Trang chủDestinationsLai ChâuHọc làm cha mẹ thời đại 4.0

Học làm cha mẹ thời đại 4.0


Gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Để chăm sóc, bảo vệ trẻ đúng cách, các bậc cha mẹ cũng phải học hỏi và liên tục cập nhật, nhất là trong thời đại số như hiện nay.

Nhiều cha mẹ đang loay hoay tìm các lớp học trực tuyến để hiểu và đồng hành cùng con tốt hơn. Ảnh: UNICEF

Nhiều cha mẹ đang loay hoay tìm các lớp học trực tuyến để hiểu và đồng hành cùng con tốt hơn. Ảnh: UNICEF

Kinh nghiệm và thực tế

Chương trình giáo dục mầm non ở Việt Nam bắt đầu tiếp nhận trẻ từ ba tháng tuổi. Tuy nhiên, trong cả nước rất hiếm các cơ sở nhà trẻ đủ điều kiện nhận trẻ trong độ tuổi từ ba đến sáu tháng. Phần lớn các nhà trẻ thường chỉ nhận khi trẻ đã đủ 18 tháng tuổi.

Theo Luật Lao động, nữ lao động được nghỉ thai sản trong sáu tháng. Như vậy, tối đa đến khi trẻ được sáu tháng tuổi người mẹ đã phải đi làm và đối diện với lựa chọn: một là thuê bảo mẫu, hai là nhờ ông bà, người chăm sóc trẻ ở tại gia đình. Ngày nay, một số ít phụ huynh lựa chọn làm việc online, hoặc làm tự do, như vậy họ có thời gian để tự chăm sóc con nhiều hơn.

Ngay cả khi trẻ đi học ở trường mầm non, ngoài giờ trên lớp, thời gian còn lại trẻ vẫn phát triển trong môi trường gia đình. Và gia đình cũng không thể phó mặc chuyện nuôi dạy con cho nhà trường, mà cần phối hợp với nhà trường trong việc nuôi dạy con cái.

Cha mẹ, người chăm sóc phần lớn không được đào tạo kiến thức nền về nuôi dạy trẻ em. Họ sử dụng kiến thức tự gom nhặt từ nhiều nguồn khác nhau: học hỏi kinh nghiệm nuôi con mà ông bà, người đi trước để lại; từ các sách về nuôi dạy con; từ các trang mạng xã hội, các hội nhóm của các cha mẹ tạo ra nhằm chia sẻ kiến thức, tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người trong kỹ năng nuôi dạy con; từ các khóa học ngắn hạn được quảng cáo;…

Kinh nghiệm có thể đúng, có thể sai, kiến thức chắp vá, không hệ thống khiến cho cha mẹ hoang mang, loay hoay, sử dụng phương pháp chồng chéo,… Thực tế đó cho thấy, công tác hỗ trợ, các lớp học dành cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ đang là nhu cầu bức thiết của xã hội.

Cũng bởi vậy, khoảng mấy năm gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều “chuyên gia tự phong” quảng cáo các khóa học làm cha mẹ diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. Việc lan tỏa kiến thức nuôi dạy con đến cộng đồng là điều rất cần thiết, giúp cho cộng đồng nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái. Tuy nhiên, phụ huynh cần tỉnh táo trong hành trình gom nhặt kiến thức nuôi dạy con, bởi không ít chuyên gia, chương trình đào tạo hoàn toàn không có được sự thẩm định của cơ quan chuyên môn, đôi khi họ cũng bị trả giá bởi càng tham gia càng phải đóng nhiều chi phí dẫn tới cảm giác như bị “lừa gạt”.

Với người chăm sóc trẻ thay thế tại gia đình, phần lớn họ là những người hết tuổi lao động, hoặc người không có trình độ, không có điều kiện kinh tế nên nhận công việc chăm sóc em bé để có thu nhập. Vốn dĩ họ không được đào tạo, mà chỉ sử dụng kinh nghiệm cá nhân, sự hướng dẫn của cha mẹ em bé để áp dụng. Điều đó tạo ra lỗ hổng rất lớn về chất lượng nhân lực tham gia quá trình nuôi dạy trẻ.

Từ thực trạng trên, các cơ sở giáo dục đại học, các trung tâm bồi dưỡng cần quan tâm mảng giáo dục kiến thức cho cha mẹ, người chăm sóc, tổ chức các hội thảo, chương trình đào tạo ngắn hạn để cha mẹ, người chăm sóc có nhiều nguồn học hỏi. Ngoài ra, những chuyên gia trong lĩnh vực này không chỉ có trách nhiệm giảng dạy trên giảng đường, nghiên cứu đề tài, mà còn cần tham gia quá trình đưa kiến thức đến cộng đồng bằng các kênh khác nhau giúp cha mẹ, người chăm sóc trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với những kiến thức khoa học mới.

