Trang chủNewsThế giớiTrải nghiệm suýt chết trong tàu lặn dưới đáy Đại Tây Dương

Trải nghiệm suýt chết trong tàu lặn dưới đáy Đại Tây Dương


Thảm kịch tàu Titan khiến Michael Guillen nhớ lại trải nghiệm đau đớn khi mắc kẹt trong tàu lặn tại vị trí tương tự vào năm 2000.

“Tôi là một trong những phóng viên đầu tiên được chứng kiến xác tàu Titanic dưới đáy Đại Tây Dương. Điều đó khiến tôi thấy rất phấn khích”, Michael Guillen, tiến sĩ vật lý Mỹ kể lại chuyến đi với tư cách là phóng viên khoa học của đài ABC cách đây 23 năm.

Trong chuyến thám hiểm đó, Guillen đi cùng người bạn Brian và lái tàu người Nga tên là Viktor trong chiếc tàu lặn Mir-1 của Nga được thả xuống từ tàu mẹ Akademik Mstislav Keldysh. Sau khi quan sát mũi tàu Titanic một cách thuận lợi ở độ sâu 3.800 m, họ quyết định di chuyển tới phần đuôi tàu cách đó khá xa.

Tàu Titanic bị đắm ngày 15/4/1912 sau khi đâm phải tảng băng trôi, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng. Trước khi chìm xuống đáy biển, tàu chở khách của Anh đã bị tách làm đôi.





Michael Guillen, nhà vật lý Mỹ và từng là phóng viên khoa học của đài truyền hình ABC. Ảnh: Sky News

Michael Guillen, nhà vật lý Mỹ và từng là phóng viên khoa học của đài truyền hình ABC. Ảnh: Sky News

“Khi đi qua khu vực có nhiều mảnh vỡ để tiếp cận khu vực đuôi tàu, chúng tôi bị cuốn vào dòng hải lưu mạnh. Cuối cùng, Mir-1 bị mắc kẹt vào chân vịt khổng lồ của tàu Titanic”, ông Guillen kể.

“Sau cú va chạm, chúng tôi thấy những khối rỉ sét của tàu Titanic rơi xuống tàu lặn”, ông kể. “Lúc đó tôi đã nghĩ mình sẽ không thoát nổi”.

Viktor, từng là phi công tiêm kích MiG của Nga, đã tìm cách đưa tàu lặn thoát ra ngoài.

“Giống như chiếc xe của bạn bị mắc kẹt trong bùn và bạn phải tìm cách tiến lùi để thoát ra”, ông nói. “Chúng tôi đều im lặng vì không muốn làm phiền hay khiến Viktor phân tâm. Chúng tôi hiểu mình đang trong tình thế nghiêm trọng, nên quyết định giữ im lặng”.

Tàu lặn Mir-1 loay hoay suốt một giờ dưới đáy biển tối đen, khi Viktor quyết định tắt đèn để tiết kiệm năng lượng. “Trong thời gian đó, tôi đã nhiều lần nghĩ rằng mình sẽ không thể thoát. Tôi sẽ không bao giờ quên những khoảnh khắc nghĩ rằng mình sẽ chết”, Gullen nói.

Đúng lúc đó, Gullen có cảm giác tàu lặn đang nổi lên. “Tôi quay sang Viktor và hỏi ‘có ổn không?’. Anh ấy trả lời bằng một chất giọng khàn khàn rằng ‘không vấn đề gì'”, ông kể. “Lúc đó tôi mới thở phào nhẹ nhõm”

Nhờ kỹ năng điều khiển của Viktor, tàu lặn Mir-1 cuối cùng cũng thoát ra khỏi chân vịt của Titanic và đống đổ nát. Họ mất khoảng 2 tiếng rưỡi để trở lại mặt nước và những người trên tàu mẹ đã nhận ra tàu lặn vừa thoát chết trở về.





Tàu lặn Mir của Nga. Ảnh: BBC

Tàu lặn Mir của Nga. Ảnh: BBC

Vào năm 2000, chỉ có hai nước có thể phát triển tàu lặn chịu được áp lực nước khổng lồ là Pháp và Nga, theo Guillen.

Mir là lớp tàu lặn sâu tự hành. Dự án ban đầu được phát triển bởi Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Nga) cùng với Cục Thiết kế Trung ương Lazurit và sau đó đặt hàng Phần Lan sản xuất. Hai tàu lặn Mir-1 và Mir-2 được thiết kế và chế tạo bởi công ty Oceanics của Phần Lan, dưới sự giám sát của các kỹ sư Viện Hải dương học Shirshov của Nga.

Hai tàu lặn được bàn giao vào năm 1987 và do Viện Hàn lâm Khoa học Nga vận hành để nghiên cứu khoa học dưới đáy biển sâu và cũng có thể hỗ trợ hoạt động cứu hộ tàu ngầm.

Tàu lặn Mir dài 7,8 m, rộng 3,6 m, cao 3 m và nặng 18.600 kg. Tàu này có thể đạt độ sâu tối đa theo thiết kế là 6.000 m. Trong thử nghiệm thực địa, Mir-1 có thể xuống tới độ sâu 6.170 m và Mir-2 là 6.120 m.

Động cơ đẩy thủy lực phía sau và hai động cơ đẩy hai bên giúp tàu lặn Mir có thể di chuyển với vận tốc khoảng 9 km/h. Tàu được trang bị hệ thống dưỡng khí đủ cho thủy thủ đoàn 3 người dùng trong 3,42 ngày.

