Trang chủDestinationsLâm ĐồngKhông thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của phong trào...

Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của phong trào thi đua yêu nước


75 năm sau khi ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), tư tưởng Hồ Chí Minh về mục đích, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả phù hợp với nhiệm vụ của từng giai đoạn dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự.





 

Bất chấp sự xuyên tạc của các phần tử cơ hội, phản động, các thế lực thù địch thì sức sống và giá trị không thể phủ nhận của phong trào thi đua yêu nước trong những thập niên qua chính là minh chứng sinh động nhất bác bỏ những luận điệu phản động, bôi đen sự thật về thi đua yêu nước được tung lên mạng xã hội thời gian qua!

THI ĐUA YÊU NƯỚC ĐỂ GÂY “HẠNH PHÚC CHO DÂN”

Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng:  Mục đích của thi đua là để “Diệt giặc đói, Diệt giặc dốt, Diệt giặc ngoại xâm”[1] nhằm thực hiện “Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc[2]”. Vì thế, để thi đua trở thành phong trào cách mạng của quần chúng, phát triển rộng rãi, sôi nổi, ăn sâu, lan rộng khắp về mọi mặt, thì “cách làm là dựa vào: Lực lượng của dân, Tinh thần của dân, để gây: Hạnh phúc cho dân”[3] và “các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia công việc, Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn, Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp, Đồng bào công nông thi đua sản xuất, Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh, Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân, Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng”[4]…

Sau lời kêu gọi thi đua yêu nước của Người, những năm sau đó (trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, cứu nước) trên khắp mọi miền của Tổ quốc, các phong trào thi đua yêu nước không chỉ là động lực của sự phát triển, là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, mà còn là một nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Rất giản dị và ngắn gọn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng “công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”[5] và thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các tầng lớp nhân dân; là phát huy sự năng động, khả năng sáng tạo, tính tích cực, kỷ luật, tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước của mỗi người, mỗi tập thể để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, cho nên “thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”[6].

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, thì thi đua chính là động lực để phát huy lòng yêu nước và thông qua phong trào thi đua để bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, làm cho lòng yêu nước trở nên sinh động trong thực tiễn bằng chính suy nghĩ, hành động cụ thể, tích cực, sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi tập thể trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Vì thi đua “là một cách yêu nước thiết thực và tích cực” và yêu nước không chỉ là tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân; luôn gắn liền với bổn phận, trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước, mà còn là một truyền thống quý báu của dân tộc, là một giá trị tinh thần, luôn luôn đồng hành cùng dân tộc trong hành trình dựng nước và giữ nước, cho nên “thi đua ái quốclà ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và lợi ích cho làng cho nước, cho dân tộc”[7], chứ không phải là “lợi dụng công tác thi đua để thực hiện mục đích cá nhân”; là xuyên tạc tính tích cực và bản chất thi đua thành “ganh đua”, “tranh đoạt” như các thông tin xấu độc bôi đen sự thật.

Thực tế cũng cho thấy, điều đặc biệt để làm nên thắng lợi của các phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là “1. Thi đua ái quốc phải có phương hướng đúng và vững. Nghĩa là phải nâng cao lòng nồng nàn yêu nước và giác ngộ chính trị của mọi người. Yêu nước thì phải thi đua, thi đua tức là yêu nước. 2. Phải có kế hoạch tỉ mỉ. Kế hoạch ấy phải do từng đơn vị nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân bàn bạc kỹ, hiểu biết thấu, vui vẻ làm. Nghĩa là phải sao cho mỗi nhóm, mỗi người tự giác tự động. 3. Nội dung của kế hoạch phải thiết thực, rõ ràng, đúng mực. Khi đặt kế hoạch phải tuyệt đối tránh sự sơ suất “đại khái”, quá cao, phiền phức, miễn cưỡng. 4. Thi đua không nên thiên về một phía. Phải điều hoà 3 nhiệm vụ với nhau: Tăng gia sản xuất, công việc hằng ngày và học tập (chính trị, văn hoá, tình hình trong nước và thế giới). 5. Thi đua phải có sự lãnh đạo đúng. Trước khi thi đua phải chuẩn bị đầy đủ (giải thích, cổ động, xét kỹ kế hoạch mỗi nhóm, mỗi người). Trong lúc thi đua, phải thiết thực đôn đốc, giúp đỡ, sửa đổi. Sau đợt thi đua, phải thiết thực kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi”[8]… 

