Trang chủDestinationsQuảng NinhTrẻ nhập viện tăng do thời tiết bất thường

Trẻ nhập viện tăng do thời tiết bất thường


Thời tiết nắng nóng và thay đổi thất thường bởi những đợt mưa làm độ ẩm trong không khí tăng cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… phát triển, tấn công và gây bệnh cho con người, đặc biệt là với trẻ em sức đề kháng còn yếu.

Tại Khoa Nội – Nhi – Truyền nhiễm (Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà), trong tháng 5 và những ngày đầu tháng 6 (tính đến ngày 15/6/2023) đã điều trị cho nhiều bệnh nhi mắc các bệnh cúm, tiêu chảy, viêm phổi (nhiều nhất là trẻ nhập viện do sốt vi rút với 35 trường hợp).

Bác sĩ Chìu Quay Ngằn, Trưởng khoa Nội – Nhi – Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà khám bệnh cho trẻ.

Bác sĩ Chìu Quay Ngằn, Trưởng khoa Nội – Nhi – Truyền nhiễm (Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà), cho biết: Vào những đợt nắng nóng cao điểm, khoa chúng tôi tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi bị sốt vi rút, viêm phổi, tiêu chảy. Trong ngày 10/6, khoa đã tiếp nhận 1 ca bệnh tay chân miệng đầu tiên phải nhập viện điều trị tính từ đầu năm đến nay. Rất may là gia đình cháu bé có hiểu biết về bệnh tay chân miệng và đưa trẻ đến cấp cứu kịp thời tại trung tâm.

Bệnh tay chân miệng là bệnh lý gia tăng đáng kể số ca mắc trong 2 tháng qua trên địa bàn cả nước. Theo Bộ Y tế, thông qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến ngày 6/6/2023, cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng; trong đó đã có 3 trường hợp tử vong. Tại tỉnh Quảng Ninh, theo số liệu giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến ngày 10/6/2023, cả tỉnh ghi nhận 76 ca mắc tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao, bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường.

Bệnh tay chân miệng, căn bệnh rất dễ mắc ở trẻ trong mùa nắng nóng.

Chị Lý Sám Múi, mẹ của bệnh nhi La Phúc Nghĩa (12 tháng tuổi) được ghi nhận là ca mắc tay chân miệng đầu tiên phải nhập viện điều trị trong thời gian qua tại Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà, chia sẻ: Ở nhà thấy con cứ sốt liên tục cả ngày, quấy khóc, rồi thấy lòng bàn tay, bàn chân có mụn đỏ phỏng nước, nên tôi đưa con vào Trung tâm Y tế để điều trị. Quanh nhà tôi chưa thấy trẻ nào bị mắc bệnh này. Các bác sĩ ở đây đã hướng dẫn tôi cách vệ sinh sạch sẽ cho con, cho con ăn uống đầy đủ để nhanh khỏe và phòng các bệnh khác trong thời tiết nắng nóng này.

Tại Bệnh viện Bãi Cháy, số trẻ nhập viện cũng gia tăng trong thời tiết nắng nóng. Trung bình mỗi ngày Khoa Nhi của bệnh viện tiếp nhận 15-20 trẻ nhập viện mới. Các bệnh thường gặp trong đợt này là các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, mũi, họng, viêm xoang; các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp do vi rút hoặc là vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Đáng lưu ý là có những trường hợp tiêu chảy mất nước rất nặng dẫn đến sốc và những trường hợp viêm phổi nặng phải điều trị kéo dài.

Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Sơn, Phó trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bãi Cháy), cho biết: Một số dấu hiệu bất thường của trẻ trong thời tiết nắng nóng mà bố mẹ cần lưu ý để đưa đi khám và điều trị kịp thời là trẻ sốt cao; ho nhiều khó thở, thở nhanh hoặc nghe những tiếng thở bất thường; nôn nhiều, không ăn uống được; đau đầu, co giật, thay đổi tri giác lú lẫn; đi ngoài phân lỏng, có máu. Các gia đình cần chú ý không cho trẻ ra ngoài trời khi thời gian nắng nóng đỉnh điểm (khoảng 9-16h). Đồng thời cần cho trẻ uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm có chứa các loại vitamin, chú ý đảm bảo thực phẩm, tránh bị ôi thiu; tránh tiếp xúc với những người đang bị ốm sốt; điều chỉnh điều hòa ở mức 27-28oC, không chênh lệch quá so với nhiệt độ bên ngoài, đặc biệt không ra vào phòng điều hòa liên tục vì khi thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Để giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất trong mùa nắng nóng, các gia đình cần chủ động cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin hiện có để phòng những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; hướng dẫn trẻ tập luyện các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi và bổ sung các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến 10-12 độ C, cao nhất 17-19 độ C. Trời rét đậm, người dân...

Miền Bắc sắp phải đối phó đợt sương mù, mưa phùn ẩm ướt

Khoảng từ 12-16/2, khu vực Nam Sơn La, Hòa Bình và phía Đông Bắc Bộ xảy ra tình trạng sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Chiều nay (9/2), Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, do tác động của đợt không khí lạnh mạnh tràn về từ 7/2, thời tiết Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, rét...

