Trang chủNewsThế giớiĐiểm nhấn từ Đối thoại Shangri-La

Điểm nhấn từ Đối thoại Shangri-La



Tương tác giữa đại diện Mỹ-Trung, cam kết về trách nhiệm tập thể, nét mới từ châu Âu là một số diểm đáng chú ý tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 2-4/6.

(06.05) Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc phát biểu ngày 3/6 tại Đối thoại Shangri-La, Singapore. (Nguồn: AFP)
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 3/6 tại Singapore. (Nguồn: AFP)

Quan tâm chung và trách nhiệm tập thể

Đầu tiên, đó là tầm quan trọng của diễn đàn này. Một mặt, với gần 600 đại biểu tham dự, 7 phiên họp toàn thể với 6 phiên họp thảo luận cùng nhiều cuộc gặp song phương bên lề, Đối thoại đang chứng tỏ được sức hút ngày một mạnh mẽ.

Mặt khác, nó cho thấy sự xuất hiện của ngày càng nhiều vấn đề, tác động tới môi trường an ninh khu vực như cạnh tranh nước lớn, thượng tôn luật pháp quốc tế, sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, chủ quyền lãnh thổ, môi trường…

Trong bối cảnh đó, số lượng chủ đề đa dạng, từ xây dựng khu vực châu Á-Thái Bình Dương cân bằng và ổn định, phát triển các mối quan hệ đối tác mới cho an ninh khu vực tới tác động an ninh của cạnh tranh công nghệ và cạnh tranh số đã phần nào bao hàm được mối quan tâm chung của những diễn giả, khách mời.

Thứ hai, nội dung thảo luận tương đối rộng, song hầu hết các phiên thảo luận đều khép lại với những tuyên bố đề cao trách nhiệm tập thể, tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế, đặc biệt trong giải quyết các điểm nóng, xung đột hiện nay như Nga-Ukraine, bán đảo Triều Tiên, Sudan, eo biển Đài Loan hay Biển Đông.

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần này, diễn giả chính, Thủ tướng Australia Antony Albanese nhận định rằng sự kiện một lần nữa khẳng định rằng hòa bình, an ninh, ổn định tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Vì thế, không sai nếu nói rằng “trách nhiệm tập thể” và tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế chắc chắn là chủ đề lớn, xuyên suốt trong diễn đàn lần này.

Bắt tay không thay đối thoại

Tuy nhiên, việc thực hiện “trách nhiệm tập thể” và tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế ấy sẽ là không đơn giản khi cạnh tranh giữa Mỹ-Trung Quốc vẫn gay gắt, thể hiện rõ nét qua tương tác giữa đại diện của hai nước tại Đối thoại Shangri-La.

Phát biểu ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định nước này “không mong muốn xung đột hay đối đầu, song sẵn sàng đối phó hành động bắt nạt hay cưỡng ép”. Xứ cờ hoa sẽ tiếp tục tuân thủ nguyên tắc Một Trung Quốc, dù “phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng từ cả hai phía”.

Tuy nhiên, điểm nhấn là khi ông chỉ trích Bắc Kinh “không sẵn lòng xây dựng cơ chế phù hợp hơn trong quản lý khủng hoảng giữa quân đội hai nước”. Đáng chú ý, cùng lúc đó, tàu chiến Mỹ và Canada được cho là đã đi qua eo biển Đài Loan.

Điều này đã dẫn đến phản ứng tiêu cực từ phía đại diện từ Bắc Kinh. Ngay sau phát biểu của ông Austin, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Trung tướng Cảnh Kiến Phong đã đáp trả ngay bên lề. Ông cho rằng đại diện Mỹ đã “bóp méo nghiêm trọng thực tế và sự thật” về vấn đề Đài Loan và chỉ trích “hoạt động giám sát bất hợp pháp” của Washington.

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc đã chỉ trích “một số quốc gia” tăng cường chạy đua vũ trang và can thiệp công việc nội bộ của nước khác, đồng thời cảnh báo về “tâm lý chiến tranh lạnh”. Mặc dù vậy, ông nhấn mạnh rằng bất chấp “khác biệt mang tính hệ thống”, Trung Quốc không muốn xung đột, đối đầu và sẵn sàng cùng Mỹ “tìm kiếm điểm tương đồng, lợi ích chung để tăng cường quan hệ song phương và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác”.

