Trang chủChính trịChủ quyềnTiên định sớm các tai biến địa chất

Tiên định sớm các tai biến địa chất


Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ rõ, cần lưu tâm các đặc điểm địa chất, kiến tạo và hoạt động dân sinh, tiên định sớm các tai biến có thể xảy ra nhằm giảm thiểu rủi ro.

Động đất kích thích xuất hiện song hành cùng sự phát triển nhà máy thủy điện

Theo Viện Vật lý Địa cầu, từ đầu năm 2021 đến 22/4/2022, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra 169 trận động đất. Riêng từ ngày 15 đến 18/4 ghi nhận 22 trận động đất mạnh 2,5 – 4,5 độ Richter. Đến nay, dù tần suất ít hơn nhưng các trận động đất vẫn tiếp tục diễn ra.

dong-dat-kon-tum.jpg
Thôn Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, H.Kon Plông (Kon Tum), nơi người dân cảm nhận được sự rung lắc nhiều nhất của động đất trưa 18/4/2022.

Qua tổng hợp báo cáo của UBND các địa phương, các trận động đất chưa gây thiệt hại về người và tài sản nhưng đã làm người dân lo lắng, bất an. Đối tượng được “quan tâm” là thủy điện Kon Tum thượng mới được đưa vào tích nước vận hành vào thời điểm đó. Căn cứ vào yếu tố ngoại sinh này và đặc điểm về cường độ các trận động đất, các nhà nghiên cứu địa chấn học đã bước đầu chỉ ra nguyên nhân chính của các trận động đất là các trận động đất kích thích do quá trình tích nước của các hồ chứa thủy điện.

Các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu cho biết, động đất kích thích là hiện tượng xảy ra khi nước được bơm vào hồ thủy điện gây ra sự thay đổi áp suất và cân bằng lực trong lòng đất. Điều này có thể kích hoạt các nứt gãy và dịch chuyển các khối đá, gây ra những rung chấn. Vấn đề này đã được đề cập trong nhiều báo cáo ở Việt Nam và trên thế giới như: Trận động đất kích thích 6,3 độ Richter xảy ra ở Sichuan, Trung Quốc năm 2008 do xây dựng hồ chứa nước Zipingpu, làm chết 80.000 người; trận động đất 5,7 độ Richter xảy ra ở Oklahoma, Mỹ năm 2011 do khai thác dầu khí và trận động đất 6,3 độ Richter xảy ra ở Koyna, Ấn Độ năm 1967 do xây dựng hồ chứa nước Koyna…

Ở Việt Nam, các trận động đất kích thích có thể kể đến như: Động đất kích thích tại hồ Hòa Bình, xảy ra vào ngày 23/5/1989 có độ lớn 4,9 Richter và là trận động đất kích thích đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam. Trận động đất này được cho là do hoạt động tích nước của hồ thủy điện Hòa Bình gây ra; động đất kích thích tại hồ Sơn La vào năm 2010 và tiếp tục ghi nhận trong thời gian qua đã xảy ra hàng loạt trận động đất kích thích với cường độ từ 2,6 – 5,3 độ Richter và có thể còn tiếp diễn…

Liên quan đến động đất tại Kon Tum thời gian qua, ông Hồ Tiến Chung cho rằng, cần lưu tâm đến hoạt động núi lửa trong khoảng thời gian từ 10.000 năm trở lại đây. Không loại trừ khả năng động đất có thể gây kích hoạt núi lửa tái hoạt động. Đây là một nhiệm vụ quan trọng cần phải được triển khai nghiên cứu để đề phòng và có phương án ứng phó.

Theo các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, chúng ta đang quen dần với sự xuất hiện của các trận động đất kích thích song hành cùng với sự phát triển xây dựng và khai thác các nhà máy thủy điện trên toàn quốc trong thời gian qua. Bên cạnh những lợi ích to lớn do thủy điện đem lại, vẫn còn có nhiều những bất lợi được đề cập đến từ vấn đề về xã hội đến công trình. Một trong số đó là vấn đề động đất do kích thích.

Đề xuất nghiên cứu sâu về động đất kích thích

Nhóm tác giả thuộc Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã tiến hành đánh giá các tài liệu hiện có cũng như khảo sát, kiểm tra lại các đặc điểm địa chất, kiến tạo và tai biến địa chất trong vùng được áp dụng nhằm cung cấp bổ sung các thông tin và đề xuất các giải pháp, nghiên cứu sâu về động đất kích thích.

