Trang chủNewsNhân quyềnTăng cường vai trò của báo chí với phòng chống tội phạm...

Tăng cường vai trò của báo chí với phòng chống tội phạm động vật hoang dã


Theo ông Lê Trọng Đảm, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, trong khuôn khổ Dự án Bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp do USAID tài trợ, Báo Nông nghiệp Việt Nam cùng Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp, Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên-WWF và Tổ chức TRAFFIC International đã ký kết hợp tác triển khai các hoạt động.

20230613120218_img_3038.jpg
Các đại biểu cùng thảo luận, chia sẻ về vấn đề tăng cường sự tham gia của phóng viên, nhà báo trong phòng chống buôn bán động vật hoang dã

Một trong những nội dung trọng tâm của Dự án là kiện toàn, mở rộng, phát triển mạng lưới phóng viên điều tra về tội phạm động vật hoang dã, thúc đẩy nỗ lực của khối nhà nước, tư nhân trong đấu tranh chống buôn bán ĐVHD nhằm phát hiện, đưa tin về tội phạm động vật hoang dã.

Các tổ chức, các chuyên gia về ĐVHD sẽ hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho các phóng viên, nhà báo tham gia Mạng lưới về các kiến thức, kinh nghiệm điều tra hành vi săn bắt, buôn bán, vận chuyển, sử dụng ĐVHD trái pháp luật, đặc biệt là ĐVHD nguy cấp. Từ đó, giúp nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho đội ngũ nhà báo, phóng viên về khung pháp lý, chính sách về bảo tồn ĐVHD.

Đặc biệt, Mạng lưới sẽ là cơ quan kết nối, phối hợp với các nhà báo, phóng viên trong việc điều tra, viết bài và đăng tải các bài báo, phóng sự truyền hình, chuyên đề, ấn phẩm trong việc đấu tranh với hành vi buôn bán, vận chuyển và sử dụng ĐVHD trái pháp luật. Ngoài ra, Dự án cũng sẽ tiến hành tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng đối với các vụ án liên quan đến tội phạm ĐVHD thông qua hoạt động trao giải báo chí hàng năm.

Các hoạt động của Mạng lưới sẽ hỗ trợ đắc lực và hiệu quả chiến dịch truyền thông “Nói không với hành buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã trái pháp luật trong toàn xã hội tại Việt Nam” – ông Đảm cho biết.

z4427930200527_e095796095c5c003f666a6a7113b916b.jpg
TS. Vương Tiến Mạnh, Phó giám đốc CITES Việt Nam chia sẻ về thực trạng buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật tại Việt Nam

Chia sẻ về thực trạng buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam, TS. Vương Tiến Mạnh, Phó giám đốc CITES Việt Nam cho biết, giai đoạn 2019 – 2021, các cơ quan đã xét xử gần 400 vụ việc vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã theo Điều 244 của Bộ Luật hình sự, với trên 500 bị cáo bị truy tố. Riêng với sừng tê giác, từ tháng 8/2019 đến hết năm 2021, lực lượng Hải quan đã bắt giữ, tịch thu trên 353kg sừng tê giác nhập khẩu trái pháp luật.

Về khó khăn đối với công tác phòng chống hiện nay, theo ông Mạnh, đó là lợi nhuận trong buôn bán động vật khoang dã quá cao, trong khi cách tiếp cận vấn đề khác nhau giữa các cơ quan quản lý, thực thi, các tổ chức, thể chế không toàn diện. Việt Nam lại nằm trong tuyến đường vận chuyển, trung chuyển động, thực vật hoang dã quốc tế nên xuất hiện hoạt động của các tổ chức tội phạm liên biên giới.

Tình trạng nở rộ phương thức buôn bán trái phép động vật hoang dã nơi mạng xã hội cũng diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, mức độ ưu tiên kiểm soát buôn bán trái pháp luật động vật, thực vật hoang dã ở một số cơ quan, địa phương chưa cao; năng lực áp dụng công nghệ, chia sẻ thông tin ở nhiều cán bộ thực thi luật bảo vệ động vật hoang dã còn hạn chế…

20230613_091912.jpg
Ông Bùi Đăng Phong, Phó Giám đốc Văn phòng Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp – WWF chia sẻ về Dự án bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp

Đồng quan điểm, ông Bùi Đăng Phong, Phó Giám đốc Văn phòng Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp – WWF cho rằng, những năm gần đây, số tang vật các vụ buôn bán ĐVHD đã giảm nhiều. Bên cạnh hiệu quả từ việc thực thi pháp luật và tuyên truyền, nguyên nhân chính là do số lượng các loài trong tự nhiên đã suy giảm nghiêm trọng, không còn xuất hiện nhiều nữa.

Theo bà Nguyễn Thúy Quỳnh, Giám đốc truyền thông WWF, các cơ quan báo chí đã thể hiện vai trò mạnh mẽ trong giám sát và thúc đẩy sự chuyển đổi của xã hội. Trong công tác phòng chống buôn bán ĐVHD, điển hình là loạt bài “Đột kích các tổng kho hành quyết chim trời” của báo Dân Việt. Sau loạt bài, các cơ quan chức năng đã vào cuộc. Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

Gợi ý về một số mảng đề tài còn mờ nhạt, đại diện WWF chỉ ra, báo chí cần khắc họa chân dung của vấn đề buôn bán ĐVHD trái phép, tập trung vào các đường dây buôn bán quy mô lớn chứ không chỉ là các trường hợp không diển hình như các nhà hàng nhỏ lẻ, chỗ săn bắn nhỏ lẻ. Báo chí cần tập trung nhiều hơn vào giải thích nạn buôn bán ĐVHD trái phép chịu tác động bởi yếu tố nào, đặc biệt từ góc độ nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ ĐVHD. Các bài viết cần ghi nhận đây là vấn đề xuyên biên giới, xuyên lục địa để giúp độc giả hiểu rõ hơn tính nghiêm trọng của vấn đề.

