Trang chủNewsThế giớiThích tiền mặt, người Nhật chật vật chuyển đổi số

Thích tiền mặt, người Nhật chật vật chuyển đổi số


Ryuichi Ueki, chủ một nhà hàng ở Tokyo, chỉ chấp nhận tiền mặt, từ chối bất cứ khách nào quẹt thẻ tín dụng hay dùng ứng dụng thanh toán.

Giống nhiều chủ cơ sở kinh doanh nhỏ khác, Ueki, chủ quán mì Asahi ở quận Asakusa, khu phố cổ ở Tokyo, không muốn trả phí thẻ tín dụng hay mất thời gian nắm bắt các nền tảng thanh toán kỹ thuật số như Apple Pay hay LINE Pay.

“Một số khách hàng đến ăn và muốn thanh toán bằng thẻ tín dụng, với lý do không mang tiền mặt. Những lúc như vậy, tôi sẽ yêu cầu họ đến cây ATM gần quán để rút tiền”, Ueki, người kế thừa nhà hàng mở cửa từ năm 1914, nói.





Ryuichi Ueki trước quán mỳ có từ năm 1914 ở Tokyo. Ảnh: Al Jazeera

Ryuichi Ueki trước quán mì có từ năm 1914 ở Tokyo. Ảnh: Al Jazeera

Bất chấp sự phổ biến của thanh toán không tiền mặt ngày nay, Ueki không muốn thay đổi.

“Điều đó là không cần thiết, bởi tôi cảm thấy thoải mái với những gì mình đang có”, ông cho hay, giải thích mọi việc vẫn hoạt động theo cách quán mì của nhà mình vận hành “từ thời trước”. “Có vẻ kỳ lạ nhưng tôi chưa từng nghĩ sẽ thay đổi”.

Suy nghĩ của Ueki rất phổ biến ở Nhật. Theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, thanh toán phi tiền mặt ở Nhật Bản đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua, đạt 36% năm 2022, nhưng vẫn kém xa các nước phát triển trong khu vực như Hàn Quốc hay Singapore, nơi đa số người dân giao dịch không cần tiền mặt.

Văn hóa tiền mặt ở Nhật là một trong số nhiều ví dụ về sự trì trệ của quốc gia Đông Á này trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số. Nhật đang dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghệ cao như người máy, nhưng trên nhiều phương diện khác, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vẫn mắc kẹt trong quá khứ.

Nhiều dịch vụ công của chính quyền Nhật Bản vẫn không thể thực hiện trực tuyến, buộc người dân phải điền giấy tờ thủ công hoặc tới trụ sở chính quyền địa phương để làm việc trực tiếp. Nhiều công sở nước này vẫn sử dụng máy fax thay vì email, trong khi con dấu cứng “hanko” được ưa chuộng hơn chữ ký điện tử.

Cục Chuyển đổi số Nhật Bản, nơi chịu trách nhiệm chỉ đạo quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của đất nước, ước tính 1.900 thủ tục liên cơ quan vẫn dựa vào công nghệ lưu trữ kiểu cũ như đĩa CD, thậm chí là đĩa mềm.

Trong thời kỳ Covid-19, một quan chức địa phương ở Yamaguchi đã gửi đĩa mềm chứa dữ liệu của người dân tới một ngân hàng địa phương để chuyển tiền hỗ trợ. Sai sót trong quá trình này đã khiến một người dân được chuyển nhầm khoản tiền hỗ trợ 46,3 triệu yên (331.000 USD).

Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh kỹ thuật số thế giới mới nhất do Viện Phát triển Quản lý công bố, Nhật Bản xếp thứ 29 trong số 63 nền kinh tế, sau Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong, đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục.

Martin Schulz, nhà kinh tế trưởng về chính sách tại công ty công nghệ thông tin Fujitsu, cho hay sự phụ thuộc của Nhật Bản vào các hệ thống lỗi thời một phần do nước này từng sử dụng thành công những công nghệ này để vươn lên đẳng cấp thế giới.

“Khi hệ thống tàu điện sử dụng đồng hồ cơ để tính giờ, việc thay thế chúng bằng đồng hồ kỹ thuật số hoàn toàn khả thi, nhưng sẽ tốn chi phí chuyển đổi khổng lồ mà không mang lại thêm lợi ích đáng kể nào”, Schulz, người cũng là cố vấn cho chính phủ Nhật Bản, nói.

Chính phủ Nhật Bản từ lâu đã nhận ra cần giải quyết tình trạng chuyển đổi số lạc hậu của đất nước, vốn có nguy cơ làm suy yếu các nỗ lực thúc đẩy năng suất và vực dậy nền kinh tế trị giá 4,9 nghìn tỷ USD.

Trong báo cáo năm 2018, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cảnh báo Nhật Bản đang đối mặt “vách đá kỹ thuật số”, tình trạng các doanh nghiệp không áp dụng hệ thống kỹ thuật số khiến họ có nguy cơ mất đi 86,1 tỷ USD mỗi năm từ sau năm 2025.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cam kết đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, dành ngân sách 42 tỷ USD cải thiện hạ tầng kỹ thuật số ở các khu vực nơi tình trạng thiếu lao động do dân số già hóa ngày càng rõ rệt.

Ông cũng bổ nhiệm Taro Kono làm bộ trưởng phụ trách chuyển đổi số, người đã tuyên chiến với đĩa mềm và từng châm biếm về chiếc máy fax hay bị kẹt giấy của ông, dù Nhật đang là một “xã hội tiên tiến vượt bậc”.