Kết quả chỉ ra, ngoài các nguy cơ về động đất kích thích mang yếu tố nội sinh, biểu hiện của các hoạt động ngoại sinh cũng được ghi nhận trong các báo cáo điều tra trước đó. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra các định hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm giảm thiểu rủi ro nói chung và giải quyết giảm thiểu rủi ro tai biến địa chất do động đất gây ra tại Kon Tum và các khu vực lân cận.

Theo ông Hồ Tiến Chung – Phó phòng phụ trách Phòng Kiến tạo và Địa mạo, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, cần tiếp tục quan trắc để có những đánh giá chi tiết hơn về vấn đề động đất kích thích. Theo đó, trong thời gian tới, cần xem xét bổ sung các điều tra, nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ hoạt động kiến tạo trong vùng và mối liên quan giữa hoạt động kiến tạo với tai biến địa chất, lũ ống, lũ quét và các hoạt động dân sinh trong vùng.

Cụ thể, cần bổ sung các trạm quan trắc động đất tại các vùng có nguy cơ cao, khu tập trung dân cư, các công trình trọng điểm quốc gia; triển khai nghiên cứu, đánh giá mức độ tác động của các trận động đất đến các hiện tượng trượt lở, lũ quét trong khu vực; triển khai nghiên cứu, đánh giá sự tồn tại của các đứt gãy hoạt động và mức độ an toàn hồ đập trên địa bàn; nghiên cứu tai biến địa chất liên quan đến các núi lửa đang hoạt động ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.

Ngoài ra, bên cạnh các công trình kiên cố được xây dựng theo quy định kỹ thuật, các công trình dân sinh của người dân hiện nay được “gạch ngói” hóa nhưng kết cấu thường sơ sài và không tuân theo quy định kỹ thuật. Do vậy, cần khuyến cáo về mức độ ảnh hưởng của động đất và khả năng kháng chịu của các công trình dân sinh trong vùng, tránh tổn thất về người và tài sản.

“Cần triển khai sớm nghiên cứu đánh giá các hiện tượng đứt gãy hoạt động, động đất, núi lửa vì sớm hay muộn, khi đất nước phát triển, chúng ta cũng cần quan tâm đến xây dựng các công trình lớn như điện hạt nhân, năng lượng mới,… rất cần đến việc đầu tư lực lượng đào tạo cán bộ, chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật để có thể đi trước đón đầu”, ông Hồ Tiến Chung nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Bộ Công an hỗ trợ tỉnh Kon Tum 84 tỷ đồng để xóa nhà tạm

(Dân trí) - Bộ Công an vừa hỗ trợ 84 tỷ đồng cho tỉnh Kon Tum thực hiện xây mới và sửa chữa 1.400 căn nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Ngày 28/3, tại xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Bộ Công an đã phối hợp với Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh tổ chức lễ ra quân xây dựng nhà tặng hộ nghèo và hộ khó...

Kon Tum ghi nhận động đất trước trận gây rung chuyển Myanmar, Thái Lan

(Dân trí) - Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum vừa ghi nhận trận động đất mạnh 3,0 độ gây rung lắc một số vùng tâm chấn, xảy ra trước trận động đất rung chuyển Myanmar, Thái Lan. Ngày 28/3, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần thuộc Viện các khoa học Trái đất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã thông báo về một trận động đất độ mạnh 3,0 xảy ra...

“Bóng cả” làng Khúc Na

75 tuổi, hơn 20 năm trên cương vị già làng, gần 10 năm làm Người có uy tín, già A Chiêu, làng Khúc Na, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy (Kon Tum) như là “cây cao, bóng cả” che chở cho dân làng, giúp dân làng làm tốt công tác bảo tồn văn hóa, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, sung túc.Cùng với việc giúp đỡ, dìu dắt giáo dân làm người công dân tốt...

Tạo điều kiện phát huy tốt nhất giá trị di tích lịch sử và thắng cảnh Măng Đen

VHO - Chiều 13.3 tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì buổi làm việc với đoàn công tác của tỉnh Kon Tum do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm dẫn đầu, nội dung về đề xuất điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ Di tích lịch sử và thắng cảnh Măng Đen. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm khẳng định, Di tích lịch sử và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10/3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Cộng hòa Indonesia từ ngày 9-11/3/2025 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, hai nước đã ra "Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam". ...

