Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ trưởng đề nghị minh chứng thiếu minh bạch chọn sách giáo...

Bộ trưởng đề nghị minh chứng thiếu minh bạch chọn sách giáo khoa, đại biểu nói gì?


Phản hồi bằng văn bản gửi Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nhận xét: “Công văn số 2706 của bộ trưởng trả lời tôi lần này không đề cập đến những vấn đề chính yếu mà tôi đã đặt ra” và nêu cụ thể từng vấn đề mà bà thấy rằng phần trả lời chưa thỏa đáng.

Bộ trưởng đề nghị minh chứng thiếu minh bạch chọn sách giáo khoa, đại biểu nói gì? - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu tại hội trường Quốc hội ngày 1.6 về các vấn đề mà bà cho là thiếu minh bạch trong vận hành nhiều bộ sách giáo khoa

Về trách nhiệm của bộ đối với những sai phạm phải xử lý hình sự ở Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN), bà Thúy cho rằng: “Công văn số 2706 dành tới 18 dòng để giải trình nhưng tuyệt nhiên không có câu nào cho biết cơ quan chủ quản (tức Bộ GD-ĐT) có trách nhiệm như thế nào trong việc “bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo không đúng và thiếu kiểm tra, thanh tra sâu sát” như ý kiến của tôi”.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy: “Không xử lý đi đêm trong chọn SGK, có ngày hối không kịp như Việt Á”

Liên quan đến tính minh bạch trong chọn sách giáo khoa, bà Thúy nêu trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: “Về Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26.8.2020 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của luật Giáo dục, trong ý kiến phát biểu ngày 1.6, tôi đã nêu bất cập của Thông tư này là: “Trao quyền bỏ phiếu quyết định lựa chọn sách của mỗi môn học cho một hội đồng 15 người; không hề có quy định là khi một quyển sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục lựa chọn với tỷ lệ như thế nào thì hội đồng có trách nhiệm lựa chọn quyển sách ấy”.

Trong Công văn số 2706, Bộ trưởng có nêu một số việc làm của bộ như gửi công văn nhắc nhở các địa phương thực hiện nghiêm túc Thông tư số 25 và cử 8 đoàn thanh tra về một số địa phương. Tuy nhiên, rất tiếc là công văn vẫn chưa giải thích tính hợp lý của quy định tại điểm b khoản 4 điều 8 thông tư nói trên: “Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học”.

Theo bà Thúy, quy định này sẽ dẫn đến 2 hệ quả. Hệ quả thứ nhất là mâu thuẫn giữa các quy định trong thông tư: theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 điều 8, cơ sở giáo dục phổ thông phải tổ chức xét chọn rất công phu, “tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, đánh giá và bỏ phiếu kín lựa chọn sách giáo khoa; cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất; lựa chọn một sách giáo khoa cho mỗi môn học”.

Tuy vậy, toàn bộ kết quả lựa chọn hết sức công phu của các tập thể và cá nhân trực tiếp sử dụng sách giáo khoa rất có thể bị một hội đồng chỉ gồm 15 người bác bỏ. Lý do bác bỏ có thể chỉ đơn giản là nếu toàn tỉnh (toàn thành phố) sử dụng một quyển sách giáo khoa cho một môn học thì thuận tiện hơn cho cơ quan chỉ đạo. Như vậy có nghĩa là, toàn bộ các quy định ở khoản 1, khoản 2 và khoản 3 bị vô hiệu hóa bằng khoản 4.

Hệ quả thứ hai, theo bà Thúy là hệ quả trong thực tiễn: “Theo một số ý kiến của công luận, hiện nay, do có nhiều nhà xuất bản tham gia biên soạn và phát hành sách giáo khoa nên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với nhiều thủ đoạn tinh vi (nhà xuất bản đầu tư cho sở GD-ĐT để có lợi cho việc phát hành sách của mình; cạnh tranh về tỷ lệ chiết khấu phát hành; vận động không lành mạnh một số địa phương và cán bộ quản lý giáo dục trong việc chỉ định mua sách giáo khoa; chỉ đạo các công ty phát hành sách giáo khoa ở địa phương không được phát hành sách giáo khoa các nhà xuất bản khác…).

Điều này lẽ ra Bộ GD-ĐT cần lường trước vì không hề khó đoán. Quy định tại khoản 4 điều 8 trao toàn quyền cho hội đồng lựa chọn sách giáo khoa đã tạo điều kiện cho thành viên hội đồng chỉ thực hiện quyền mà không phải chịu trách nhiệm do cơ chế bỏ phiếu kín”.