Đi liền cùng đó là phải làm tốt công tác tư tưởng, vận động, tuyên truyền để toàn dân hiểu rõ, tự nguyện, tích cực tham gia phong trào, vì “tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (…) Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước”[9]. Trong quá trình triển khai thực hiện, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các đoàn thể nhân dân để phong trào phát triển đúng mục đích, mục tiêu chung đã định theo đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm nhân nguồn sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc trên mọi chặng đường cách mạng. 

Vì thế, sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân; sự phát triển ngày càng sâu, rộng của phong trào thi đua yêu nước không chỉ chứng minh quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dưới chế độ tư bản, thực dân và phong kiến quyết không thể có phong trào thi đua yêu nước” và “chỉ có dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, dưới chế độ và nhân dân lao động làm chủ nước nhà, thì mới có phong trào thi đua”[10] là đúng đắn, mà còn đồng thời cho thấy thi đua yêu nước theo chỉ dẫn của Người vừa thiết thực, dễ hiểu lại vừa sâu sắc, toàn diện, dễ đi vào cuộc sống, nên có sức quy tụ, hấp dẫn đông đảo quần chúng nhân dân. 





 

BÁC BỎ NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC

Sự phát triển phong phú, đa dạng, thường xuyên, liên tục, thiết thực, hiệu quả của các phong trào thi đua yêu nước trong 75 năm qua không chỉ khẳng định rằng thi đua “là một cách yêu nước thiết thực và tích cực” chứ không phải là “tranh giành” mà còn “là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm. Và đoàn kết, chặt chẽ để thi đua mãi. Vì vậy, thật thà tự phê bình và thân ái phê bình là một lực lượng để đẩy mạnh thi đua”[11]. Thi đua là đoàn kết vì mục tiêu chung, chứ không phải là sử dụng các “mánh khóe và thủ đoạn” dẫn đến “phá nát xã hội”; là “tìm cách triệt hạ người khác, hay ít nhất là bước lên đầu nhau mà sống” và như các luận điệu phản động bịa đặt, bôi đen.

Thực tế, hiểu một cách ngắn gọn nhất thì thi đua là cùng nhau đem hết tài năng, sức lực của con người để không chỉ “đua nhau làm” mà còn “nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong một lĩnh vực hoạt động nào đó”. Đó là hoạt động sáng tạo, tích cực của mỗi con người, của từng tổ chức, địa phương, cơ quan đơn vị trên mọi lĩnh vực của cuộc sống (lao động, sản xuất, học tập, chiến đấu…); “là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (khoản 1 Điều 3) và “nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (Điều 5) của Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi 2005, 2013). Vì thế, thi đua là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước, của tinh thần, ý chí và sự nỗ lực, hy sinh phấn đấu của mỗi người dân vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, chứ không phải vì “sự khốc liệt trong cạnh tranh để đạt thành tích chứ không phải ở mục đích tạo ra giá trị bằng việc phát triển năng lực nhiều mặt của con người”; lại càng không phải là thi đua yêu nước “phá hủy từng con người, biến họ thành những kẻ xấu từ trong động cơ cho đến việc làm”; đồng thời, làm cho môi trường công tác, xã hội trở nên “ngột ngạt, gian dối, tiểu xáo, kèn cựa, đấu đá”, dẫn đến “làm mục ruỗng xã hội từ bên trong bởi sự xuống cấp trông thấy mỗi ngày”.

