Trang chủNewsThời sựTăng cường gắn kết bền vững

Tăng cường gắn kết bền vững


thutg-duc.jpg
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (bên phải) đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Berlin (Đức).

Mối quan hệ Trung Quốc – Đức diễn ra khá tốt đẹp trong thập kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc và nhu cầu của nước này đối với ô tô, công nghệ Đức đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế số một châu Âu. Năm 2022 đánh dấu năm thứ bảy liên tiếp Trung Quốc giữ vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Đức, với giá trị trao đổi hàng hóa khoảng 300 tỷ euro. Hơn 5.000 công ty Đức với 1,1 triệu nhân viên đang hoạt động tại quốc gia Đông Á. Nền kinh tế Đức hưởng lợi lớn từ lao động giá rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào và thị trường nội địa khổng lồ của đối tác.

Trong bối cảnh đó, không lạ khi hai bên đặt nhau ở vị trí chiến lược trong tiến trình phát triển giữa lúc kinh tế toàn cầu nhiều khó khăn. Tầm quan trọng thể hiện trước hết là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Phát ngôn của lãnh đạo hai nước cũng toát lên nhu cầu xích lại gần nhau.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nêu rõ, thế giới ngày nay đang ở trong giai đoạn mới của sự thay đổi và điều cần thiết là Trung Quốc và Đức duy trì truyền thống hữu nghị song phương. “Thiếu hợp tác là rủi ro lớn nhất, thiếu phát triển là bất an lớn nhất”, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh khi gặp gỡ các doanh nghiệp hàng đầu của Đức. Về phần mình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hoan nghênh chuyến thăm và nhấn mạnh tầm quan trọng của vòng tham vấn cấp chính phủ giữa Đức và Trung Quốc lần thứ bảy, với chủ đề “Cùng nhau hành động bền vững”, vốn là hoạt động chỉ được Berlin tiến hành với các đối tác đặc biệt thân thiết.

Bên cạnh nỗ lực củng cố quan hệ hợp tác, giới quan sát cho rằng, Trung Quốc còn muốn cùng Đức vượt qua những khác biệt trong bối cảnh thế giới biến động. Hiểu biết chung vào lúc này đặc biệt quan trọng khi ngày càng có nhiều luồng “gió ngược” tác động lên mối quan hệ song phương. Trong đó, phải kể tới quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ đang trở nên căng thẳng và Liên minh châu Âu (EU) đang muốn giảm sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc cũng như những tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine… Trước việc Ủy ban châu Âu đề xuất chiến lược kiểm soát đầu tư và xuất khẩu sang Trung Quốc, tiếng nói của Berlin sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm EU không đi quá xa trong các quyết định điều tiết quan hệ thương mại.

Đức cũng như một số nước châu Âu còn mong muốn Trung Quốc đóng vai trò trụ đỡ trước những rủi ro có thể xảy ra do các chính sách gần đây của Mỹ. Việc Washington tận dụng sự thiếu hụt nguồn cung năng lượng của châu Âu do cuộc xung đột Nga – Ukraine để xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) với giá gấp 4 lần giá bán trong nước được mô tả là “không thể chấp nhận” với Đức. Trong khi đó, Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của xứ Cờ hoa có vẻ ngoài nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa trong giai đoạn chuỗi cung ứng bị đứt gãy nhưng thực tế lại mang tính bảo hộ khiến các ngành công nghiệp Đức mất lợi thế cạnh tranh.

Chỉ có điều, những mong muốn nói trên hiện đang đối mặt với một số rào cản. Nội bộ Berlin đang có xu hướng cảnh giác trước các quá trình thâu tóm và sáp nhập mà nhóm công ty hàng đầu của Trung Quốc đang tiến hành với nhiều doanh nghiệp Đức. Cùng với đó là lo ngại rò rỉ công nghệ và sáng chế độc quyền. Chưa kể, việc thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc ở thời điểm này cũng sẽ đòi hỏi sự khéo léo của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, để cân bằng quan hệ với các đồng minh trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7): Canada, Pháp, Italia, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Về phần mình, Bắc Kinh lâu nay vẫn lên tiếng chỉ trích các quan điểm của Berlin về cuộc xung đột tại Ukraine, cũng như về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc).

Dù thế nào, xu hướng quan hệ gắn kết “đôi bên cùng có lợi” giữa Đức và Trung Quốc là dễ thấy và có thể xem là tất yếu. Một số quan điểm khác biệt chắc chắn không thể ngăn cản hai bên tìm kiếm cơ hội hợp tác. Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc rõ ràng là một cơ hội quý báu để hai bên có thể ngồi lại cùng nhau, xác định rõ phương hướng và những bước đi phù hợp cho thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Singapore đắt đỏ nhất, tái thiết Ukraine sau xung đột, Giáo hoàng gặp Chủ tịch Cuba,

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/6.

Singapore đắt đỏ nhất, tái thiết Ukraine sau xung đột, Giáo hoàng gặp Chủ tịch Cuba

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/6.

Đất nước châu Âu này là điểm đến đầu tiên trong chuyến xuất ngoại của Thủ tướng Trung Quốc

Nhận lời mời của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ thăm chính thức Đức và tham dự tham vấn liên chính phủ Trung Quốc-Đức lần thứ 7.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

Từ ngày 22 đến 27-12, tại 33 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP" mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Phiên chợ nhằm giới thiệu, quảng bá nông sản chất lượng cao, thân thiện với môi trường; sản phẩm OCOP và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống từ các huyện, thị xã trên địa bàn...

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11

Chiều 25-10, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức buổi giới thiệu thông tin “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu”. Theo đó, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, từ ngày 31-10 đến ngày 4-11-2024, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên diễn ra triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Quy mô triển lãm...

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch là những giải...

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng thời Lý, bình ngự dụng và gốm Trường Lạc thời Lê sơ. Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Dấu ấn hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có dấu ấn to lớn, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước, tháng 12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Nguyễn Văn Huy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Thạch Hà, Hà Tĩnh đã làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, mặc dù còn hơn 9 năm công tác. ...

Nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán, tạo động lực tăng trưởng dài hạn

Bước vào năm 2025, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển...

Dự báo giá tiêu ngày mai 6/2/2025, trong nước tiếp đà tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 6/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 6/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 6/2/2025 giá tiếp đà tăng và vượt mốc...

Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng

Ngày 2/2 (tức Mùng 5 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác khảo sát thực địa, kiểm tra tình hình thực hiện hai dự án cao tốc: Đồng Đăng – Trà Lĩnh và Hữu Nghị - Chi Lăng. Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng -...

Quảng Nam thống nhất lập thủ tục cấp sổ cho Khu dân cư Cầu Hưng

Tỉnh Quảng Nam thống nhất tiếp tục được lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu dân cư Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), nhưng chỉ được chuyển nhượng cho người bị ảnh hưởng giải phóng mặt bằng của dự án. Quảng Nam thống nhất lập thủ tục cấp sổ cho Khu...

Mới nhất