Trang chủVăn hóa - Xã hộiÂm nhạcLan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc

Lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc


SGGP


Trong dòng chảy sôi động của âm nhạc du nhập, nhiều người vẫn dành một vị trí ưu tiên trong lòng mình cho âm nhạc dân tộc. Đối với họ, đàn cổ truyền Việt Nam tạo ra những rung động mà không loại nhạc cụ hiện đại nào có thể đạt đến.

Các học viên nhỏ tuổi cùng hòa tấu trong một lớp học nhạc cụ dân tộc tại TPHCM
Các học viên nhỏ tuổi cùng hòa tấu trong một lớp học nhạc cụ dân tộc tại TPHCM

Giữ tiếng đàn truyền thống

Tại một lớp học đàn tranh cuối con hẻm nhỏ ở quận Tân Bình, chị Mỹ Dung (41 tuổi, nhân viên văn phòng) bắt đầu những ngón đàn tranh đầu tiên sau 35 năm mơ ước. Chị Dung kể: “Lúc 6 tuổi ở Củ Chi, gặp một chị trong xóm chơi đàn tranh, tôi nghe là thích liền. Cứ nghĩ đây là bộ môn dành cho… nhà giàu, tôi chỉ đứng xa nhìn thôi. Lớn lên, tôi vẫn nuôi khát khao đó, vẫn thường mở nhạc đàn tranh nghe khi rảnh rỗi”. Vì thế, khi ngoài 40 tuổi, cuộc sống tạm ổn định, chị Dung quyết tâm phải một lần trong đời được ngồi bên cây đàn mình yêu thích, và chị đến trung tâm học nhạc.

Trong khi đó, anh Bảo Kỳ (30 tuổi, du học sinh Pháp) đến với đàn bầu không chỉ vì muốn chia sẻ những giai điệu rất Việt Nam với bạn bè thế giới mà còn vì nỗi lo “mất ký ức tập thể”. Khi nhận thấy bạn bè thế hệ mình ít ai biết đến cây đàn tranh, đàn bầu, thậm chí không tiếp cận được các clip trình diễn nhạc cổ truyền, anh Kỳ trăn trở: “Nhiều người trẻ trong chúng ta chưa biết thưởng thức những gì rất hay vốn là của chúng ta nữa, tôi thấy thật buồn”. Thế nhưng, đến lớp học đàn bầu, thấy nhiều bạn trẻ ngày đi làm tối về lên lớp tập đàn, nhiều cô bác lớn tuổi và các em học sinh phổ thông cũng hào hứng và chăm chỉ tập luyện, anh rất hào hứng. Đặc biệt yêu thích âm thanh của đàn bầu, nhận thấy “âm nhạc là ngôn ngữ không cần phiên dịch”, tuần 3 buổi, anh Kỳ đều đặn đến lớp học những kỹ thuật khó để sắp tới quay lại Pháp, anh sẽ biểu diễn các bài bản Đêm đông, Nam Ai và Nam Xuân.

Tìm cách “đi đường dài” với đàn dân tộc

Với thâm niên 10 năm dạy đàn tranh, chị Đặng Thị Thúy Vy (cử nhân Nhạc viện và Sư phạm Nghệ thuật, Trường Đại học Sài Gòn, ngụ quận Tân Bình) cho rằng, đàn cổ truyền là bộ môn khó chinh phục, bởi kỹ thuật chơi và kỹ năng kèm theo như chỉnh dây, xử lý các vấn đề trên đàn. Để theo đuổi, người học cần nhiều đam mê và thời gian luyện tập.

Với các học viên nước ngoài học online lại còn khó khăn hơn: âm thanh truyền qua hệ thống máy tính không chuẩn, giáo viên không thể trực tiếp chỉnh kỹ thuật ngón tay, không có nơi sửa chữa nhạc cụ và phí vận chuyển đàn quá lớn (dao động trên 15 triệu đồng, tùy quốc gia)… “Với các học viên mới tiếp xúc, chưa chắc hợp với bộ môn này không, tôi cho mượn đàn luyện thử miễn phí trong 1 tháng; với các em sinh viên, để tránh tạo áp lực kinh phí, tôi tổ chức lớp theo nhóm 3-6 người với học phí mềm, có thể trả học phí từng ngày. Còn với học viên ở nước ngoài, tôi tìm cách diễn đạt dễ hiểu để học viên cảm nhận được, động viên họ kiên trì luyện tập cho đến khi đàn nhuyễn 1 bài, từ đó tạo cảm hứng để học viên chinh phục những bước tiếp theo”, chị Thúy Vy chia sẻ.