Thực tế cũng cho thấy, các phong trào thi đua yêu nước từ: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”; “Bình dân học vụ”; “Hũ gạo kháng chiến”; “Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công, đồng bào ở hậu phương thi đua tăng gia sản xuất”; “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương”; “Ba nhất” trong Quân đội; “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp; “Sóng Duyên Hải” trong công nghiệp; “Hai tốt” trong ngành giáo dục; “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” trong thanh niên; “Ba đảm đang” trong phụ nữ; “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”, “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” hay “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”… cho đến “Lao động giỏi – Lao động sáng tạo” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; “Cựu chiến binh gương mẫu” của Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Thi đua Quyết thắng”, “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” trong quân đội; “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”, “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” trong Công an hay “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”… lan tỏa sâu rộng từ Trung ương đến địa phương, ở tất cả các cấp, các ngành; trên khắp mọi miền của Tổ quốc trải dài từ sau ngày 2/9/1945 đến nay. Những phong trào nêu trên đã minh chứng: Thi đua yêu nước không chỉ trở thành động lực quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, mà còn được nâng lên một tầm cao mới, mang hơi thở của thời đại mới.

Bản chất của thi đua là yêu nước, nên khi đã hiểu rõ kế hoạch, mục đích, nội dung cách thức thi đua thì mỗi cá nhân, tập thể sẽ cùng nhau đoàn kết, nỗ lực phấn đấu để vượt qua mọi khó khăn; là “làm phát triển tinh thần đoàn kết giữa tất cả các tầng lớp nhân dân”; là thực hiện tự phê bình và phê bình nghiêm túc để sửa chữa tất cả mọi khuyết điểm, “cải tạo con người”… Vì thế, việc viện dẫn một ví dụ về thi đua trong ngành giáo dục hay cho rằng các phong trào thi đua yêu nước hiện nay chỉ là hình thức, qua loa, chạy theo số lượng phong trào, thậm chí là cào bằng, không thực chất hay là “chạy thi đua bằng mọi cách có thể”, vì “thi đua gắn chặt với quyền lợi của mỗi người về mọi mặt, từ vật chất, thăng tiến, đến cả sự yên ổn, an toàn” nên “sinh ra cạnh tranh, tị hiềm, đấu đá, ghen ghét, phá vỡ quan hệ tốt đẹp giữa các đồng nghiệp” là bẻ cong sự thật, là suy diễn mang tính chủ quan của các phần tử phản động. 

Trên thực tế, thi đua không chỉ giúp cho mọi người tiến bộ mà còn làm tăng cường tình đoàn kết, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; không chỉ “đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi” mà còn cổ vũ, phát huy sức sáng tạo, lòng nhân ái, vẻ đẹp tâm hồn, tình đoàn kết của người Việt trong thời đại mới. Vì thế, thi đua yêu nước không phải là “phá vỡ” tình người, là “làm hỏng đi sự kết nối lành mạnh giữa người với người” và “gây ra những bức xúc ngầm” trong nội bộ. Cùng với đó, việc một số người nhân danh dân chủ, “chuộng dân chủ tư sản” cho rằng thi đua ở Việt Nam không phải là tự nguyện mà là “bắt buộc phải làm”, nên “thi đua là con đẻ của nỗi sợ hãi tự do” và mang các phong trào thi đua yêu nước so sánh với phương Tây, với việc lý giải rằng “họ không có thi đua, không ai phải thi đua với ai để tồn tại cả” mà vẫn phát triển không ngừng với nhiều phát minh, sáng chế, các thành tựu mọi mặt về khoa học, nghệ thuật… cũng chỉ là sự suy diễn một chiều.

Ở Việt Nam, thi đua yêu nước là để phấn đấu vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc; là để nhằm “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[12], cho nên các phong trào này luôn nhận được sự hưởng ứng rộng khắp, sôi nổi của các tầng lớp nhân dân. 