Trên báo chí hiện nay vẫn còn thiếu các bài viết về các đối tượng, các đường dây buôn bán ĐVHD, làm rõ động cơ thúc đẩy họ tham gia và động cơ giúp họ ngừng tham gia. Việc tăng cường chủ đề này sẽ giúp các cơ quan chức năng xử lý một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần có thêm các bài viết nhìn lại, tổng kết vấn đề xử lý các tội phạm liên quan đến ĐVHD, các điển hình tốt và những kẽ hở quy định, luật pháp về vấn đề này.

“Để hoạt động của báo chí có sức ảnh hưởng, phóng viên, nhà báo cần cân nhắc đến yếu tố tần suất tin bài, quy mô loạt bài và hướng tới tác động xã hộ có thể đo đếm được, như: cơ quan hữu trách vào cuộc, báo chí đồng loạt lên tiếng, các đối tượng và đường dây bị bắt giữ, triệt phá…” – bà Nguyễn Thúy Quỳnh nhấn mạnh.

anh-1.jpg
Quang cảnh hội thảo

Tại Hội thảo, đại diện cơ quan quản lý, các tổ chức về bảo tồn ĐVHD, các phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí đã cùng thảo luận về khó khăn trong tác nghiệp và nhu cầu hỗ trợ về kỹ năng trong điều tra hoạt động buôn bán ĐVHD; những vấn đề cần đưa ra trong hoạt động của Mạng lưới phóng viên để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, thông tin trong thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

ĐBQH đề xuất giao cho các cơ quan báo chí được quyền tự chủ diện tích quảng cáo

Chiều 25/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Đề cập đến quảng cáo trên báo in, ĐB Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cho...

Sửa đổi Luật Báo chí sẽ có một mục về “kinh tế báo chí”

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi sửa Luật Báo chí sắp tới, Bộ sẽ có một mục về kinh tế báo chí, cho phép cơ quan báo chí lớn được kinh doanh nội dung, lĩnh vực truyền thông. ...

Báo chí muốn giữ vững ‘trận địa’, phải quay về những giá trị cốt lõi

(TN&MT) - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phải làm khác mạng xã hội, quay về những giá trị cốt lõi của báo chí, tin xác thực, chính xác, khách quan, có trách nhiệm giải trình, đạo đức nghề nghiệp. Trả lời chất vấn của đại biểu Tạ Thị...

Khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài

Theo đó, ngày 8/11, báo chí có phản ánh về tình trạng “bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: không phiếu thu, đóng tiền vào tài khoản cá nhân” tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Bệnh viện Giao thông vận tải. Trước thông tin trên, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải khẩn trương...

“Nhà báo Nguyễn Đức Cảnh với Báo chí Cách mạng Việt Nam”

Đây là chương trình ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn) xuất bản số đầu tiên (1/10/1929 – 1/10/2024) do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Tổng biên tập. Chương trình cũng nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (1925 – 2025). Tọa đàm nhằm tôn vinh những cống hiến to lớn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10/3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Cộng hòa Indonesia từ ngày 9-11/3/2025 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, hai nước đã ra "Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam". ...

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Về tài nguyên nước:a) Văn bản xin chủ...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột để Đắk Lắk tiến bước vào kỷ nguyên mới

Đây là mong muốn, niềm tin tưởng của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk tại Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025), dấu mốc lịch sử trọng đại mở đầu cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, sáng 10/3. ...

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Phát...

Bài đọc nhiều

Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ bài toán đầu tư xây dựng hạ tầng

Ông Ngô Hoàng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: Nhằm tháo gỡ nút thắt hạ tầng giao thông cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều dự án giao thông quy mô lớn đã và đang được khởi động...

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ cử đại diện tham dự hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.

Tổng giám đốc WHO chúc mừng thành tựu y tế của Việt Nam

Tổng giám đốc Tổ chức y tế thế giới (WHO) nói, WHO tự hào khi chứng kiến những chuyển biến trong lĩnh vực y tế của Việt Nam trong thời gian qua, WHO sẽ tiếp tục duy trì phối hợp và hỗ trợ mạnh mẽ cho Việt Nam trên hành trình mang lại cuộc sống khỏe mạnh, an toàn và thịnh vượng hơn cho toàn thể người dân.

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW...

Sáng 18/5/2025, Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị, được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại trụ sở Tổng công ty kết nối với...

Bài cuối: Nền tảng khoa học cho bảo tồn và phát huy giá trị toàn cầu

VHO - Trên hành trình hơn 600 năm của Di sản Thành nhà Hồ, những khối đá khổng lồ vẫn sừng sững giữa trời không chỉ là di tích lịch sử, mà còn là biểu tượng cho tinh thần dân tộc và trí tuệ thời đại. Trong tương lai, khi các dự án bảo tồn – phục dựng Thành...

MISA là doanh nghiệp tiêu biểu được trình bày với Lãnh đạo Đảng và Nhà nước về thành tựu phát triển kinh tế tư...

Hà Nội, ngày 18/5/2025 – Trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Công ty Cổ phần...

Bài 2: Khẳng định tính xác thực của di sản

VHO - Không chỉ là công trình đá vĩ đại giữa vùng đất địa linh, Thành Nhà Hồ còn ẩn giấu trong lòng đất một kho tàng hiện vật phong phú, quý giá. Chính những mảnh gốm, viên gạch, chân tảng, cấu kiện kiến trúc… được tìm thấy qua các cuộc khai quật khảo cổ học trong gần...

Mới nhất