Trang chủDestinationsThanh HóaCần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt


Tiếng nói là của cải vô cùng quý báu của mỗi dân tộc, là sự thể hiện cốt cách, bản lĩnh, tâm hồn và sức sống trường tồn của một dân tộc. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là công việc lâu dài, có nhiều khó khăn, phức tạp và phải làm thường xuyên, liên tục.

Cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

(Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet)

Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta rất coi trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi ban hành các chủ trương, chính sách, cùng với việc quan tâm đến nội dung, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng đến câu chữ làm sao để các chủ trương ấy đến với người dân dễ đọc, dễ hiểu và dễ thực hiện.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã nêu: “Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; khắc phục tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bác đã hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”. Hay như trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946 và sau này, trong tất cả bài nói chuyện, bài viết của Bác đều rất ngắn gọn, giản dị, trong sáng, mọi thành phần, lứa tuổi ai nghe, ai đọc cũng hiểu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phát triển ngày càng rộng khắp”.

Hiện nay, chúng ta đang hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện và sâu sắc. Ai cũng biết, muốn hội nhập tốt, cần rất nhiều các điều kiện cả chủ quan và khách quan. Trong đó, có điều kiện rất quan trọng là phải biết ngoại ngữ. Biết ngoại ngữ để làm việc, nghiên cứu về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội để tiếp cận tốt hơn với công nghệ hiện đại của các nước, từ đó mà hội nhập tốt hơn, góp phần làm cho đất nước phát triển.

Hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, chúng ta đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp toàn diện, xuất sắc. Có nhiều nguyên nhân để có được kết quả tốt đẹp ấy, trong đó phải kể đến đóng góp quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Tuy nhiên, trong thời gian qua và hiện nay, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có lúc, có nơi ở một số lĩnh vực chưa thật sự được quan tâm và coi trọng. Cách thức dùng các từ, ngữ; diễn đạt trong một câu, một đoạn văn hoặc một số nội dung hoạt động các chương trình còn tùy tiện cả trong nói và viết. Dù tiếng Việt của chúng ta rất phong phú và thừa sức biểu cảm, nhưng một số người vẫn sính dùng tiếng nước ngoài. Chẳng hạn như một số trường học mầm non của chúng ta vẫn đặt tên trường là: Vietkids, Happy Home Hay như một số hàng hóa do người Việt Nam sản xuất, nguyên liệu của Việt Nam, công nghệ của Việt Nam, nhưng đều lấy tên, nhãn mác hàng hóa đọc rất khó hiểu. Hay một số tên thuốc trong các cửa hàng dược; một số mặt hàng nước ta sản xuất được bày bán trong các trong các siêu thị. Rồi tên một số các doanh nghiệp viết tắt không ra viết tắt, dùng tiếng nước ngoài không ra tiếng nước ngoài…

Những từ ngữ nêu trên, tiếng Việt và ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta có khả năng và thừa sức diễn tả được, giúp người nghe ai cũng dễ hiểu tại sao ta lại không dùng?

Đất nước ta hiện nay còn khoảng 75% người dân làm nông nghiệp và sống ở nông thôn, đời sống văn hóa, tinh thần có được nâng lên thật, nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện để tiếp nhận các thông tin như thế.

Để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn, nên chăng: Cần có quy định chung trong khi nói và viết tất cả phải dùng tiếng Việt. Trường hợp đặc biệt, những nội dung mà ngôn ngữ Việt không diển tả được mới phải vay mượn tiếng nước ngoài. Phải có sự thống nhất chung khi dịch và dùng từ nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hàng hóa do nước ta sản xuất 100%, các cơ quan, trường học của ta thành lập cũng 100% thì khi quảng cáo hoặc dùng biển hiệu phải dùng tiếng Việt; hàng hóa sản xuất liên doanh, liên kết với nước ngoài được phép viết tắt nhưng cũng phải có giải thích sau từ viết tắt. Phải có quy định khen, chê, thưởng, phạt với cá nhân, cơ quan, đơn vị thực hiện tốt và chưa tốt trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp, là thứ của cải vô cùng phong phú do cha ông ta đấu tranh, gìn giữ hàng ngàn năm mới có được. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng chính là thể hiện lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, là việc làm thiết thực trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tào Khắc Thắng



Nguồn

Cùng chủ đề

Giới thiệu hơn 200 tài liệu, hiện vật tại triển lãm “Đảng Cộng sản Việt Nam

(Tổ Quốc) - Ngày 21/1, triển lãm "Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc" đã khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Triển lãm do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) chỉ đạo, Bảo tàng...

Xây dựng hình ảnh TP HCM xanh – sạch

(NLĐO) - Trong năm 2024, TP HCM đã triển khai nhiều dự án môi trường với mục tiêu kiểm soát ô nhiễm và mở rộng mảng xanh ...