Còn với chị Trần Ngọc Tú (cử nhân Nhạc viện TPHCM, 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, ngụ quận 3), nắm bắt được rào cản lớn nhất là học viên dù rất muốn tìm hiểu nhưng tự nghĩ mình không có năng khiếu, không biết nhạc lý, khó tìm được giáo viên tâm lý, phù hợp nên chị đã tạo một không gian đầy đủ các loại nhạc cụ dân tộc, học viên có thể tiếp xúc thử, cảm thấy thích loại đàn nào thì bắt đầu học đàn đó. Với cách dạy linh động, theo tâm lý học viên, lớp cô Tú có rất nhiều học trò nhỏ tuổi, mỗi em học từ 2-6 loại đàn cùng lúc rất thoải mái. Cuối tuần, học viên cùng họp mặt hòa tấu các bài đã tập trong tuần. Cô Tú nhận định: “Âm nhạc dân tộc tuy không thu hút được quá nhiều người, nhưng khi những tiếng đàn này chạm được vào trái tim ai, nó sẽ trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của họ”.

Với những người yêu thích nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, một giáo viên âm nhạc nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ, muốn bắt đầu học đàn cổ truyền, bạn nên thử với đàn tranh và đàn T’rưng – là 2 loại đàn dễ tiếp cận, dễ chơi nhất. Khó chơi hơn là đàn kìm (tên gọi khác là đàn nguyệt) và đàn tứ. Chơi sáo là một lựa chọn gọn nhẹ nhưng cần nhiều sức khỏe. Muốn thử thách với loại đàn cổ truyền khó chơi nhất, bạn có thể thử sức với đàn bầu (độc huyền cầm) và đàn cò (đàn nhị). Hai loại đàn này cần rất nhiều kiên trì và đam mê.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ngày Nhà giáo, nghe bài Bụi phấn hòa tấu với 40 cây đàn tỳ bà

Album hòa tấu dân tộc Bụi phấn đặc biệt ở chỗ có sự tham gia của nhiều thế hệ nghệ sĩ đàn tỳ bà của Việt Nam. Bụi phấn mở đường cho dự án gồm 60 tác phẩm của Diệu Thảo. Sau Bụi phấn...

Thứ trưởng Tạ Quang Đông thăm và chúc mừng các cơ sở đào tạo tại TP.HCM nhân ngày 20/11

(Tổ Quốc) - Ngày 20/11, tại TP.HCM, thay mặt Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã đến thăm, chúc mừng và tham dự Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024) tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ...

Nối vòng tay lớn của Trịnh Công Sơn trong trình diễn của nghệ sĩ Mỹ

Tối 15-10, đêm hòa nhạc Chamber music đã diễn ra tại Nhạc viện TP.HCM.Chương trình là một phần của hoạt động trao đổi hợp tác giữa Nhạc viện TP.HCM và Trường đại học Nebraska Lincoln nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, mở ra nhiều cơ hội học tập và nghề nghiệp cho các bạn học sinh, sinh viên.Nhiều tiết...

Trao giải Liên hoan “Em yêu đàn tranh” lần thứ 4 năm 2024

Sáng 15-9, Cung Văn hóa Lao động TPHCM phối hợp CLB Tiếng hát Quê hương tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Liên hoan "yêu đàn tranh" lần thứ 4, năm 2024. Kết quả, ban tổ chức đã trao giải Nhất bảng A cho em Lê Minh Thụy (Trường Tiểu học Đặng Văn Ngữ) với bài thi diễn Đăng đàn cung và Giấc mơ thần tiên; giải Nhất bảng B trao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Kanye West để vợ “trần như nhộng” tại thảm đỏ Grammy

Màn xuất hiện gây shock của cặp vợ chồng Kanye West và Bianca Censory hiện đang là tâm điểm chú ý tại Lễ trao giải Grammy 2025. ...

Trúc Nhân nhảy hơn 500 lần trong MV, mẹ anh khóc giữa họp báo

Sau 2 năm vắng bóng, ca sĩ Trúc Nhân chính thức trở lại với MV "Không ra gì". Không ra gì (sáng tác: Mew Amazing) là MV được sản xuất kỳ công và đầu tư cao nhất sự nghiệp Trúc Nhân.  Tại sự kiện, anh cho biết viết kịch bản trong 2 ngày, quay trong 5 ngày tại bối cảnh khu Chợ Lớn, TPHCM và một số địa điểm khác. Ca sĩ và ê-kíp dựng hẳn một khu chung cư tại...

