Trang chủDestinationsThanh HóaĐắm say một vùng lịch sử

Đắm say một vùng lịch sử


Mảnh đất Nga Sơn vẫn thường gợi thương, gợi nhớ về một vùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với thế núi, hình sông, đồng bãi xanh mướt cùng hệ thống di tích lịch sử – văn hóa, thấm đượm bao truyền thuyết, huyền thoại… Chỉ riêng một dòng Hoạt giang bao đời vẫn êm đềm nước chảy cũng đủ dệt nên bức tranh phong cảnh hữu tình, ghi dấu những địa danh, di tích, thì thầm kể chuyện tình yêu đôi lứa ngàn năm…

Đắm say một vùng lịch sử - văn hóa đôi bờ Hoạt giang

Cảnh sắc tươi đẹp đôi bờ Hoạt giang. Ảnh: tư liệu

Sông Hoạt phát nguồn từ vùng Yên Thịnh, Hà Trung ở độ cao 125m so với mực nước biển, xuôi dần về phía cửa biển, trải dài 55 km, chảy qua 2 huyện Hà Trung và Nga Sơn. Từ khu vực cầu Cừ trở lên thường gọi là sông Man Bảo, khu vực dưới cầu Cừ thân thuộc gọi tên sông Hoạt. Tại lối Nga Vịnh, sông Hoạt thu nhận một nhánh sông từ phía Bắc chảy về là sông Tống; từ cửa sông Tống đến biển thường gọi là sông Càn. Sông Càn theo hướng Tây – Đông chảy xuống Nga Điền, cách biển khoảng 12 km thì chuyển hẳn hướng Bắc – Nam, gần như vuông góc với hướng cũ chảy qua hai xã Nga Thái, Nga Thủy và ra biển ở cửa Càn. Vượt khỏi cầu Cừ, sông Hoạt đi vào một vùng thấp, sau đó len giữa một dãy núi đá vôi dài khoảng 5m (chiếm 1/10 chiều dài sông, thuộc 3 xã Nga Giáp, Nga An, Nga Thiện). Phác thảo lại đây hành trình của dòng sông Hoạt để thấy rằng: đời sông vẫn luôn thủy chung, son sắt với đất và người Nga Sơn, cùng vẽ nên cảnh sắc say đắm lòng người, cùng dệt nên những vỉa tầng lịch sử – văn hóa độc đáo, tiêu biểu.

Xuôi dòng Hoạt giang, về với vùng đất Nga Thiện, nơi có động Từ Thức và câu chuyện tình Từ Thức – Giáng Hương nổi danh. Động Từ Thức còn được gọi với cái tên mỹ miều khác – động Bích Đào, là hệ thống hang động núi đá vôi nằm trên sườn một ngọn núi đá nhỏ, xung quanh là cánh đồng lúa xanh ngút ngàn, dài khoảng 200m, rộng hàng nghìn m2, vòm hang chỗ cao nhất chừng 40m, được ví như “danh sơn đệ nhất động” của trời Nam. Ngay từ lối vào động, cảnh sắc thiên nhiên đã khiến lòng người chộn rộn niềm yêu thích, hứng khởi. Những bóng cây cổ thụ che rợp khoảng trời, những bộ rễ cây thuộc họ dây leo đu mình sà xuống con đường bê tông hơn 100 bậc thang dẫn lối lên động càng tạo nên cảm giác hoang sơ, u tịch, huyền bí như đang bước trên con đường dẫn tới chốn tiên cảnh bồng lai. Nhiều du khách không khỏi thích thú mà ngồi lên những chiếc rễ cây, tưởng tượng như mình đang trở lại thuở sơ khai, bản năng, gần gũi tự nhiên nhất. Ngay trước cửa động, du khách sẽ bắt gặp hai bài thơ chữ Hán khắc trên đá ca ngợi vẻ đẹp của động do các bậc tao nhân mặc khách động lòng mà nên thơ…