Những thập niên gần đây, các phong trào thi đua yêu nước gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, với các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, với việc triển khai Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong cả hệ thống chính trị và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cùng Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương… ngày càng được tổ chức và thực hiện sáng tạo, linh hoạt với các nội dung cụ thể, thiết thực, hình thức phong phú trên mọi lĩnh vực, trên khắp mọi miền của Tổ quốc. 

Thi đua yêu nước là một phong trào cách mạng rộng rãi, thiết thực được lãnh đạo, chỉ đạo bởi các cơ quan, ban, ngành chức năng; được tổ chức thực hiện theo kế hoạch, với các hình thức phù hợp trong cả hệ thống chính trị, chứ không phải là “đặt sự vận động của xã hội trên nền của sự hơn thua giữa các cá nhân”; là sự “ganh đua” để “triệt hạ người khác” vì thành tích như các phần tử cơ hội, phản động, các thế lực thù địch xuyên tạc.

[1]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.556

[2]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.557

[3]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.556

[4]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.557

[5]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.6, tr.169

[6]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.407

[7]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.6, tr.170

[8]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.146

[9]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.38-39

[10]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.11, tr.495

[11]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.146

[12]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.215 

(Theo tuyengiao.vn)

 





Source link

Cùng chủ đề

Xuất khẩu gạo và câu chuyện đa dạng hóa thị trường

Giá gạo xuất khẩu giảm sâu nằm ngoài dự báo của nhiều doanh nghiệp. Rủi ro thị trường và bài toán không ‘bỏ trứng vào một giỏ’ vẫn còn nguyên giá trị. Giá gạo xuất khẩu giảm dưới mức dự báo Giá gạo xuất khẩu ngày 11/2 đã tăng nhẹ so với ngày trước đó, tuy nhiên, vẫn đang ở mức dưới 400 USD/tấn. Cụ thể, cập nhật số liệu...

Malaysia điều tra chống bán phá giá đối với tôn kẽm

Malaysia điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, ngày 6/2/2025 Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI) đã ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc,...

Triều cường rằm tháng Giêng ở TPHCM có thể ở mức báo động 2

TPO - Đỉnh triều đợt này sẽ xuất hiện vào ngày 13 -15/2 (tức 16 -18 tháng Giêng Âm lịch). Trong đó, tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) và trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) sẽ ở khoảng 1,47-1,52m, xấp xỉ báo động 2. TPO - Đỉnh triều đợt này sẽ xuất hiện vào ngày 13 -15/2 (tức 16 -18 tháng Giêng Âm lịch). Trong đó, tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) và trạm Nhà...

Hà Nội sương mù dày đặc kèm mưa phùn, phương tiện bật đèn ban ngày

TPO - Sáng 12/2, Thủ đô Hà Nội chìm trong lớp sương mù dày đặc, nhiệt độ ngoài trời ở ngưỡng 17 độ C. Bầu trời mù mịt kèm mưa phùn khiến người dân di chuyển khó khăn, các phương tiện phải bật đèn để di chuyển giữa ban ngày. 12/02/2025 | 10:41 ...

9 lãnh đạo cấp phòng thuộc Công an tỉnh Quảng Ninh xin nghỉ hưu trước tuổi

Sáng 12/2, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ công bố, trao quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về việc nghỉ hưu trước hạn tuổi đối với 9 lãnh đạo cấp phòng. Trong đó có 5 Trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản độc đáo của Việt Nam

Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và thành phố Ninh Bình. Đây là một khu vực rộng lớn với tổng diện tích khoảng 10.000 ha. Trong đó có ba khu vực chính được coi là vùng lõi của di sản, đó là: Khu sinh thái Tràng An, cố đô Hoa Lư và Tam Cốc Bích Động... Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư,...

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vào Top 25 công viên quốc gia thế giới

(LĐ online) - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) được du khách toàn thế giới bình chọn và đứng thứ 15 trong Top 25 công viên quốc gia tốt nhất thế giới. Động Phong Nha   Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003 và được UNESCO công nhận lần...