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Về tài nguyên nước:a) Văn bản xin chủ...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột để Đắk Lắk tiến bước vào kỷ nguyên mới

Đây là mong muốn, niềm tin tưởng của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk tại Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025), dấu mốc lịch sử trọng đại mở đầu cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, sáng 10/3. ...

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Phát...

Bài đọc nhiều

Ra quân lấp dốc, dựng barie tại các bến, bãi vi phạm

Theo Công văn 797/UBND-KTN ngày 28/2/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh, trước ngày 30/6/2023, UBND huyện Việt Yên tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với UBND xã Quang Châu xử lý dứt điểm 12 trường hợp vi phạm về...

11 thuyền viên nước ngoài gặp nạn trên biển Côn Đảo về nước an toàn

Ngày 29/2, 11 thuyền viên của tàu SAMUDRA INDAH II bị nạn trên biển đã được Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bàn giao để trở về nước. Đề xuất sửa quy định đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam Cứu hơn 100 người trên biển trong tháng đầu năm 2024 Các thuyền viên gồm 10...

Khí phách Việt Nam

Bùi Hoài Sơn (Uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc Hội) Trong những năm vừa qua, người Việt Nam chúng ta chứng kiến nhiều lần "đường lưỡi bò" xuất hiện trong các sự kiện, trên các phương tiện khác nhau, gây bức xúc trong dư luận. Làn sóng phản đối "đường lưỡi bò" thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, một thái độ dứt khoát đối với những âm mưu tuyên truyền chủ quyền quốc gia...

Khánh Hòa thành lập Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo

(NLĐO)- UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định số 709 về việc thành lập Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường. ...

Lời thề giữ biển

37 năm trôi qua, ký ức bi tráng về sự hy sinh anh dũng của 64 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Công binh 83 Hải quân ngày ấy vẫn nguyên vẹn như mới hôm qua ...

Cùng chuyên mục

Khơi dậy tình yêu biển, đảo

Cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương" góp phần khơi dậy tình yêu đất nước, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cho thế hệ trẻ ...

Sôi nổi các hoạt động Tháng Thanh niên tại Vùng Cảnh sát biển 2

(NLĐO) - Tuổi trẻ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã tổ chức nhiều hoạt động Tháng Thanh niên năm 2025. ...

Canh giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc

Ở biên giới Quảng Trị - Savannakhet - Salavan, những người lính biên phòng âm thầm canh giữ từng tấc đất của Tổ quốc, giữ gìn tình hữu nghị bền chặt Việt - Lào. ...

Khánh Hòa thành lập Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo

(NLĐO)- UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định số 709 về việc thành lập Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường. ...

Cảnh sát biển đang làm rõ vụ 2 ngư dân rơi xuống biển

(NLĐO) – Sau khi được lực lượng Cảnh sát biển cứu với, sức khỏe và tinh thần của 2 ngư dân rơi xuống biển đã ổn định ...

Mới nhất

Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển mạnh nhờ mô hình KCN gắn cảng biển

(TBTCO) – Sự kết hợp giữa khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng giao thông quanh cảng Cái Mép – Thị Vải đã giúp lưu lượng container qua cảng tăng mạnh trong năm 2024, cho thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình cảng biển – khu công nghiệp, tạo cơ hội lớn cho sự phát triển bền...

GIẢI BÓNG ĐÁ 7 NGƯỜI VĐQG BSG DRAGON CUP 2025 KHỞI ĐỘNG VỚI QUY MÔ LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY

Hà Nội, ngày 15 tháng Năm năm 2025 – Tiếp nối thành công vang dội của những mùa giải trước, đặc biệt trong 3 mùa giải gần đây với sự đồng hành chiến lược của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) thông qua thương hiệu Bia Saigon và các...

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tham gia thúc đẩy thương mại hai chiều Việt – Mỹ tại SelectUSA 2025 – Tổng công...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ, từ ngày 12 đến 15/5/2025, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA Investment Summit 2025 tại thành phố National Harbor, bang Maryland, Hoa Kỳ đã trở thành điểm đến của hơn 130 đại biểu Việt Nam, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu trong...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức...

Mới nhất