn thi thứ ba trong kỳ thi vào lớp 10

Đến thời điểm hiện tại, khoảng 20 địa phương thông tin sẽ chọn tiếng Anh, hoặc ngoại ngữ, là môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay. ...

Cần chính sách đột phá để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ

DNVN - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một quốc gia hùng mạnh về công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, để...

Đầu tư khoảng hơn 203 nghìn tỷ đồng làm tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 10/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Mới nhất