Đức Trọng: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP đạt sao đợt I năm 2024

(LĐ online) - Chiều 2/12, UBND huyện Đức Trọng tổ chức trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp huyện đạt sao đợt 1 năm 2024. Ông Nguyễn Mậu Thế - Phó Chủ tịch UBND huyện và ông Hồ Hữu Hiếu - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn trao chứng nhận cho các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận  Cụ thể, có 2 sản phẩm: Rau, củ, quả sấy giòn và cà chua Cherry sấy của...

Khai mạc Trưng bày, triển lãm và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

(LĐ online) - Là một trong 10 chương trình chính của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, tối 24/12 tại Công viên Trần Quốc Toản, chương trình Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP đã long trọng khai mạc. Cắt băng khai mạc trưng bày Tham dự có ông Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Trung Kiên – Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và...

Chủ thể OCOP đẩy mạnh sản xuất phục vụ thị trường Tết

Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết. Công ty TNHH Mắc Ca Mai Thao sản xuất bánh dinh dưỡng kết hợp từ các loại hạt phục vụ...

Bài đọc nhiều

Đạ Huoai: Khởi công xây dựng nhà Tình nghĩa Quân – Dân

(LĐ online) - Sáng 15/6, Ban CHQS huyện Đạ Huoai phối hợp cùng các nhà tài trợ và chính quyền địa phương khởi công xây dựng nhà Tình nghĩa Quân – Dân tặng gia đình anh Cao Đức Tự (ngụ tại Thôn 1, xã Đoàn Kết, huyện Đạ Huoai). Các nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí xây nhà Tình nghĩa Quân – Dân Anh Tự đang tham gia lực lược dân quân tự vệ tại địa phương, gia...

Fed tạm dừng tăng lãi suất, dự báo giảm lãi suất trong năm 2024

Ngày 14/6, sau cuộc họp chính sách kéo dài hai hôm, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất và dự báo lãi suất sẽ cắt giảm 1% lãi suất vào năm 2024 khi lạm phát giảm nhanh hơn. Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, D.C Trong tuyên bố đưa ra vào cuối cuộc họp kết thúc vào ngày 14/6 theo giờ địa phương, Fed cho biết việc giữ...

Mùa cây trái bên sông Đa Dâng

Tháng 6, bên nhánh sông Đa Dâng chạy dọc theo đường nhựa lớn xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, ghé lại nhà vườn Nguyễn Thị Lương trải nghiệm một mùa cây trái sum suê, phóng viên ghi nhận hướng mở cho một điểm dừng chân khám phá mới của khách đường xa.  Nhãn lồng Hưng Yên đậu quả sum suê bên dòng sông Đa Dâng, Lâm Hà Khu vườn bơ sáp vàng gần 1,5 ha của bà Nguyễn Thị Lương...

Phúc Thọ nỗ lực bảo vệ rừng

Xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà là địa phương có diện tích rừng lớn và công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn thời gian qua vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, Đảng ủy xã Phúc Thọ đã ban hành nghị quyết và các văn bản để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.  Lực lượng chức...

Giải ngân gần 22 tỷ đồng Dự án Công viên Yersin

Ước đến ngày 30/6, TP  Đà Lạt đã giải ngân gần 22 tỷ đồng Dự án Công viên Yersin giai đoạn 3, đạt 73% kế hoạch.  Theo đó, tổng diện tích Dự án đo đạc hiện trạng, nguồn gốc đất sử dụng của 42 hộ gia đình, cá nhân gần 8.667 m2. Đến nay, UBND TP Đà Lạt đã chi trả bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất 18 trường hợp hơn 74 tỷ đồng; còn lại 14 hộ...

Cùng chuyên mục

Vang vọng Langbiang

Langbiang là một trong những biểu tượng du lịch nổi tiếng của Đà Lạt, với vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi cao chọc trời và không khí trong lành mát mẻ. Nơi đây không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn gắn liền với nhiều truyền thuyết và câu chuyện tình yêu lãng mạn.