Trong bối cảnh đó, cái bắt tay đầu tiên và trao đổi ngắn ngủi của hai người đồng cấp phản ánh một thông điệp: Bất chấp nỗ lực kết nối từ cả hai phía, những khác biệt căn bản sẽ khiến hợp tác quốc phòng song phương trở nên khó khăn hơn.

“Trách nhiệm tập thể” và tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế chắc chắn là chủ đề lớn, xuyên suốt trong Đối thoại Shangri-La lần này.

Vai trò ASEAN và nét mới châu Âu

Đại diện của Mỹ, Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh, Canada hay Liên minh châu Âu (EU) đều nhất trí về vai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và cam kết tăng cường hợp tác với khối thời gian tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukuzu Hamada khẳng định bên cạnh Đối thoại Shangri-La, nước này sẽ tiếp tục quan tâm tới các khuôn khổ hợp tác khu vực do ASEAN dẫn dắt như Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+).

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nhắc lại rằng việc nước này đăng ký tham gia ADMM+ cho thấy tinh thần hợp tác xuyên suốt trong các mối quan hệ quốc phòng của xứ sở sương mù. Quan trọng hơn, nó góp phần khẳng định tầm quan trọng của ASEAN đối với chính sách của London tại khu vực.

Cuối cùng, sự góp mặt của các đại diện đến từ châu Âu, từ Cao ủy EU về Chính sách an ninh và đối ngoại Joseph Borell tới Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cũng là một chi tiết đáng lưu ý. Thực tế cho thấy lãnh đạo nhiều nước ở ở lục địa này từng nhấn mạnh rằng tình hình ở châu Á-Thái Bình Dương có sẽ tác động trực tiếp tới các vấn đề an ninh của châu Âu, dù là xung đột Nga-Ukraine hay căng thẳng Mỹ-Trung. Khi đó, Đối thoại Shangri-La rõ ràng là địa điểm lý tưởng để các quan chức châu Âu đưa ra thông điệp then chốt về các bước tiếp theo trong cách tiếp cận của mình đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phát biểu tại Đối thoại, Cao ủy EU về Chính sách an ninh và đối ngoại Joseph Borell khẳng định châu Âu mong muốn trở thành “một đối tác đáng tin cậy, có năng lực” ở châu Á-Thái Bình Dương để thúc đẩy an ninh. Ông khẳng định: “Chúng ta cần có nhau. Chúng ta cần ổn định thế giới này”.

Đối thoại Shangri-La là cơ hội để các bên cùng ngồi lại, thảo luận và hướng tới mục tiêu chung ấy.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Pete Hegseth chính thức trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

(CLO) Ông Pete Hegseth đã vượt qua cuộc bỏ phiếu xác nhận tại Thượng viện Mỹ vào ngày 24/1, để chính thức trở thành Bộ trưởng Quốc phòng mới của Mỹ. ...

Gắn kết để vươn xa

NDO - Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “ASEAN: Gắn kết để vươn xa” do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Cùng thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Cố vấn trưởng (Thủ tướng lâm thời) của Bangladesh Muhammad Yunus,...

Định hình tương lai số của ASEAN an toàn, sáng tạo và toàn diện

Với chủ đề “An toàn, Sáng tạo, Toàn diện: Định hình tương lai số của ASEAN”, mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 5 và các hội nghị liên quan đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị chỉ trích vì không nêu tên được nước ASEAN nào

(CLO) Ông Pete Hegseth, người được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, không thể nêu tên một nước nào trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Điều này dấy lên làn sóng chỉ trích cả trong và ngoài nước Mỹ....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới.

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới “ấp ủ”, Moscow...

Theo tính toán sơ bộ của hãng tin Reuters (Anh), tháng 1/2025, xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) sang châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục là hơn 50 triệu mét khối mỗi ngày.