Grammy 2025: Âm nhạc luôn trở lại vào lúc ta cần nhất

Người ta nói quá tam ba bận, nhưng Beyoncé thì phải quá tam bốn bận. Ký ức âm nhạc rạng ngờiVà cũng như mọi khi, trao giải chỉ là một phần khiến cho Grammy đáng để trông đợi. Với những người hâm mộ trung...

NSND Kim Cương, Bạch Tuyết, Thanh Nam chúc mừng thành tựu của HTV

(NLĐO) - Đài Truyền hình TP HCM (HTV) tăng tốc với cải tiến, đổi mới cách tiếp cận công chúng trong năm 2025 ...

Nghệ sĩ tề tựu trong ngày Giỗ lần thứ 20 của nhạc sĩ Bắc Sơn

(NLĐO) - Ngày 14 tháng Giêng hàng năm gia đình cố nhạc sĩ NSƯT Bắc Sơn đều tổ chức giỗ. Năm nay tròn 20 năm, đông nghệ sĩ tề tựu ...

Cùng chuyên mục

“Công chúa mắt cười” của SNSD xác nhận tổ chức concert tại Việt Nam, giá vé gây chú ý

Tiffany Young (SNSD) vừa công bố tổ chức fan-concert tại Việt Nam khiến fan vỡ oà. ...

Tùng Dương, Nguyễn Xuân Son được đề cử ở Giải Cống hiến 2025

Ban Tổ chức vừa chính thức công bố top 5 đề cử tại các hạng mục của Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025. ...

Hát đơn giản là điều khó nhất tôi từng làm

Không khoe kỹ thuật thanh nhạc nhÆ° mọi khi, Hồ Quỳnh HÆ°Æ¡ng hát kiểu nhẹ nhàng, thủ thỉ trong MV mới; cô nói: "Hát đơn giản là điều khó nhất tôi từng làm". Hồ Quỳnh Hương vừa phát hành MV Thanh âm trái tim mở màn năm 2025. Ca khúc do Nguyễn Phúc Thiện sáng tác, phần sản xuất có sự tham gia của Only C.Từ trước đến nay, giọng ca Quảng Ninh được biết đến với giọng hát nội...

Soobin đối đầu Hieuthuhai tại giải thưởng Cống hiến 2025, Xuân Son được đề cử

Giải Cống hiến 2025 công bố các đề cá»­ với tên cầu thủ Xuân Son ở hạng mục Thể thao; giải năm nay cÅ©ng là cuộc cạnh tranh nảy lá»­a giữa Soobin và Hieuthuhai. Giải thưởng Cống hiến lần thứ 19 – 2025 vừa công bố danh sách đề cử, hé lộ những "cuộc đua" gay cấn trong làng nhạc Việt năm qua. Ban tổ chức giới thiệu 10 hạng mục giải thưởng âm nhạc chính, hứa hẹn một mùa...

Hồ Quỳnh Hương: “Hát đơn giản mới khó”

(Dân trí) - Hồ Quỳnh Hương vừa ra mắt MV mới, đánh dấu sự trở lại đường đua âm nhạc. Nữ ca sĩ gây chú ý khi tranh thủ "quảng bá" sản phẩm mới với bạn bè đồng nghiệp ngay tại lễ thành đôi của ca sĩ Vũ Cát Tường. Tối 12/2, Hồ Quỳnh Hương chính thức phát hành MV Thanh âm trái tim, đánh dấu sự trở lại sau 1 năm, kể từ khi ra mắt MV Cứ để...

Mới nhất

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane nhấn mạnh quan hệ hai nước Việt Nam - Lào đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất. ...

Xu hướng hẹn hò mới trong dịp Lễ tình nhân

Ứng dụng hẹn hò vừa cập nhật tính năng Khám phá, bổ sung các sở thích mới giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm nửa kia phù hợp hơn. Trong dịp...

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chỉnh Quy hoạch điện …

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Bộ Công Thương: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Vụ Pháp chế, Vụ Dầu khí và Than, Viện Năng lượng…; đại diện các bộ, ngành là thành viên của Hội đồng thẩm định;...

Nâng tầm càphê Việt thành văn hóa, nghệ thuật thế giới

Tại lễ khai mạc Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột–Điểm đến của càphê thế giới,” đại diện Tổ chức Càphê Quốc tế sẽ tham dự và công nhận Việt Nam là xứ sở...

Hai nữ đại gia kín tiếng chi nửa nghìn tỉ nắm vốn Địa ốc Hoàng Quân

Chi tiết vốn góp chủ sở hữu Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân có sự thay đổi. Bà Phan Thị Thanh Ngà và Nguyễn Thị Ngọc là những cổ đông mới xuất hiện, với số tiền góp...

Mới nhất