Trang chủNewsThế giới62% người châu Âu ủng hộ ý tưởng của Tổng thống Pháp...

62% người châu Âu ủng hộ ý tưởng của Tổng thống Pháp về Trung Quốc


Gần 3/4 người châu Âu – tương đương 74% – nghĩ rằng cựu lục địa nên cắt giảm sự phụ thuộc quân sự vào Mỹ và đầu tư vào khả năng phòng thủ của chính mình, một báo cáo mới được Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR) công bố hôm 7/6 cho thấy.

Báo cáo dựa trên một cuộc thăm dò với hơn 16.000 người tham gia từ 11 quốc gia, cũng cho thấy 62% người được hỏi muốn châu Âu giữ thái độ trung lập trong bất kỳ cuộc xung đột nào giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan – phù hợp với những tuyên bố gần đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Trong một cuộc phỏng vấn với Politico hồi tháng 4 sau khi trở về từ chuyến thăm Trung Quốc, nhà lãnh đạo Pháp cho biết “rủi ro lớn” mà châu Âu phải đối mặt là để “bị cuốn vào những cuộc khủng hoảng không phải của chúng ta”, ngăn cản châu Âu xây dựng tự chủ chiến lược của mình, đồng thời nói thêm rằng “lục địa già” không nên đi theo Mỹ hoặc Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan.

“Điểm chính từ cuộc khảo sát của chúng tôi là người châu Âu muốn thấy EU trở nên tự chủ hơn trong chính sách đối ngoại và xây dựng khả năng phòng thủ của riêng mình”, bà Jana Puglierin, một trong những tác giả của báo cáo, cho biết.

“Đây không phải là những yêu cầu mới của EU, hoặc của các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên, nhưng điều này đã được nêu bật bởi cuộc chiến ở Ukraine và căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc”, bà Puglierin nói.

Thế giới - 62% người châu Âu ủng hộ ý tưởng của Tổng thống Pháp về Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đi dạo trong Vườn Thông ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, ngày 7/4/2023, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Pháp. Ảnh: SCMP

Theo báo cáo của ECFR, 43% người châu Âu coi Trung Quốc là “đối tác cần thiết” – nghĩa là họ có xu hướng đồng ý với lập trường của ông Macron về Trung Quốc, trong khi 35% coi Bắc Kinh là “đối thủ” của đất nước họ.

Một số nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm ông Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, gần đây đã tới Bắc Kinh. Một vài trong số này coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh, trong khi những người khác coi gã khổng lồ châu Á là đối tác kinh doanh.

Khảo sát của ECFR cho thấy Đức và Thụy Điển là 2 quốc gia có lập trường “diều hâu” (cứng rắn) nhất đối với Trung Quốc.

Báo cáo còn cho thấy, nếu Bắc Kinh quyết định cung cấp đạn dược và vũ khí cho Nga, thì 41% người tham gia khảo sát cho biết sẽ sẵn sàng trừng phạt Trung Quốc, ngay cả khi điều đó có nghĩa là gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của chính họ.

Tuy nhiên, ở Hungary, Áo, Italy và Bulgaria, những người được hỏi cho biết họ không muốn áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Là đồng minh hàng đầu của Moscow, Trung Quốc đã tìm cách thể hiện mình là một bên trung gian trung lập trong cuộc chiến ở Ukraine, nhưng các nhà lãnh đạo phương Tây đã chỉ trích những nỗ lực của Bắc Kinh, nói rằng Trung Quốc đã chọn phe trong cuộc xung đột.

Trung Quốc phủ nhận việc cung cấp vũ khí cho Moscow, đồng thời nỗ lực hiện thực hóa vai trò môi giới hòa bình của mình bằng cách cử Đặc phái viên công du tới các thủ đô châu Âu, bao gồm cả Kiev (Ukraine) và Moscow (Nga), để lắng nghe quan điểm của người châu Âu.

Những người tham gia khảo sát của ECFR cũng phản đối viễn cảnh Trung Quốc sở hữu cơ sở hạ tầng quan trọng của châu Âu, chẳng hạn như cầu hoặc cảng (65%), các công ty công nghệ (52%) và sở hữu một tờ báo ở quốc gia của họ (58%).

Cuộc khảo sát của ECFR được thực hiện trực tuyến với người tham gia đến từ Áo, Bulgaria, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hungary, Italy, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha và Thụy Điển.

Trong phần tóm tắt về báo cáo của mình, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR) nêu rõ:

Xung đột Nga-Ukraine đã cho người dân châu Âu thấy rằng họ đang sống trong một thế giới bất hợp tác. Nhưng bản năng chính sách đối ngoại hợp tác của họ chỉ đang dần thích nghi với thực tế mới này.

Người châu Âu muốn giữ thái độ trung lập trong một cuộc xung đột tiềm ẩn giữa Mỹ và Trung Quốc và miễn cưỡng giảm thiểu rủi ro từ Trung Quốc – ngay cả khi họ nhận ra những nguy cơ từ sự hiện diện kinh tế của nước này ở châu Âu. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc quyết định cung cấp vũ khí cho Nga, đó sẽ là một “lằn ranh đỏ” đối với phần lớn công chúng châu Âu.

Người châu Âu vẫn thống nhất về cách tiếp cận hiện tại của họ đối với Nga – mặc dù họ không đồng ý về chính sách của châu Âu đối với nước Nga trong tương lai.