Điểm làm nên sức hấp dẫn, đặc sắc của động Từ Thức chính là hệ thống thạch nhũ với muôn hình vạn trạng, lóng lánh sắc màu. Ai đã một lần đến với động Từ Thức, hẳn sẽ không khỏi xuýt xoa, trầm trồ trước sự sắp đặt tài tình, kỳ công của tạo hóa đã tạo nên bao nhiêu cảnh đẹp như thực, như mơ, lung linh rực rỡ sắc màu, muôn hình vạn trạng. Động Từ Thức được chia làm 3 động nhỏ: động ngoài, động giữa và động trong, hay thường gọi là ba cung. Tưởng chừng như khi ta chạm bàn tay vào những khối thạch nhũ ấy sẽ nghe được âm thanh từ miền hư vô nào vọng lại, kể chuyện tình chàng Từ Thức – nàng Giáng Hương: Rời thuyền thừa hứng viếng Từ công/ Cửa động y nguyên khóa ánh hồng/ Xiêm ráng vách treo rờn gấm vóc/ Phượng reo đá gõ vọng cung thương/ Duyên tiên từ thuở ba sinh hẹn/ Bể khổ nay đà mấy độ dâng/ Chớ bảo giao trì ngày thấm thoát/ Chơi đây nào khác dạo Bồng Lang (bài thơ của chúa Trịnh Sâm, Hồng Phi phiên âm và dịch). Tiên cảnh và trần thế, hư và thực đan xen trong câu chuyện, chứng tỏ chất lãng mạn, lạc quan, yêu cuộc sống là bản tính của dân tộc Việt Nam. Câu chuyện tình yêu của Từ Thức – Giáng Hương đã thổi hồn cho đá núi? Hay chính sự hiện diện của đá núi đã khẳng định thêm sức sống của câu chuyện tình yêu ấy? Chẳng cần rạch ròi phân định, bởi lẽ đá, núi và câu chuyện tình ấy đã hòa quyện, sống trong nhau và cùng nhau thăng hoa, ghi dấu.

Đắm say một vùng lịch sử - văn hóa đôi bờ Hoạt giang

Động Bạch Á với nét đẹp hoang sơ, kỳ bí.

Một thắng cảnh nổi tiếng của Nga Thiện đó là núi bia thần, nơi thuở xưa có một mỏm đá nhô ra sông thuyền bè có thể đi luồn dưới gầm núi, trên núi có khắc chữ “Thần” bằng Hán tự rất lớn. Điều đặc biệt ở Nga Sơn là sự hiện diện của nhiều địa danh được gắn với chữ Thần (cửa Thần Phù, bia thần, giếng thần…). Và núi bia thần trên hành trình sông Hoạt xuôi dòng đã lưu dấu thêm phần kỳ bí, nhuốm màu sắc tâm linh. Nhìn nét chữ khỏe khoắn, phóng khoáng được khắc tạc trên đá, ở một vị trí núi non hiểm trở như muốn chứng tỏ rằng nơi đây là vùng đất thiêng, có thần linh che chở, phù hộ.

Cũng trên mảnh đất Nga Thiện này, bên cạnh sức hấp dẫn của động Từ Thức, du khách có thể ghé thăm động Bạch Á – thắng cảnh độc đáo, nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử – văn hóa. Động Bạch Á (hay còn gọi là động Bạch Ác, Bạch Nha, Biên Phúc Cốc), nằm trong lòng một núi đá, từ xưa vốn đã được biết đến là một nơi có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Người xưa đặt tên động là Bạch Á, nghĩa chữ Hán là “quạ trắng” bởi nơi đây, từ xa hướng tầm mắt về phía cửa động thấy tựa như một con quạ khổng lồ đang sải rộng đôi cánh giữa một khoảng trời rộng lớn bàng bạc mây. Đất trong động có màu ngà ngà trắng, sông nước bao bọc xung quanh nên cảnh sắc xung quanh động càng như mở ra mênh mông. Động Bạch Á còn là nơi có rất nhiều dơi cư trú. Vì vậy, từ xưa tới nay, Nhân dân địa phương còn gọi động theo tên khác nữa là động Dơi (Biên Phúc Cốc). Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi chép về chùa và động Bạch Á: “Ở phía tả núi Thần Phù, thuộc xã Nội Trị, phía trước tới con sông nhỏ nổi lên một ngọn núi, trong núi có một cái động, cao rộng thanh thú khác thường. Nhân động dựng chùa, trong chùa có một pho tượng, ngoài chùa có xây cửa, trông thẳng ngay xuống Nga cảng. Ngư hò tiều hát, kinh đọc chuông kêu, thực là một cảnh đáng ưa giữa nơi san thủy hữu tình”. Ngày nay, du khách đến với động Bạch Á không còn được nhìn thấy cảnh sông nước vây quanh động nữa mà thay vào đó là thảm thực vật xanh tốt, um tùm phủ bóng phía trên động. Tiếng chim hót lảnh lót ngân nga hòa cùng màu xanh mướt mát của cây rừng ngỡ như động Bạch Á chính là sân khấu mà tạo hóa khéo sắp đặt để bản hòa ca ấy được cất lên. Ngoài tấm bia khắc chữ Phật có kích thước 1,8m đặt trước cửa động, hiện vật có giá trị nhất trong động phải kể đến hệ thống rồng lớn, nhỏ ngậm ngọc làm bằng đá vôi trắng chầu hai bên, theo các bậc cấp dẫn lối lên cửa động.