UAV của Ukraine tấn công các cơ sở dầu khí lớn ở Nga, Moscow chỉ ra những thứ mà phương Tây hỗ trợ Kiev

Ngày 3/2, hàng chục máy bay không người lái của Ukraine tấn công các cơ sở năng lượng ở miền Nam nước Nga, gây hỏa hoạn tại một nhà máy lọc dầu lớn và một nhà máy xử lý khí đốt, đồng thời làm gián đoạn nhiều chuyến bay từ khu vực Volga đến dãy núi Caucasus.

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Bài đọc nhiều

Loài chuột ‘tăng dân số’ khi thời tiết ngày càng nóng

Các nhà khoa học mới đây cho biết nhiệt độ tăng khiến số lượng chuột xuất hiện tại các thành phố lớn ngày càng nhiều. ...

Tổng thống Trump lên tiếng về ‘thảm kịch’ hàng không ở thủ đô Washington DC

Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth và Bộ trưởng Giao thông Sean Duffy họp báo về vụ va chạm máy bay ở Washington DC. ...

Tập trung thúc đẩy du lịch và giao lưu nhân dân

Nhân dịp năm mới 2025 và kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ đã trả lời phỏng vấn Chương trình đặc biệt “Ngoại giao nước lớn” với chủ đề “Đến Việt Nam, tại sao ngày càng giống đi thăm họ hàng và hàng xóm?”.

Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở Mỹ

Báo cáo sơ bộ của Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) phát hiện tình huống 'bất thường' ở tháp điều khiển không lưu của sân bay Ronald Reagan vào đêm xảy ra thảm kịch hàng không kinh hoàng gần thủ đô Washington...

Ông Trump chính thức đánh thuế lên hàng hóa Canada, Mexico và Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký lệnh hành pháp để đánh thuế lên hàng hóa từ Canada, Mexico và Trung Quốc ở mức từ 10-25%. ...

Cùng chuyên mục

Canada trả đũa, cấm sản phẩm nước cam từ quê nhà ông Trump

Canada áp thuế suất lên hàng loạt sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ giữa làn sóng tẩy chay sản phẩm từ quốc gia láng giềng, sau khi ông Trump thông báo áp thuế lên nhiều sản phẩm nhập từ Canada. ...

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Nổ lớn tại chung cư cao cấp Moscow, nghi án ám sát nhân vật cấp cao

Một vụ nổ lớn tại chung cư cao cấp ở thủ đô Moscow của Nga ngày 3.2 đã làm 1 người thiệt mạng và 4 người bị thương. ...

UAV của Ukraine tấn công các cơ sở dầu khí lớn ở Nga, Moscow chỉ ra những thứ mà phương Tây hỗ trợ Kiev

Ngày 3/2, hàng chục máy bay không người lái của Ukraine tấn công các cơ sở năng lượng ở miền Nam nước Nga, gây hỏa hoạn tại một nhà máy lọc dầu lớn và một nhà máy xử lý khí đốt, đồng thời làm gián đoạn nhiều chuyến bay từ khu vực Volga đến dãy núi Caucasus.

160.000 người biểu tình ở Berlin, CDU phá vỡ “tường lửa”, cựu thành viên tuyên bố rời đảng

Cuối tuần qua, rất nhiều người đã xuống đường biểu tình tại Aachen, Augsburg, Braunschweig, Bremen, Cologne, Essen, Frankfurt, Hamburg, Karlsruhe, Leipzig, Würzburg và nhiều thành phố nhỏ khác, nhằm phản đối việc Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) tìm kiếm sự ủng hộ từ đảng cực hữu AfD.

Mới nhất

Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồi

Vinamilk vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, doanh thu nội địa cho thấy đà phục hồi tích cực và nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây và hoàn thành tái định vị các sản phẩm. Vinamilk về đích năm 2024: Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc tết Kiểm toán nhà nước nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ

Chiều 3/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, chúc Tết và làm việc với Kiểm toán Nhà nước (KTNN). ...

Bé gái 7 tuổi trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã được xuất viện

Đến ngày 3-2, tình trạng sức khỏe của bé gái N.N.D., 7 tuổi, trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã ổn định, được các bác sĩ cho ra viện. ...

Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Sáng 3/2/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan...

Mới nhất