Kết hợp truyền thống và hiện đại trong đám cưới người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng

Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong đời người, và với người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng cũng vậy. Để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, nhiều đám cưới của người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng ngày nay đã có những sự kết hợp độc đáo và thú vị.

Trình diễn văn hóa cồng chiêng tại Đồi Mơ – Đà Lạt

Không chỉ biểu diễn Cồng chiêng phục vụ khách du lịch tại buôn làng mà người dân Cờ-ho còn biểu diễn tại đồi Mộng Mơ tại Đà Lạt. Hàng ngày nhóm nghệ nhân Cờ-ho Lạnh đến đây biểu diễn với khát vọng không chỉ gói gọn trong cộng đồng người Cờ Ho dưới chân núi Lang Biang mà họ còn muốn đưa không gian văn hóa này đến với du khách trong nước và ngoài nước. Sử dụng cồng chiêng...

Tân binh Luton Town và những điều độc đáo tại Ngoại hạng Anh năm nay

Ngoại hạng Anh mùa bóng 2023/2024 đã bắt đầu từ 11/8/2023 vừa rồi và kéo dài đến 19/5/2024 với 17 đội từng chơi tại ngoại hạng mùa trước và 3 tân binh mới lên hạng, trong đó có Luton Town khá độc đáo. Keniworth Road, sân nhà của đội Luton Town - sân bóng nhỏ nhất và lâu đời nhất với 120 năm tuổi tại giải ngoại hạng hiện nay • TỪ “KHÔNG HẠNG” LÊN NGOẠI HẠNG 17 đội bóng chơi...

Là con suốt đời – Báo Lâm Đồng điện tử

Minh họa: Phan Nhân Tiếng trống tập những ngày này bắt đầu giòn giã hơn, đám trẻ đương lội ngoài đồng chợt ngẩng người đứng nghe rồi xì xào háo hức: - Dãy là sắp tựu trường lại rồi đó bây, tao mong đi học quá, nhớ lớp lắm rồi. - Mày nên nghĩ tới cái đống bài tập cuối ngày đi là vừa. Ôi, còn đâu những ngày rong chơi. Duy chỉ có thằng Quốc là lặng thinh, nó cẩn thận...

Mới nhất

Google Calendar gạch tên nhiều ngày lễ của phụ nữ, người da đen, LGBTQ+

Google đã gỡ bỏ một số ngày lễ của phụ nữ, người da đen và LGBTQ+ khỏi Google Calendar, tiếp nối loạt điều chỉnh dưới nhiệm kỳ mới của ông Trump. ...

5 chú lợn gây sốt mạng xã hội Mỹ nhờ những biểu cảm cực hài hước

Melissa Nicholson thường đăng hình ảnh 5 chú lợn con hóa trang, đi du lịch khắp nơi trên nước Mỹ, thu hút hàng triệu người theo dõi vì đáng yêu. ...

Công nghiệp chế biến, chế tạo cần tăng 9,7% trong năm 2025

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cần đạt tốc độ tăng trưởng 9,7% trở lên. Kịch bản nào cho tăng trưởng GDP 8% trở lên? Tại Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội...

‘Nhức cái đầu’ với kiểu tính giờ, tính giá phòng khách sạn

Nhiều khách sạn đa dạng các hình thức cho thuê phòng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách nhưng không ít người thuê bị 'rối não' với các kiểu tính giờ, tính ngày... ...

Mỏ vàng của du lịch

‏Các thành phố du lịch hàng đầu thế giới như Bangkok, Pattaya (Thái Lan), Bắc Kinh (Trung Quốc), London (Anh)… là những minh chứng rõ nét cho sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế đêm, chiếm từ 60-75% tổng nguồn thu từ ngành công nghiệp không khói.‏ ...

Mới nhất

Mỏ vàng của du lịch