Cần thêm nữa những người “nhóm lửa” tình yêu tiếng Việt

Trở về nước dự chương trình Xuân Quê hương, bà Nguyễn Thị Liên, Phó Hội trưởng Hội phụ nữ Việt Nam tại Malaysia, Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Việt tại Malaysia đã có cuộc trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết về câu chuyện truyền cảm hứng tình yêu tiếng Việt cho bà con xa xứ. ...

Ba chiếc ô tô phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận bảo vật quốc gia

(Dân trí) - Xe Zit biển số HN 481, xe Pobeda biển số HN 158 và xe Peugeot 404 biển số HNC 232 từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh mới được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Ngày 19/1, tại Hà Nội, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận ba chiếc ô tô phục...

Nhân chứng xúc động kể lại hành trình đưa ô tô “bảo vật quốc gia” về phục vụ Chính phủ

(Tổ Quốc) - Sáng 19.1, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trang trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Bài đọc nhiều

Thông báo ngừng cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ngày 11-6

Thực hiện kế hoạch tiết giảm phụ tải của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, ngày 11-6, Công ty Điện lực Thanh Hoá dự kiến ngừng cung cấp điện tại các khu vực sau:I. Từ 06h00 - 20h00 Ngày 11/06/2023- Điện lực Bá Thước tạm ngừng cung cấp điện đường dây 373 E9.12, khu vực dự kiến ngừng cung cấp điện: Huyện Bá Thước.- Điện lực Cẩm Thủy tạm ngừng cung cấp điện đường dây 374 E9.5,...

U.20 nữ Việt Nam giành vé vào VCK giải châu Á; Leicester chia tay 7 cầu thủ sau khi xuống hạng

Ngay sau tiếng còi khai cuộc, đội tuyển nữ U.20 Việt Nam đã thể hiện quyết tâm giành trọn 3 điểm để lấy tấm vé vào VCK giải U.20 nữ châu Á 2024 trước một 1 vòng đấu.Tưởng chừng như hiệp 1 sẽ khép lại với tỷ số hòa 0-0 thì Ngọc Minh Chuyên đã khiến cho khán đài sân Việt Trì (Phú Thọ) phải bùng nổ với pha đi bóng xé toang hàng phòng ngự Li Băng,...

Nước thanh nhiệt, mát gan

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người tìm tới các loại nước thanh nhiệt như rau má, rễ cỏ tranh, nụ vối, nhân trần… để mát gan, giải độc gan. Mặc dù lành tính, có lợi cho sức khỏe nhưng các chuyên gia cảnh báo, nếu dùng tùy tiện, thiếu khoa học có thể “rước họa” cho gan.Lạm dụng nước thanh nhiệt, mát gan – Cẩn thận “rước họa”Mùa hè nắng nóng, nhiều người thường tự pha...

Bố trí 14 bãi trông giữ xe phục vụ du lịch Sầm Sơn

Nhằm bảo đảm an toàn tài sản cho du khách trong mùa du lịch năm 2023, UBND TP Sầm Sơn đã quy hoạch 14 bãi trông giữ xe với tổng diện tích hơn 54.700m2 thuộc các phường Trường Sơn, Trung Sơn, Bắc Sơn, Quảng Cư.Đến thời điểm hiện tại, các bãi trông giữ xe trên địa bàn TP Sầm Sơn đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an...

4 ngày, bắt 3 đối tượng vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy

Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy với chủ đề “Phòng, chống ma túy quyết liệt, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm, chủ động phối hợp - Vì một cộng đồng sạch ma túy”, trong các ngày từ 1-6 đến 4-6, lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện, bắt giữ 3 đối tượng vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý.Đối tượng Vi...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng quà Tết Ất Tỵ tại Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

(MPI) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong chiều ngày 22/01/2025, Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đoàn Thanh niên cơ quan tổ chức Đoàn công tác tới thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn và các...

Người lớn và trẻ nhỏ kiên nhẫn vượt ùn tắc ở cửa ngõ TPHCM trong ngày 25 Tết

Trong ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giao thông tại cửa ngõ phía Đông TPHCM luôn rơi vào tình trạng ùn tắc. Hôm nay là ngày 25 tháng Chạp, ngày làm việc cuối cùng và cũng chỉ còn 4 ngày nữa là kết thúc năm Giáp Thìn. Vì thế, người dân bắt đầu di chuyển...

Dịch vụ cho thuê mai chưng Tết hút khách ở vùng biển Tây Nam

Dịch vụ thuê mai chơi Tết trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân và doanh nghiệp hiện nay. Giá thuê mai chưng Tết có giá dao động 4-20 triệu đồng giúp nhiều người tiết kiệm chi phí và chăm sóc mai. ...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng...

Cách làm thịt đông ngon cho mâm cỗ Tết Ất Tỵ 2025 thêm đủ vị, hấp dẫn

GĐXH - Thịt đông là một món ăn truyền thống thường không thiếu trong mâm cỗ Tết. Dưới đây là cách làm thịt đông ngon cho mâm cỗ ngày Tết bạn có thể tham khảo. ...

Mới nhất

Lạ lùng bún chuối