“Lênh đênh cửa Thần Phù/ Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”, câu ca xưa tái hiện một vùng cửa biển sóng to, nước giữ trên hải trình Hoạt giang xuôi dòng về với biển. Non nước Thần Phù là vùng danh thắng bậc nhất trong 12 cửa biển. Vùng cửa biển này cũng là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam về các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Theo “Nam Ông mộng lục”, Vua Lý Thái tông mang quân Nam tiến để đánh dẹp Chiêm Thành, đến cửa biển này gặp gió to sóng dữ, không đi được, may nhờ một đạo sĩ có phép thuật cao minh dẹp yên sóng dữ. Trên đường trở về, đạo sĩ mất. Vua biết tin, cho lập đền thờ ở ngay cửa biển, phong hiệu là “Áp lãng chân nhân” (người dẹp yên được sóng dữ) và gọi tên nơi đây là cửa biển Thần Phù. Một vùng cửa biển linh thiêng quy tụ nhiều di tích: đền Áp lãng chân nhân, chùa Hàn Sơn, đình Phù Sa…, trong đó chùa Hàn Sơn (xã Nga Điền, Nga Sơn) như nét chấm phá đặc sắc. Chùa được xây dựng tại khu vực cửa biển năm 1797, đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Chùa được xây dựng với kết cấu tiền phật hậu thánh, có tam quan uy nghi, hồ bán nguyệt…

Như một dải lụa mềm mại, Hoạt giang – một vùng non nước đắm say lòng người, vùng lịch sử – văn hóa – tâm linh đặc sắc. Đó là tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của Nga Sơn mà không phải nơi nào cũng có được. Tuy nhiên, để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế ấy, huyện Nga Sơn cần có sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng, xứng tầm hơn nữa, quyết liệt trong ý chí, linh hoạt, sáng tạo, đột phá trong hành động.

Bài và ảnh: Thảo Linh



Nguồn

Cùng chủ đề

Nông dân nhìn trời… khóc hậu bão Yagi

(Dân trí) - Do ảnh hưởng của bão Yagi, hàng trăm héc-ta lúa sắp đến vụ thu hoạch của người dân ở Thanh Hóa bị gãy đổ, ngập sâu trong nước, nhiều diện tích thiệt hại nặng nề. Chiều 8/9, thông tin từ Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, do ảnh hưởng của bão Yagi (bão số 3), toàn tỉnh này có hơn 1.700ha lúa bị...

Độc đáo ngôi mộ đá 5.700 năm tuổi có thể là nơi an nghỉ của vua Arthur huyền thoại

Một ngôi mộ đá cổ 5.700 năm tuổi có thể là nơi an nghỉ của vị vua huyền thoại nổi tiếng nhất nước Anh.

Tìm thấy nơi có thể là đảo Atlantis huyền thoại?

Các nhà khoa học Tây Ban Nha vừa phát hiện một số hòn đảo đã chìm xuống đại dương từ hàng triệu năm trước ở ngoài khơi nước này, một số vẫn còn nguyên cả bãi biển xung quanh.

'Huyền thoại' mắc cạn, nằm chờ phát mãi bên bãi biển đẹp bậc nhất Việt Nam

Vịnh Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là một trong những danh thắng thiên nhiên đẹp nhất Việt Nam, là vịnh biển gần như nguyên sơ, nằm dưới chân đèo Hải Vân với hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Sau 15 năm tham gia câu lạc bộ và được công nhận là vịnh đẹp thế giới, với sự hỗ trợ hiệu quả của địa phương, Lăng Cô đã có những sự phát triển vượt...