Thay đổi để thích ứng

Song song hiện trạng đó, công nghệ, mạng xã hội len lỏi vào mọi ngóc ngách trong đời sống của trẻ, khiến cha mẹ càng khó có thể trở thành bạn với con.

Dễ nhận thấy, thao tác của trẻ với công nghệ rất nhanh, trẻ có thể chưa học chữ nhưng vẫn có thể tìm được trò chơi game, video YouTube, bài hát,… mà trẻ thích. Thậm chí, thao tác còn thuần thục và nhanh hơn người lớn. Điều này trẻ học được thông qua sự chủ động quan sát, bắt chước người lớn. Phản ứng của cha mẹ với hành vi này của trẻ có hai xu hướng.

Một là, khen con thông minh, giỏi, tự hào về con và có biểu hiện “khoe thành tích” của con về việc con sử dụng các thiết bị công nghệ với cộng đồng. Điều này dẫn đến hệ lụy cho đứa trẻ như: ảnh hưởng đến khả năng thị giác, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, khả năng tương tác xã hội, kỹ năng tự phục vụ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa,… khiến rất nhiều trẻ sau đó phải đi can thiệp sớm tại các cơ sở can thiệp. Theo số liệu khảo sát được tại Công ty TNHH Giáo dục OED, 80% số trẻ đến can thiệp tại đây từng có thời gian dài tiếp cận quá nhiều với ti-vi, điện thoại. Trong phác đồ can thiệp với những trẻ này, bước đầu tiên chuyên gia cần làm là giúp phụ huynh nhận ra sai lầm của mình khi cho con tiếp cận quá nhiều với công nghệ và đưa biện pháp “cắt” công nghệ trong sáu tháng hay một năm để tập trung can thiệp theo phác đồ.

Đứng trước những hậu quả trên, nhiều phụ huynh nhận ra sai lầm của mình, họ tìm cách khắc phục nhưng đương nhiên gặp phải nhiều khó khăn trong hành trình “cai nghiện công nghệ” cho con mình.

Hai là, kiên quyết không cho con xem ti-vi, điện thoại nhiều. Họ không tẩy chay mà cho con tiếp cận công nghệ có kiểm soát, có chọn lọc, có sự đồng hành của người lớn. Họ là những bậc cha mẹ có kiến thức về nuôi dạy con. Họ biến công nghệ trở thành phương tiện để giáo dục con hiệu quả. Những đứa trẻ trong môi trường gia đình như vậy sẽ học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Tuy nhiên, số lượng cha mẹ thuộc xu hướng này rất hiếm.

Với trẻ dưới một tuổi, có thể cho con tiếp cận công nghệ 30 phút mỗi ngày, chia nhỏ thời gian, có sự hướng dẫn của người lớn. Với trẻ một, hai tuổi, có thể cho con tiếp cận công nghệ khoảng 45 phút/ngày. Với trẻ hơn hai tuổi, có thể cho con tiếp cận công nghệ khoảng 60 phút/ngày, và luôn theo nguyên tắc chia nhỏ thời gian, có người lớn đồng hành và tập trung vào các nhiệm vụ giáo dục. Không nên để trẻ chơi tự do, không nên để trẻ chơi với lượng thời gian dài. Với trẻ lớn hơn, thời lượng sử dụng có thể khó kiểm soát hơn, do đó, phụ huynh có thể lựa chọn đồng hành cùng con khi tiếp cận với công nghệ, mạng xã hội, và tăng các hoạt động tương tác với môi trường bên ngoài để phân tán sự chú ý, đồng thời cho các bạn nhận biết được những giá trị chung quanh, tích lũy được kinh nghiệm, nhận định được đúng sai. Sau đó, mang lớp “màng lọc” đó chống chọi với những tác hại trực tuyến và trực tiếp.

Công nghệ không hoàn toàn xấu đối với trẻ, mà luôn có hai mặt. Chúng ta cần học hỏi kiến thức nuôi dạy con, lựa chọn những chương trình giáo dục hữu ích, phù hợp với độ tuổi để giáo dục con.



Source link

Cùng chủ đề

Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh

Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh sống ở thôn A Niêng Lê Triêng, xã Hồng Trung, huyện A Lưới, thành phố Huế là người dành cả đời mình “giữ hồn” bản sắc văn hoá Pa Cô. Học những điều hay lẽ phải từ bậc cha ông Già làng, nghệ nhân Hồ Văn Hạnh hay còn gọi là Vỗ Dương (A Đốt) đã gần 80 tuổi, ông dành cả đời mình để học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi những...

Ô tô nhập khẩu giảm 43,9% trong tháng 1

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 01/2025 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 43,9% ... Ngày 12/2, thông tin từ Tổng cục Hải quan cho biết, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 01/2025 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 13/2/2025 giảm nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 13/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 13/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 13/2/2025 giảm nhẹ, tuy nhiên giá vẫn giữ ở mức khá cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 12/2/2025 như sau, thị...

Lạ mắt xem trăm con gà “bay” trong mâm cúng Rằm tháng Giêng

TPO - Những con gà được tạo thế độc đáo như gà bay, gà quỳ, gà ngồi để dâng lên bàn thờ tổ tiên trong ngày Rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh. 12/02/2025 | 14:22 TPO - Những con gà được tạo thế độc đáo như...

Nhiều đại học không xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ của Việt Nam

Với ngoại ngữ, nhiều trường đại học chỉ chấp nhận chứng chỉ quốc tế khi xét tuyển. Chứng chỉ VSTEP của Việt Nam không được chấp nhận. Ở phía Nam, Trường đại học Ngân hàng chấp nhận 5 chứng chỉ tiếng Anh để xét...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

OCOP Tân Uyên phát huy thế mạnh, đặc trưng của địa phương

(BLC) - Từ những ngày đầu bối rối với quy trình sản xuất, hoàn thiện hồ sơ OCOP, đến nay huyện Tân Uyên đã có 25 sản phẩm OCOP được chứng nhận, trong đó có 24 sản phẩm đạt 3 sao và 1 sản phẩm đạt 4 sao. Các sản phẩm đa dạng thể hiện thế mạnh, đặc trưng của địa phương và làm nên thương hiệu mang tên OCOP Tân Uyên. Tân Uyên được biết đến là địa phương...

Thêm một đỉnh Đỗ quyên tuyệt vời nhất Lai Châu cho du khách ưa khám phá

Lai Châu đã hình thành thương hiệu với 6/10 đỉnh núi cao, đẹp, đáng khám phá đối với du khách. Và để nhiều người chưa leo núi vẫn có thể thỏa mãn đam mê của mình, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch PU Lai Châu cùng đội ngũ porter của tỉnh Lai Châu đã tổ chức khảo sát, gắn chóp đỉnh Đỗ quyên cao 2.619m. Đây được coi là đỉnh Đỗ quyên đẹp nhất không chỉ của...

Thác Nậm Lúc – ‘Dải lụa’ mềm giữa đại ngàn Tây Bắc

Tọa lạc ở bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Sô Lin (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), thác Nậm Lúc mang trong mình vẻ đẹp mềm mại và huyền bí, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng đối với mỗi du khách muốn khám phá Lai Châu. Thác Nậm Lúc nhìn từ xa như một bức tranh thiên nhiên huyền diệu Cách trung tâm huyện Sìn Hồ - Lai Châu khoảng hơn 40km, thác Nậm Lúc nằm sâu trong khu...

Hạn Khuống, nơi kết tụ hồn xưa

Cùng với múa xòe và làn điệu khắp, Hạn Khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống rất độc đáo, được lưu truyền qua nhiều đời của người Thái vùng Tây Bắc, và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các cặp trai gái hát giao duyên trên sàn trong sinh hoạt Hạn Khuống. HẠN KHUỐNG theo tiếng Thái là "sàn sân", nghĩa là một cái sàn được dựng ngoài sân...

Hội nghị tập huấn công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin năm 2023

(BLC) - Ngày 11/8, Tiểu ban An toàn, An ninh mạng tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh năm 2023.Đồng chí Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban Thường trực An toàn, An ninh mạng tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị còn có các đồng...

Bài đọc nhiều

Sơ kết công tác chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 của Chính phủ

(BLC) - Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến với điểm cầu các tỉnh, thành, huyện, thị trong cả nước về sơ kết công tác chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 của Chính phủ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và đánh giá kết quả thí điểm ứng dụng xác thực sinh trắc học. Dự hội nghị có Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc...

Trao tặng nhà tình nghĩa cho gia đình người có công

(BLC) - Chiều ngày 21/7, Công an tỉnh phối hợp với Công đoàn chuyên ngành 1B (Kiểm toán Nhà nước) tổ chức Lễ trao tặng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Tống Thị Din (73 tuổi) - vợ liệt sỹ Vàng Văn Siềng ở bản Thèn Thầu, xã Bình Lư, huyện Tam Đường. Quang cảnh Lễ trao tặng nhà tình nghĩa. Dự buổi lễ có Đại tá Sùng A Súa - Phó Giám đốc Công an tỉnh;...

Sơ kết giữa nhiệm kỳ, 6 tháng đầu năm về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng bộ...