Họ đã chấp nhận mối quan hệ gần gũi hơn của châu Âu với Mỹ, nhưng họ muốn ít phụ thuộc hơn vào các đảm bảo an ninh của Mỹ.

Các nhà lãnh đạo châu Âu có cơ hội xây dựng sự đồng thuận của công chúng xung quanh cách tiếp cận của châu Âu đối với Trung Quốc, Mỹ và Nga. Nhưng họ cần hiểu điều gì thúc đẩy công chúng và truyền đạt rõ ràng về tương lai.

Minh Đức (Theo Politico, Euronews, ECFR)





Nguồn

Cùng chủ đề

‘Cuộc so kè’ bắt tay của ông Trump và ông Macron

Hôm 7.12, giới truyền thông chú ý đến những cái bắt tay 'mãnh liệt' giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và ông Donald Trump trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên sau khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ. ...

Tổng thống Pháp nhận giải thưởng vì hòa bình của Boston Global Forum

Ngày 11/11, Boston Global Forum thông báo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được tổ chức này vinh danh Giải thưởng Lãnh đạo Thế giới vì Hòa bình và An ninh năm 2024.Lễ trao giải thưởng được tổ chức vào ngày 25/11 tại Nhà Loeb lịch sử của Đại học Harvard. Giải thưởng này ghi nhận Tổng thống Macron vì sự lãnh đạo xuất sắc và những đóng góp trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh ở châu...

Ông Zelensky tới Paris, lần thứ 5 hội đàm với ông Macron

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris hôm 10/10.Paris nằm trong số những điểm dừng chân trong khu chuyến công du loạt nước châu Âu của ông Zelensky nhằm mục đích đảm bảo sự ủng hộ nhiều...

Tân Thủ tướng Pháp vượt qua “phép thử” đầu tiên

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hôm 8/10, được coi là "phép thử" đầu tiên đối với chính phủ của ông trong bối cảnh sự ủng hộ mong manh tại một quốc hội phân mảnh.Cuộc bỏ phiếu...

Những bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác

Tại thủ đô Ulan Bator, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã nhận được sự đón tiếp thân tình, trọng thị và chu đáo. Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh; các cuộc hội kiến Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain Oyun-Erdene và Chủ tịch Quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Trump cắt quyền tiếp cận thông tin mật của ông Biden để trả đũa

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi quyền tiếp cận an ninh và cập nhật tình báo của người tiền nhiệm Joe Biden, đáp trả điều mà chính ông Biden từng làm với ông. ...

Cùng chuyên mục

Israel oanh kích đường hầm của Hezbollah

Quân đội Israel cho biết đã tiến hành một cuộc không kích ngày 9/2 nhằm vào một đường hầm tại biên giới giữa Syria và Lebanon "được Hezbollah sử dụng để buôn lậu vũ khí".

Ngắt khỏi Nga, 3 nước Baltic chính thức kết nối vào lưới điện EU

Ba quốc gia vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania đã hoàn tất việc chuyển đổi từ lưới điện của Nga sang hệ thống của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 9.2. ...

Ukraine ‘quay xe’ về thái độ đàm phán với Nga, đòi lại vũ khí hạt nhân, ông Trump gây sốc cả thế giới, Washington...

Tổng thống Ukraine nói sẵn sàng đàm phán với người đồng cấp Nga, muốn được trả lại vũ khí hạt nhân, ông Trump nói Mỹ có kế hoạch tiếp quản Dải Gaza, lở đất ở Hy Lạp, lễ trao giải Grammy 2025… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Singapore phải thích nghi với “thực tế mới” khi Mỹ không còn sẵn sàng bảo trợ trật tự toàn cầu

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh điều đó tại buổi tiệc mừng Tết Nguyên đán ở Câu lạc bộ Cộng đồng Teck Ghee hôm 8/2.

Mới nhất

Giá thép hôm nay 10/2: tiếp tục tăng giá

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở...

Giá cà phê xác lập đỉnh mới, 4 năm thiếu hụt liên tiếp, thông tin về Lễ hội cà phê 2025

Năm 2025, hiện tượng La Nina dự báo sẽ thay thế El Nino, mang đến thời tiết lạnh và khô hơn tại các vùng trồng cà phê của Brazil. Điều này làm gia tăng nguy cơ sương giá, có thể phá hủy cây cà phê và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng dự kiến.

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng xuân 2025 được xác lập kỷ lục Việt Nam

Sự kiện quy tụ hơn 108 đoàn lân sư rồng từ khắp các tỉnh thành, tạo nên một màn trình diễn hoành tráng, đậm bản sắc văn...

Giá cà phê trong nước hôm nay 10/2/2025 vẫn giữ ổn định

Cập nhật giá cà phê hôm nay 10/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 10/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 10/2/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30...

Dự báo giá vàng 10 ngày tới: Thế giới tăng không dừng, nhẫn và SJC vẫn hạ nhiệt?

Trong 10 ngày tới, mối lo ngại thuế quan trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn là động lực chính thúc đẩy đà tăng tiếp của vàng. Trong nước, giá nhẫn và SJC được dự báo sẽ hạ nhiệt sau ngày vía Thần Tài. Vàng thế giới vừa trải qua một tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu năm đến...

Mới nhất