Thời tiết TP HCM hôm nay, 9-2: Nền nhiệt giảm nhẹ

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ cho biết thời tiết tại TP HCM hôm nay chủ yếu sáng sớm trời se lạnh, ngày có mây, có nắng với nền nhiệt giảm nhẹ. ...

Dự báo thời tiết 9/2/2025: Miền Bắc trong chuỗi ngày rét đậm, rét hại

Dự báo thời tiết 9/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Rét đậm, rét hại vẫn duy trì ở miền Bắc trong ngày 9/2, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong ngày và đêm 8/2, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung...

Dự báo thời tiết 8/2/2025: Hà Nội rét đậm, nhiệt độ xuống 10 độ C

Dự báo thời tiết 8/2/2025, không khí lạnh mạnh tràn về, Hà Nội rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 10-12 độ C. Miền Bắc và Bắc Trung Bộ cũng chìm trong rét đậm, rét hại, vùng núi có nơi dưới 3 độ C. Một đợt không khí lạnh mạnh đang ảnh hưởng đến nước ta, gây rét đậm, rét hại ở miền Bắc và mưa lớn ở miền Trung. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Bài đọc nhiều

Quảng Ninh tích cực chuẩn bị cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023

Mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp, nhưng đến thời điểm này, công tác ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 đã và đang được ngành GD&ĐT Quảng Ninh chuẩn bị chu đáo, tạo điều kiện tốt nhất cho các thí sinh bước vào kỳ thi nghiêm túc, hiệu quả và đảm bảo các yêu cầu an toàn phòng dịch. Sau khi hoàn tất tổ chức kỳ thi vào lớp...

Đoàn Than Quảng Ninh: Thi đua sáng tạo trong lao động, sản xuất

Đoàn Thanh niên Than Quảng Ninh có gần 21.000 đoàn viên, chiếm gần 1/3 lực lượng lao động chính của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Nhiều phong trào thi đua được tuổi trẻ ngành than hưởng ứng thực hiện đã tạo ra khí thế thi đua lao động, sản xuất ngày càng hăng say, phát huy sức trẻ sáng tạo.  Công ty Than Nam Mẫu là một trong những đơn vị điển hình...

TX Quảng Yên: Tạo đồng thuận trong GPMB

Với định hướng phát triển trở thành KKT ven biển, động lực quan trọng thúc đẩy khu vực miền Tây của tỉnh, Quảng Yên đón nhận sự quan tâm lớn khi hàng loạt các dự án động lực được ưu tiên đầu tư trên địa bàn. Tuy nhiên, điều này lại trở thành áp lực khi công tác GPMB đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ chính quyền địa phương. Năm 2023, TX Quảng Yên có 31 dự...

Hiệu quả và sức lan tỏa từ dân vận chính quyền ở Quảng Yên

Thời gian qua, công tác dân vận được cả hệ thống chính trị ở TX Quảng Yên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều cách làm hay, sáng tạo. Qua đó đã mang lại hiệu quả thiết thực, kịp thời giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, tạo được niềm tin trong nhân dân. Cùng với việc thực hiện có hiệu quả mô hình dân vận khéo, xác định dân vận chính quyền là một nội dung...

Động viên đội hình tình nguyện “Tiếp sức mùa thi” năm 2023

Sáng 28/6, ngày đầu tiên diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã đến một số điểm thi trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm tra, đôn đốc việc triển khai chương trình Tiếp sức mùa thi; thăm, tặng quà, động viên các đội hình thanh niên tình nguyện “Tiếp sức mùa thi” kỳ thi THPT quốc gia 2023 và tặng quà động viên học sinh có hoàn...

Cùng chuyên mục

Nghề nuôi giống cá biển: Mở ra tương lai bền vững cho ngành thủy sản

Nuôi giống cá biển là một trong những khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Việc sản xuất giống chất lượng cao, số lượng lớn không chỉ đảm bảo nguồn cung cho nuôi trồng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng: Tối ưu hóa năng suất và chất lượng

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng là một giải pháp hiện đại, giúp nông dân kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhà màng giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2... tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây dưa lưới. Nhờ kiểm soát được khí hậu, bạn có thể trồng dưa lưới quanh năm, không phụ thuộc vào mùa...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Mới nhất

Nga tiềm năng cấp vắc-xin ung thư miễn phí cho bệnh nhân sau 2,5 năm

NDO - Ngày 9/2, Hãng tin TASS của Nga dẫn lời ông Andrey Kaprin, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa quốc gia Nga về ung thư cho biết, các bác sĩ Nga có thể bắt đầu điều trị bệnh nhân bằng vaccine mRNA được cá nhân hóa để điều trị ung thư sau 2,5 năm nữa,...

Tấn Trường tiết lộ thông tin bất ngờ về chấn thương của Công Phượng

(Dân trí) - Thủ thành Bùi Tấn Trường cho biết tiền đạo Nguyễn Công Phượng cần 2-3 tháng nữa mới có thể trở lại thi đấu. Đây là một tin không vui với HLV Kim Sang Sik cũng như người hâm mộ Việt Nam. "Công Phượng có thể hồi phục sau đây một tháng. Nhưng để thi đấu trở lại,...

Thói quen sau khi ăn giúp ngăn ngừa đột quỵ

Một thói quen sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ; 4 cách ăn uống giúp người không tập thể dục...

Mới nhất