“Tôi sợ nước nên việc thám hiểm đáy đại dương thật khó khăn”, tiến sĩ Guillen nói, nhưng thừa nhận rằng ông không thể từ chối cơ hội hấp dẫn để tìm hiểu và đưa tin về xác tàu Titanic.

Trước chuyến lặn, thủy thủ đoàn đã được hướng dẫn về những gì có thể xảy ra với tàu Mir-1.

“Chúng tôi được nghe chia sẻ về câu chuyện có thật khi một người đàn ông bị mắc kẹt trong tàu lặn. Phản ứng bản năng đầu tiên của ông ấy là tìm tới cửa thoát ngay trên đầu và tìm cách mở ra. Ngay khi ông ấy cố mở cửa, tia nước áp lực cực cao xịt vào khiến ông ấy thiệt mạng ngay lập tức”, Gullen kể lại.

Chuyện gì xảy ra nếu tàu ngầm vào ngưỡng sâu nghiền nát

Điều gì xảy ra khi tàu ngầm bị nghiền nát dưới đáy biển. Video: Fleet

Guillen đã rất lo kịch bản này lặp lại với con tàu của mình. Ông nói trong lúc mắc kẹt, ông trở nên cảnh giác và sẵn sàng ngăn cản bất kỳ ai có những hành động hoảng loạn tương tự.

“Là nhà khoa học, tôi lập tức nghĩ tới lượng dưỡng khí của chúng tôi còn bao nhiêu và chúng tôi có thể làm gì. Tôi đã nghĩ làm thế nào chúng tôi thoát khỏi đó và tôi đã có lúc phải thừa nhận thực tế rằng chúng tôi không có lối thoát. Đó là khi suy nghĩ mình sẽ chết xuất hiện trong đầu tôi”, ông kể.

Thanh Tâm (Theo BBC)




Source link

Cùng chủ đề

Mỹ ‘ra rìa’ trong dự án tái vũ trang 165 tỉ USD của châu Âu?

Các công ty vũ khí của Mỹ được cho là sẽ bị loại khỏi sáng kiến chi tiêu quốc phòng trị giá 165 tỉ USD của Liên minh châu Âu (EU), một sự thay đổi đáng kể trong quan hệ xuyên Đại Tây...

Khoan dầu tại một số vùng biển tại Mỹ sẽ bị cấm vĩnh viễn?

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ cấm vĩnh viễn việc khoan dầu khí ngoài khơi ở một số khu vực của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ cấm vĩnh viễn việc khoan dầu khí ngoài khơi ở một số khu vực của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Các...

Những chiếc thuyền ma chở đầy thi thể trôi dạt trên Đại Tây Dương

(CLO) Vào một buổi sáng thứ Hai của tháng 9, một nhóm ngư dân tình cờ phát hiện chiếc xuồng gỗ chở đầy xác người di cư đang trôi dạt cách thủ đô Dakar của Senegal khoảng 70 km. ...

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

(NLĐO) - Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp "tái sinh" Địa Trung Hải. ...

Điểm danh những địa điểm nổi tiếng xuất hiện trong phim bom tấn Hollywood

Những địa điểm này mang đến vẻ đẹp đặc trưng và tạo dấu ấn khó quên cho mỗi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Philippines, Pháp cam kết theo đuổi thỏa thuận lực lượng thăm viếng

Philippines và Pháp nhất trí hợp tác dựa trên các giá trị chung, hợp tác chung, không chỉ ở Biển Đông mà còn ở khu vực Thái Bình Dương rộng lớn hơn.

“Kỷ nguyên thống trị của đồng USD sắp kết thúc

Đầu thế kỷ 20, đồng USD vượt qua đồng bảng Anh để trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu. Cho đến nửa thế kỷ trước, sự thống trị của đồng tiền này trong hệ thống tài chính và thương mại quốc tế là không thể phủ nhận. Năm 1977, USD trở thành đồng tiền dự trữ phổ biến nhất, chiếm 85% dự trữ ngoại hối toàn cầu. Năm 2001, vị trí này vẫn còn, với tỉ lệ...

Bão ngày càng lớn vì biến đổi khí hậu

SGGP 18/05/2023 06:29 Theo các nhà khí hậu học và chuyên gia thời tiết, biến đổi khí hậu không làm gia tăng tần suất xảy ra các cơn bão nhưng khiến hình thái thời tiết cực đoan này gia tăng cường độ và mức độ tàn phá. Bão Freddy tàn phá Malawi Cyclone để chỉ các cơn bão hình thành ở Ấn Độ Dương, hay còn gọi là xoáy thuận. Hurricane chỉ bão nhiệt đới hình thành ở...

Mỹ điều máy bay tàng hình F-22 đến Hàn Quốc

Phi đội tiêm kích chiến đấu số 8 của Mỹ đã đăng bức ảnh cho thấy sự xuất hiện của các máy bay tàng hình F-22 tại căn cứ không quân Kunsan ở TP Gunsan, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 178 km về phía Nam. Theo Lầu Năm Góc, việc máy bay tàng hình F-22 xuất hiện ở căn cứ Kunsan cho thấy khả năng của Lực lượng không...

Cùng chuyên mục

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza với điều kiện Hamas phải hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen, sau khi kích hoạt còi báo động không kích trên nhiều khu vực của Israel.

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất