Trang chủNewsThế giớiXứ sở vạn đảo phát triển du lịch

Xứ sở vạn đảo phát triển du lịch


SGGP


Những nỗ lực vực dậy ngành du lịch và những chính sách tích cực thúc đẩy phục hồi ngành du lịch của Indonesia đã tạo được niềm tin ở cộng đồng toàn cầu, nhờ đó góp phần giúp quốc gia này vừa được bầu vào Ban Chấp hành Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hiệp quốc (UNWTO), đại diện cho khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, nhiệm kỳ 2023-2027.

Một khu nghỉ dưỡng tại Bali. Ảnh: KEMENPAREKRAF.GO.ID
Một khu nghỉ dưỡng tại Bali. Ảnh: KEMENPAREKRAF.GO.ID

Với vai trò mới của Indonesia tại UNWTO, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia Sandiaga Uno kêu gọi tất cả các bên liên quan và người dân đoàn kết để phát triển “ngành công nghiệp không khói” không chỉ của quốc gia, mà còn khu vực và toàn cầu. Bên cạnh các chiến dịch quảng bá văn hóa ẩm thực, ưu tiên phát triển các làng du lịch để quảng bá văn hóa nghệ thuật truyền thống, Indonesia cũng chú trọng thúc đẩy hoạt động du lịch tại một số hòn đảo được mệnh danh là thiên đường. Năm ngoái, Indonesia đã đăng cai tổ chức Ngày Du lịch thế giới tại Bali, cùng với cuộc họp Nhóm công tác du lịch thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).

Indonesia cũng vừa thông báo phát triển mô hình du lịch y tế tại đảo nghỉ dưỡng Bali với việc thành lập một bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế tại Đặc khu Y tế (SEZ). Indonesia liên tục nâng mục tiêu thu hút du khách quốc tế năm 2023, từ 7,4 triệu du khách (tháng 1-2023) lên 8,5 triệu du khách (tháng 4-2023). Để đảm bảo an ninh, an toàn và lấy lòng tin của du khách quốc tế, Indonesia vừa ký kết Bộ quy tắc quốc tế về bảo vệ khách du lịch do UNWTO xây dựng như một nỗ lực nhằm bảo vệ du khách tại các điểm đến. Tuân thủ Bộ quy tắc này là cam kết chung của Indonesia nhằm đảm bảo an ninh và an toàn cho du khách, đồng thời đảm bảo tính toàn vẹn của phong tục và truyền thống văn hóa địa phương.

Tuần trước, Chính phủ Indonesia đã lên kế hoạch tu sửa cơ sở vật chất quần thể di tích Phật giáo Borobudur ở Yogyakarta, Trung Java, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem là một trong những di tích Phật giáo vĩ đại nhất thế giới, được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII-IX triều đại Syailendra. Quần thể di tích Phật giáo Borobudur là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Indonesia, đồng thời là trung tâm du lịch Phật giáo, nên chính phủ đang có kế hoạch cải thiện hạ tầng và phương tiện giao thông tới Borobudur, tập trung vào phát triển mạng lưới giao thông, đường thu phí, tàu hỏa để thuận tiện cho việc đi lại từ sân bay quốc tế Yogyakarta đến di tích này. Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng sẽ phát triển các khu vực bổ trợ xung quanh Borobudur như các làng du lịch, văn hóa cộng đồng và dự kiến sẽ tạo ra 4,4 triệu việc làm mới vào năm 2024.

Indonesia đã mời các nhà tiếp thị du lịch toàn cầu mở rộng mạng lưới tại Indonesia, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng các hoạt động hợp tác sẽ giúp nâng cao chất lượng của ngành du lịch, từ đó thúc đẩy phục hồi kinh tế, tạo việc làm và các cơ hội kinh doanh. Quan hệ hợp tác này diễn ra dưới hình thức chia sẻ kiến thức giữa các chuyên gia hoặc nhà quản lý điểm đến về thúc đẩy du lịch bền vững và xử lý các vấn đề tiềm ẩn, cũng như tổ chức các khóa đào tạo và hội nghị nâng cao năng lực về tiếp thị du lịch.





Nguồn

Cùng chủ đề

Sản lượng lớn thứ 4 thế giới, ‘xứ sở vạn đảo’ vẫn mua triệu tấn gạo Việt Nam

Số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, chỉ trong 9 tháng năm nay, nước ta đã xuất khẩu sang thị trường Indonesia 1,03 triệu tấn gạo, thu về 625 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo sang “xứ sở vạn đảo” tăng 16,9% về lượng và tăng mạnh 35% về giá trị. Theo đó, Indonesia tiếp tục giữ vững vị trí khách hàng lớn thứ 2 của gạo Việt...

Tàu chở dầu Elisabeth xảy ra hai vụ nổ liên tiếp ngoài khơi Indonesia

Ngày 7/8, một tàu chở dầu đã bốc cháy ngoài khơi đảo Bali của Indonesia, khiến 5 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng và 15 người khác bị thương.

Hành trình khám phá đỉnh cao Bali

Bali - hòn đảo thiên đường từ lâu đã trở thành điểm đến mơ ước của du khách Việt Nam bởi vẻ đẹp say đắm lòng người, với những bãi biển hoang sơ, những đền đài cổ kính và nền văn hóa độc đáo.

Nghi lễ cầu mưa cổ xưa ở Indonesia

Những người theo đạo Hindu và dân làng Tenggerese leo lên múi Bromo và tụ tập trên đỉnh núi trong lễ hội Yadnya Kasada ở Probolinggo, Đông Java, Indonesia. (Nguồn: Reuters) Trong nhiều thế kỷ, các nghi lễ tạ ơn cổ xưa của lễ hội Yadnya Kasada đã trở thành một phần cuộc sống của người Tengger...

Quốc gia nào có đường bờ biển dài nhất thế giới?

icon Đan Mạch icon Australia icon Nga Câu trả lời đúng là đáp án A: Đan Mạch nằm ở phía bắc châu Âu, diện tích đất liền khoảng 43.000 km2 và đường bờ biển dài 7.314 km. Đan Mạch có hai vùng lãnh thổ tự trị là Greenland và quần đảo Faroe, trong đó Greenland là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Cùng chuyên mục

Phát hiện hai ngôi mộ tập thể của gần 50 người di cư ở Libya

Mới đây, chính quyền Libya đã phát hiện gần 50 thi thể của người di cư, tị nạn từ hai ngôi mộ tập thể ở sa mạc của quốc gia Bắc Phi này.

Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

Ông Hisham Talaat Moustafa, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn bất động sản Talaat Moustafa Holding Group của Ai Cập đã phác thảo kế hoạch tạo ra một 'xã hội văn minh' ở Gaza trong vòng 3 năm, với chi phí khoảng...

100 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Thổ Nhĩ Kỳ qua lăng kính thời trang

Một buổi trình diễn thời trang kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản vừa diễn ra tại thành phố Istanbul, với sự kết hợp giữa kimono truyền thống và các thiết kế đương đại.

UAV lạ bay qua nơi lực lượng Ukraine học sử dụng tên lửa Patriot tại Đức

Cảnh sát Đức đang điều tra nhiều vụ máy bay không người lái (UAV) lạ bay qua căn cứ không quân nơi lực lượng Ukraine đang trải qua khóa huấn luyện sử dụng hệ thống phòng không Patriot. ...

Mới nhất

Ngoại trưởng Pháp: EU sẽ đáp trả tương xứng với thuế quan của Mỹ

Ngày 10-2, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) sẽ đáp trả tương xứng với bất kỳ loại thuế quan nào mà Mỹ áp lên khối này. ...

Hà Nội: Điều chỉnh lịch học trong trường hợp nhiệt độ xuống quá thấp

Ngày 10/2, UBND TP Hà Nội có công văn về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại. Theo đó, UBND TP Hà Nội giao Sở Y tế theo...

Điều chỉnh AI phù hợp với các giá trị của con người

"Chúng ta cần đảm bảo rằng con người được hưởng lợi từ AI mà không đánh mất quyền kiểm soát đối với công nghệ này", sinh viên năm cuối Audrey Lorvo chia sẻ. Nghiên cứu an toàn AI - một lĩnh vực quan trọng Audrey Lorvo hiện đang nghiên cứu về an toàn AI, một lĩnh vực nhằm đảm bảo rằng...

Xây dựng kế hoạch tu bổ khu di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn

Sau khi Bảo tàng Lịch sử TP. Huế bàn giao khu nhà đất di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ xây dựng kế hoạch tu bổ để phát huy giá trị di tích này.

Ông Trump giáng đòn mới, giá vàng lên đỉnh lịch sử

Giá vàng thế giới vọt lên đỉnh cao lịch sử, gần chạm 2.900 USD/ounce. Trong nước, giá vàng SJC leo thang, còn vàng nhẫn phá kỷ lục, đạt mức 91,2 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá dù đã qua ngày vía Thần Tài. Chiều 10/2, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á dồn dập tăng và lập kỷ lục...

Mới nhất