Cũng theo bà Thúy: “Kẽ hở pháp luật này rất dễ bị lợi dụng, phục vụ cho lợi ích nhóm, vô hiệu hóa quyền dân chủ của cơ sở, làm thiệt hại cho quyền lợi của giáo viên và học sinh. Khi tình trạng lựa chọn sách giáo khoa thiếu khách quan diễn ra tràn lan thì việc lựa chọn sách giáo khoa lại quay về cơ chế chỉ có một bộ sách giáo khoa cho một môn học ở địa phương, tức là triệt tiêu chủ trương “một chương trình – nhiều sách giáo khoa” của Đảng và Nhà nước”.

Địa chỉ cụ thể “tôi xin giữ để bảo vệ nguồn tin”

Về đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT với đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy “cung cấp thông tin, minh chứng trường hợp sai phạm cho Bộ GD-ĐT để xử lý theo quy định”, đại biểu Thúy cho rằng: “Địa chỉ cụ thể của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phản ánh với tôi tình trạng thiếu dân chủ, khách quan trong lựa chọn sách giáo khoa, tôi xin được giữ để bảo vệ nguồn tin nhưng sẽ cung cấp cho cơ quan bảo vệ pháp luật khi cần thiết”.

Bà Thúy cũng đề nghị Bộ GD-ĐT sớm sửa đổi điều 8 Thông tư 25 theo hướng tôn trọng quyền lựa chọn sách giáo khoa của tập thể, cá nhân trực tiếp sử dụng sách giáo khoa. Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa chỉ kiểm tra để xác nhận sách giáo khoa được cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn là sách giáo khoa đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt cho sử dụng, báo cáo UBND tỉnh quyết định.

“Trong trường hợp sách giáo khoa được dưới 10% cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn, hội đồng khuyến nghị sở GD-ĐT thông báo cho các cơ sở giáo dục phổ thông đó biết tỷ lệ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông khác trong toàn tỉnh (thành phố) để có cơ sở nghiên cứu, lựa chọn lại, nếu cần…”, bà Thúy nêu rõ.

Bà Thúy cũng đề nghị: “Bộ GD-ĐT cũng cần bổ sung vào Thông tư 25 các quy định về yêu cầu dân chủ, công khai, minh bạch trong việc lựa chọn sách giáo khoa; cách xử lý ý kiến khác nhau giữa đề xuất của cơ sở giáo dục phổ thông và hội đồng lựa chọn sách giáo khoa địa phương.

UBND cấp tỉnh cần quan tâm chỉ đạo để việc lựa chọn sách giáo khoa ở địa phương có định hướng và cơ chế lựa chọn đúng đắn; đặc biệt, cần chỉ đạo chặt chẽ việc lựa chọn thành viên hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và quy chế hoạt động của hội đồng; xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực”.

Công ty không nắm chắc chi phí phát triển thị trường của mình bằng Bộ GD-ĐT ?

Về chi phí của Công ty Phương Nam (NXBGDVN) để phát triển thị trường và tập huấn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích chi phí phát triển thị trường của công ty này năm 2020 là 29,7 tỉ đồng, năm 2021 là 24,2 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo đại biểu Thúy, tại bản thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty Phương Nam khẳng định trong 9 tháng đầu năm 2020, công ty đã chi hơn 42 tỉ đồng; 9 tháng đầu năm 2021, công ty đã chi hơn 53,7 tỉ đồng để phát triển thị trường và tập huấn. “Như vậy, có thể hiểu là Công ty Phương Nam đã báo cáo sai hoặc chính công ty không nắm chắc chi phí của mình bằng Bộ GD-ĐT?”, bà Thúy đặt vấn đề. 



Source link

Cùng chủ đề

Để phụ huynh không bức xúc vì chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa

Sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, chuyện sách giáo khoa 'nóng' trở lại với đủ...

Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các vấn đề văn hóa, Quốc hội Na Uy cho biết, Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực. Sáng 20/1, tại Nhà Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong và Đoàn nghị sĩ Quốc hội Na Uy do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời kiến nghị thống nhất một bộ sách giáo khoa

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, tránh gây lãng phí khi thay đổi thường xuyên. ...

Cho thôi làm nhiệm vụ với một đại biểu Quốc hội

NLĐO) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết cho ông Dương Văn An, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội ...

Các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân lĩnh án

(NLĐO) - Sau thời gian nghị án kéo dài, sáng 13-1, HĐXX TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên án đối với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng 3 đồng phạm ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc phản ứng mạnh với lệnh đánh thuế của ông Trump

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay 2.2 đã có phản ứng mạnh về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp để đánh thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc. ...

Cảm xúc được bung tỏa trên những mẫu váy và áo dài thêu tay

Những rung cảm bất tận cùng 4 mùa được thể hiện trên từng đường thêu, thước...

