Trang chủNewsThời sựBộ GD-ĐT: Trường đại học được tự chủ triển khai các chương...

Bộ GD-ĐT: Trường đại học được tự chủ triển khai các chương trình chất lượng cao


SGGPO


Những ngày gần đây, thông tin về việc Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT (Thông tư 11) về việc bãi bỏ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18-7-2014 (Thông tư 23) quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) trong giờ học thực hành
Sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) trong giờ học thực hành

Theo Thông tư 11 của Bộ GD-ĐT, các khóa đã tuyển sinh trước ngày 1-12-2023 (là ngày Thông tư 11 có hiệu lực) được tiếp tục thực hiện việc tổ chức đào tạo cho đến hết khóa học theo các quy định tại Thông tư 23.

Bộ GD-ĐT lý giải, việc bãi bỏ Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT là cần thiết và phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học 2018. Cụ thể, Khoản 6 Điều 65 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao; có trách nhiệm quản lý, giám sát mức thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo”.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2018, khái niệm chương trình đào tạo chất lượng cao đã không còn tồn tại, việc phát triển các loại chương trình đào tạo khác nhau thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo tuân thủ các quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết, Bộ GD-ĐT khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo có các yêu cầu về chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra cao hơn so với chuẩn do Bộ GD-ĐT quy định. Các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm công khai, minh bạch thông tin đối với các chương trình đào tạo do trường cung cấp, cam kết với người học về tuyên bố chất lượng đầu ra của các chương trình đào tạo này, đồng thời thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các bên liên quan cũng như toàn xã hội.

Theo Bộ GD-ĐT, như vậy, việc bãi bỏ Thông tư 23 không có nghĩa là các cơ sở giáo dục đại học không còn hay không được triển khai các chương trình chất lượng cao. Điều này cũng không ảnh hưởng tới việc tuyển sinh và đào tạo các chương trình đào tạo khác nhau của các cơ sở giáo dục đại học. Các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ trong việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo, nhưng dù với tên gọi là gì cũng cần đảm bảo tuân thủ các quy định về chuẩn chương trình đào tạo, về việc đảm bảo chất lượng từ đầu vào, các điều kiện dạy và học, quá trình đào tạo cho đến đầu ra, cũng như các các quy định khác liên quan đến đào tạo.

Theo Bộ GD-ĐT, việc xây dựng và thực hiện các chương trình chất lượng cao (có yêu cầu cao hơn về chuẩn đầu ra, về các điều kiện đảm bảo chất lượng…) thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Về học phí, các cơ sở giáo dục đại học xác định và thực hiện theo các quy định của Chính phủ tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Theo Nghị định 81 về học phí của Chính phủ, với các chương trình đào tạo đạt kiểm định, trường đại học được tự xác định học phí. Do đó, việc không còn chương trình đào tạo mang tên chất lượng cao gần như không ảnh hưởng đến việc đào tạo, tuyển sinh và nguồn thu học phí của các trường. Các trường đã tự chủ, muốn mở chương trình đào tạo thu học phí cao hơn đại trà thì xây dựng chương trình và công bố, chịu trách nhiệm, giải trình với xã hội.

Theo ghi nhận, nhiều trường đại học đã chủ động loại bỏ chương trình chất lượng cao khỏi đề án tuyển sinh năm nay hoặc thay bằng một tên gọi khác. Ví dụ, trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội không còn tuyển sinh chương trình Răng – Hàm – Mặt chất lượng cao; trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP HCM bỏ tên chương trình chất lượng cao mà chuyển thành chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.

Như vậy, thực chất việc xóa sổ chất lượng cao ở đại học chỉ là thay tên gọi.

Hiện nay, rất nhiều trường đại học ở Việt Nam đều triển khai đào tạo chương trình chất lượng cao, thu học phí cao hơn, chủ yếu là dạy bằng tiếng Anh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực số cho người học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực số cho người học, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/3/2025. ...

Tăng cơ hội tiếp cận thí sinh

Trong nhiều năm qua, các gian hàng triển lãm tại chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên được đánh giá là nơi kết nối trực tiếp và hiệu quả nhất giữa các trường ĐH, CĐ, trung cấp... với thí sinh. ...

Chờ tháo gỡ băn khoăn môn tích hợp

Bạn đọc đánh giá việc các giáo viên phải vừa dạy, vừa tra cứu, lại vừa rút kinh nghiệm khi dạy môn tích hợp đã khiến cộng đồng băn khoăn, lo lắng. ...

Hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đào tạo đã hết hiệu lực

Bộ GD-ĐT đã có quyết định về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT hết hiệu lực trong năm 2024. ...

Nhiều thay đổi lớn của giáo dục có hiệu lực từ đầu năm

Từ tháng 2, nhiều chính sách, thay đổi đặc biệt quan trọng của giáo dục có hiệu lực, dự báo tác động lớn đến việc dạy học và thi cử của các nhà trường phổ thông. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Nhiệt độ hạ thấp, miền Bắc rét đậm, trời nồm ầm

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại diện rộng. Nhiệt độ vùng núi có nơi xuống dưới 3 độ C, vùng núi cao có khả năng xuất hiện mưa tuyết và băng giá. Một đợt không khí lạnh mạnh đang tiến về phía Nam và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày tới. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc...

Cùng chuyên mục

Tân Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hải Dương là ai?

Ông Nguyễn Quang Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hải Dương. ...

Kiến nghị tâm huyết, tạo hành lang thuận lợi cho báo chí phát triển trong bối cảnh mới

(CLO) Chiều ngày 7/2, thực hiện Chương trình công tác năm 2025, để chuẩn bị cho công tác thẩm tra Dự án Luật Báo chí (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng làm trưởng đoàn đã...

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến có chủ đề Ngân sách Ấn Độ năm 2025 và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Ấn Độ. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị bàn giao công tác của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị bàn giao công tác của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ ông Trần Cẩm Tú sang ông Nguyễn Duy Ngọc. ...

Bảo trì đường bộ góp phần phát triển kinh tế

Đó là ý kiến của Phó cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Thanh Hoài tại Lễ phát động triển khai công tác quản lý bảo trì đường bộ năm 2025. ...

Mới nhất

Bất ngờ được thừa kế hàng triệu đô từ một người lạ

Một câu chuyện như trong cổ tích vừa xảy ra tại một thị trấn nhỏ ở Pháp, khi nơi đây bất ngờ được một người đàn ông ở Paris giàu có để lại một gia tài kếch xù. ...

Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý ở một làng chài Bình Định đón nhận Bằng chứng nhận đặc biệt này

Ngày 7/2, tại xã Nhơn Lý (TP.Quy Nhơn, Bình Định), UBND TP Quy Nhơn phối hợp Sở VH&TT tổ chức Lễ đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc...

Việt Nam-Pakistan hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương vượt 1 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đại sứ Kohdayar Marri trong việc thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Pakistan kể từ khi nhận nhiệm vụ, đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau...

Kiến nghị tâm huyết, tạo hành lang thuận lợi cho báo chí phát triển trong bối cảnh mới

(CLO) Chiều ngày 7/2, thực hiện Chương trình công tác năm 2025, để chuẩn bị cho công tác thẩm tra Dự án Luật Báo chí (sửa đổi), Thường trực Ủy ban...

Mới nhất