Hành trình về nguồn đường Trường Sơn huyền thoại: ‘Xương máu tôi để lại nơi này’

Tiếp sau lễ Kỷ niệm 65 năm mở đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại, các cựu thanh niên xung phong, cựu chiến binh đã có dịp trở lại chiến trường xưa, nơi họ đã từng phải đổ máu, mồ hôi, nước mắt... để bảo vệ huyết mạch tuyến đường. "Xương máu nằm lại giữa rừng sâu" Sáng 17.5, sau khi kết thúc lễ Kỷ niệm 65 năm mở đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại, các cựu thanh niên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Bài đọc nhiều

[Podcast] – Tản văn: Hương xưa xà cừ

(Baothanhhoa.vn) - Dù không gây sự chú ý như những loài hoa cùng nở trong mùa hè như phượng vĩ, bằng lăng, nhưng hương hoa xà cừ luôn đem đến cho chúng ta một cảm giác man mác, bình yên. Nguồn

Bài học đắt giá của các nam thanh niên trong vụ án gây rối trật tự công cộng

Cùng với sự phát triển của xã hội, mối liên kết trong gia đình lỏng lẻo, mặt trái của cơ chế thị trường, những cám dỗ của cuộc sống hiện đại đã khiến tội phạm là người chưa thành niên (hay còn gọi là người dưới 18 tuổi) có chiều hướng gia tăng. Trong đó, có rất nhiều vụ việc xảy ra chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ mà nhiều người chưa thành niên đánh nhau, cố ý...

Thác Muốn đang chờ được “đánh thức”

Chúng tôi quyết định đến tắm thác Muốn, xã Điền Quang (Bá Thước) vào những ngày nắng nóng như đổ lửa. Con đường cách đây khoảng chục năm chỉ có dân địa phương mới đến được thì nay đã đi vào tận chân thác. Câu hát “Muốn ăn ngô thì ra Rằm Tám/ Muốn ăn cơm gạo tám thì vào làng Mười”, làng Mười chính là nơi có thác Muốn quanh năm nước chảy.Nhiều bạn trẻ thích thú...

Đặc sắc Lễ hội Cầu Ngư Lạch Bạng năm 2023

Sáng 30-5 (tức ngày 12-4 năm Quý Mão), UBND phường Hải Thanh (thị xã Nghi Sơn), đã long trọng tổ chức Lễ hội Cầu Ngư Lạch Bạng năm 2023.Đền Lạch Bạng nơi tổ chức Lễ hội Cầu Ngư.Từ xa xưa, phù sa hợp phần của 2 nhánh sông Kênh Than và sông Bạng đã hình thành nên mảnh đất Thanh - Bình. Từ khi khai hoang lập làng, nghề nghiệp chính của người dân nơi đây vẫn là...

[Podcast] Truyện ngắn: Áo tơ hồng

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: [email protected]ên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. Nguồn

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Dàn mỹ nhân Thái Lan diện áo dài dịp Tết

Dàn mỹ nhân nổi tiếng của Thái Lan gồm hoa hậu Engfa Waraha, Charlotte, Mailin, Meena diện áo dài của NTK Đức Vincie trong chuyến sang Việt Nam quảng bá phim "Petrichor the series". Dàn người đẹp nổi tiếng của xứ chùa Vàng có chuyến công tác sang Việt Nam để quảng bá cho dự án phim Petrichor The Series....

Xuất khẩu nông sản và những mảng chưa ‘sáng’

Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu, nhưng nông sản Việt vẫn còn những mảng ‘xám’ đòi hỏi ngành hàng này cần tiếp tục khắc phục. Rau quả đối diện với bài toán chất lượng Năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục. Theo số...

Thưởng Tết cho giáo viên: Làm sao để nhà giáo ‘vui như Tết’?

Trải qua hơn 38 năm công tác, tôi chưa bao giờ biết tiền thưởng Tết là gì. Cũng có năm chúng tôi được phát tiền vào dịp Tết nhưng thực tế đó là tiền tiết kiệm chi trong ngân sách chi thường xuyên của các trường còn kết dư chia cho giáo viên. Tết Ất Tỵ 2025 lại đến. Những...

Hàng tươi sống đắt khách

Vào ngày 28 Tết, không khí mua sắm trên thị trường tiếp tục sôi động. Các mặt hàng tươi sống được người dân chọn mua nhiều. Hàng hóa đa dạng, phong phú Theo Báo cáo nhanh tình hình thị trường một số mặt hàng phục vụ Tết Ất Tỵ ngày 27/01/2025 tức ngày...

Chuyên gia chia sẻ mẹo hay giúp người bệnh thận ăn tết mà không lo lắng

Đối với người mắc bệnh thận mạn tính, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần để kiểm soát các...

Mới nhất