Canada, Mexico lập tức đánh thuế đáp trả Mỹ

Canada và Mexico đã ra lệnh đáp trả thuế suất mới của Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành biện pháp thuế quan đối với hai nước láng giềng. ...

Bài đọc nhiều

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

10 lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 bằng tiếng Anh

Thay vì nói "Happy Teachers Day", bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô vào dịp 20/11 qua những lời chúc bằng tiếng Anh dưới đây. 1. Thank you for being a shining light in my life and inspiring me to be the best version of myself (Cảm ơn thầy/cô đã là ánh sáng soi rọi cuộc đời em và khuyến khích em trở thành phiên bản tốt nhất của mình).2. I never knew learning could...

Triết lý sống giữa nhân gian

Trọng dụng hiền tài là một nhân tố quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển.

Cùng chuyên mục

Lịch đi học lại sau Tết của học sinh cả nước

Sau kỳ nghỉ Tết, phần lớn học sinh cả nước sẽ đi học lại từ ngày mai 3-2 (mùng 6 tháng giêng), cũng có nơi đến 10-2 (13 tháng giêng) học sinh mới đi học lại. ...

Vươn khơi đầu năm, ngư dân phấn khởi đón ‘lộc trời’

TPO - Những chuyến ra khơi đầu năm mới, ngư dân Hà Tĩnh phấn khởi khi đánh bắt được nhiều hải sản có giá trị. 02/02/2025 | 10:22 TPO - Những chuyến ra khơi đầu năm mới, ngư dân Hà Tĩnh phấn khởi khi đánh bắt...

Điểm xét tuyển IELTS vào các trường đại học top đầu năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, thí sinh có thể sá»­ dụng chứng chỉ IELTS từ 5.0 để xét tuyển đầu vào trường đại học top đầu. Trường Đại học Ngoại thương có 3 cách xét tuyển với thí sinh có chứng chỉ IELTS trong năm 2025, gồm: xét IELTS với học bạ THPT, xét IELTS với điểm thi tốt nghiệp THPT và xét IELTS với SAT/ACT/A-level (các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác cũng được xét tương tự).Trong đó,...

Viên chức không thích nghi việc mới, được đổi việc khác

Sau khi sáp nhập vào trường ĐH, viên chức không thể thích nghi với công việc mới sẽ được sắp xếp, bố trí một công việc khác sau tối đa 24 tháng. Đây là một các nội dung đáng chú ý trong dự...

Nam sinh bỏ nhà đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày về không nhận ra cha

TRUNG QUỐC - Bi kịch của nam sinh gây xúc động cộng đồng mạng quốc gia tỷ dân, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những áp lực xã hội với thế hệ trẻ. Nhân vật chính trong câu chuyện là nam sinh Tiểu Hỏa đến từ thị trấn Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam (miền trung Trung Quốc). Cậu đối mặt với cú sốc lớn khi không đạt kết quả như mong muốn trong kỳ thi đại...

Mới nhất

9 xu hướng du lịch của năm 2025: Bạn thuộc nhóm nào?

Báo cáo Dự đoán Xu Hướng Du Lịch thường niên cho thấy rằng thay vì nghỉ dưỡng đơn thuần, nhiều du khách Việt Nam mong muốn tái định nghĩa cách họ trải nghiệm và kết nối với thế giới xung quanh.Du lịch đón Tết trở thành xu hướng mới nổi của người dân Trung Quốc9 xu hướng sẽ định...

Cao thủ Muay Thái chỉ dùng 1 đòn 31 lần, đối thủ chạy quanh không biết hóa giải

Cao thủ Muay Thái chỉ dùng 1 đòn 31 lần, đối thủ chạy quanh không biết hóa giảiChalamdam Nayokatthasala (20 tuổi) từng được bầu chọn là võ sĩ Muay Thái xuất sắc nhất ở quê hương môn võ này vào năm 2022. Mới đây, Chalamdam sử dụng đòn đánh đặc trưng nổi tiếng của môn Muay Thái để...

Lịch đi học lại sau Tết của học sinh cả nước

Sau kỳ nghỉ Tết, phần lớn học sinh cả nước sẽ đi học lại từ ngày mai 3-2 (mùng 6 tháng giêng), cũng có nơi đến 10-2 (13 tháng giêng) học sinh mới đi học lại. ...

Cách nào giúp trẻ hào hứng trở lại trường sau nhiều ngày nghỉ Tết?

Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều trẻ nói với cha mẹ: 'Chán quá, mai đã phải đi học rồi!'. Không ít trẻ vẫn được cha mẹ cho đi du xuân tiếp sau những ngày được nghỉ Tết. ...

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chiều 1/2, nhân dịp đến thăm và làm việc tại Tuyên Quang, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn công tác đã tới dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại...

Mới nhất