(BLC) - Chiều 21/7, tại huyện Nậm Nhùn, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy phối hợp với Huyện ủy Nậm Nhùn tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ 2020-2025, 6 tháng đầu năm 2023 về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng bộ tỉnh Lai Châu. Đồng chí Nguyễn Ngọc Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Chủ nhiệm UBKT...

Cần có biện pháp xử lý nghiêm thanh, thiếu niên lạng lách, đánh võng, nẹt bô

(BLC) - Thời gian qua, khu vực Đại lộ Lê Lợi, Quảng trường Nhân dân tỉnh xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, điều khiển xe môtô với tốc độ cao, lạng lách đánh võng, nẹt bô... Lực lượng Công an thành phố Lai Châu phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh tăng cường ngăn chặn, xử lý nhưng dường như cần phải có biện pháp mạnh hơn nữa.Nhiều kiểu...

Quan tâm chăm lo gia đình người có công

(BLC) – Hàng năm, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân huyện Mường Tè triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm quan tâm, chăm lo đời sống các gia đình chính sách và người có công trên địa bàn. Những việc làm đó như lời tri ân sâu sắc tới gia đình chính sách, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.Hiện nay, huyện Mường Tè có...

Cùng chuyên mục

Thác Tác Tình – Viên ngọc quý của Lai Châu Hiện bản thảo

Nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc hoang sơ, thác Tác Tình như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Với độ cao ấn tượng và dòng nước đổ xuống mạnh mẽ, thác Tác Tình tạo nên một khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ.

Động Thiên Đường – Pusamcap Tây Bắc đệ nhất động

Theo tiếng Thái “Pu Sam Cáp” có nghĩa là ba quả núi lớn chồng lên nhau. Pu Sam Cáp là tên gọi dãy núi đá vôi dạng địa hình karst, được hình thành từ kỷ nguyên kiến tạo. Quần thể hang động Pu Sam Cáp nằm men theo đường tỉnh lộ 129 đi cao nguyên Sìn Hồ, cách trung tâm thị xã Lai Châu chừng 6km về phía Tây trên độ cao 1.700m so với mực nước biển. Đường...

Thêm một đỉnh Đỗ quyên tuyệt vời nhất Lai Châu cho du khách ưa khám phá

Lai Châu đã hình thành thương hiệu với 6/10 đỉnh núi cao, đẹp, đáng khám phá đối với du khách. Và để nhiều người chưa leo núi vẫn có thể thỏa mãn đam mê của mình, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch PU Lai Châu cùng đội ngũ porter của tỉnh Lai Châu đã tổ chức khảo sát, gắn chóp đỉnh Đỗ quyên cao 2.619m. Đây được coi là đỉnh Đỗ quyên đẹp nhất không chỉ của...

Thác Nậm Lúc – ‘Dải lụa’ mềm giữa đại ngàn Tây Bắc

Tọa lạc ở bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Sô Lin (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), thác Nậm Lúc mang trong mình vẻ đẹp mềm mại và huyền bí, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng đối với mỗi du khách muốn khám phá Lai Châu. Thác Nậm Lúc nhìn từ xa như một bức tranh thiên nhiên huyền diệu Cách trung tâm huyện Sìn Hồ - Lai Châu khoảng hơn 40km, thác Nậm Lúc nằm sâu trong khu...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người

NDO - Sau 3 ngày tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn, phong phú, chiều 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tổng kết bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người lần thứ I và Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2023 . Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu trao...

Mới nhất

Tiếp thêm động lực cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô được kéo dài đến hết năm 2027, việc này sẽ giúp tạo động lực mới cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Tạo động lực mới cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Ngày 10/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị...

Có nên xem xét, điều chỉnh mẫu sổ đỏ mới cho hợp lý hơn?

Việc thiết kế mẫu sổ đỏ mới sao cho hợp lý, hài hòa và đáp ứng được nhu cầu sử dụng cần được cơ quan chức năng quan tâm lưu ý để tiết kiệm thời gian, công sức của người dân. ...

Người phụ nữ trọn đời đấu tranh vì bình đẳng trong giáo dục

Aki Kurose (11/2/1925 - 24/5/1998) là một giáo viên và nhà hoạt động xã hội người Mỹ gốc...

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn có thể xảy ra ở tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm và tại mọi địa phương, đặc biệt là tại những khu vực tổ chức lễ hội lớn, nơi tập trung đông đảo người tham gia. Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn có thể xảy ra...

Một tỉnh bất ngờ công bố Lịch sử là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD-ĐT Hà Giang vừa thông báo về môn thi thứ ba của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 - 2026. Theo đó, Sở GD-ĐT Hà Giang lựa chọn môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay là Lịch sử – Địa lý. Hai môn còn lại là Toán và Ngữ văn. Thí...

Mới nhất