Taro Kono, bộ trưởng chuyên trách chuyển đổi số của Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Taro Kono, bộ trưởng chuyên trách chuyển đổi số của Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Với Nhật Bản, đại dịch Covid-19 là hồi chuông cảnh tỉnh. Theo Schulz, trong khi nhiều nước khác coi đại dịch là cơ hội để khám phá những hình thức kinh doanh mới nhờ các nền tảng trực tuyến, Nhật Bản phát hiện họ mới chỉ “đặt nền móng” cho kỷ nguyên số.

“Người ta thường thích gặp mặt trực tiếp hơn, nhưng điều này thay đổi trong thời kỳ đại dịch cùng sự chuyển biến tư tưởng rằng: ‘Ồ, chúng tôi biết mình khá lạc hậu nhưng bây giờ chúng tôi sẽ nhảy vọt trên lĩnh vực chuyển đổi số, nên sẽ đạt được lợi ích lớn và cuộc chơi sẽ thay đổi”, Schulz nói.

Nhưng xã hội đang già hóa của Nhật Bản cho thấy quá trình chuyển đổi số của đất nước có thể là trận chiến khó nhọc. Sau nhiều năm tỷ lệ sinh thấp, chính phủ Nhật Bản dự kiến thiếu 450.000 lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông vào năm 2030.

Sự cứng nhắc trong bộ máy hành chính của Nhật Bản cũng là một nguyên nhân làm chậm quá trình này. Trong bài viết kỷ niệm một năm thành lập Cục Chuyển đổi Số năm ngoái, báo Yomiuri Shimbun cho hay công việc của cơ quan này bị “đình trệ” do sự thiếu hợp tác từ những ban ngành khác. Những đơn vị bất hợp tác là Bộ Tư pháp và chính quyền các địa phương, những nơi phản đối kế hoạch áp dụng hệ thống quản trị dựa trên thuật toán đám mây vào năm 2025.

Ueki, chủ nhà hàng mì ở Tokyo, cho hay nhiều người Nhật đang phân vân giữa giữ nguyên hiện trạng hay phấn đấu thay đổi.

“Bởi chúng tôi được giáo dục ở trường rằng phải tuân thủ nguyên tắc, nên tôi đoán chúng tôi vẫn mang tâm lý không nên làm điều gì có thể phạm sai lầm”, Ueki nói.

“Tôi cho rằng mình là người may mắn nhờ giữ thái độ này”, ông nói thêm. “Tôi cảm thấy ổn với tình hình kinh doanh hiện tại và cuộc sống hàng ngày, rất thoải mái”.

Hồng Hạnh (Theo Al Jazeera)




Source link

Cùng chủ đề

Thị trường cổ phiếu tại châu Á biến động trái chiều

Thị trường cổ phiếu châu Á biến động trái chiều vào thứ Hai, trước một tuần đầy ắp các tin tức kinh tế dự kiến sẽ nhấn mạnh sự vượt trội tương đối của Hoa Kỳ. Thị trường cổ phiếu tại châu Á biến động trái chiều vào thứ Hai, trước một tuần đầy ắp các tin tức kinh tế dự kiến sẽ nhấn mạnh sự vượt trội tương đối của Hoa Kỳ và hỗ trợ...

Khoan dầu tại một số vùng biển tại Mỹ sẽ bị cấm vĩnh viễn?

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ cấm vĩnh viễn việc khoan dầu khí ngoài khơi ở một số khu vực của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ cấm vĩnh viễn việc khoan dầu khí ngoài khơi ở một số khu vực của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Các...

Hàn Quốc chính thức trở thành ‘xã hội siêu già’

Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc thống kê nước này hiện có hơn 10 triệu người từ 65 tuổi, chiếm khoảng 20% dân số. ...

ChatGPT ‘đổ bộ’ trên điện thoại cố định và ứng dụng nhắn tin

DNVN - Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục phát triển vượt bậc khi OpenAI chính thức giới thiệu trợ lý ảo ChatGPT trên điện thoại cố định. ...

Đánh bại đội bóng Nhật Bản, Bình Dương vô địch giải U13 quốc tế

Giải bóng đá U13 quốc tế Việt Nam - Nhật Bản kết thúc tối qua (15/12) với ngôi vô địch thuộc về đội chủ nhà Bình Dương. Giải đấu thường niên này thêm một lần chứng kiến đại diện của chủ nhà giành cúp sau khi đánh bại đối thủ khách mời đến từ Nhật Bản là FC Tokyo.Đội trẻ Bình Dương cũng thâu tóm các danh hiệu cá nhân gồm thủ môn xuất sắc nhất (Trần Gia...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Loài chuột ‘tăng dân số’ khi thời tiết ngày càng nóng

Các nhà khoa học mới đây cho biết nhiệt độ tăng khiến số lượng chuột xuất hiện tại các thành phố lớn ngày càng nhiều. ...

Tập trung thúc đẩy du lịch và giao lưu nhân dân

Nhân dịp năm mới 2025 và kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ đã trả lời phỏng vấn Chương trình đặc biệt “Ngoại giao nước lớn” với chủ đề “Đến Việt Nam, tại sao ngày càng giống đi thăm họ hàng và hàng xóm?”.

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Trung Quốc phản ứng mạnh với lệnh đánh thuế của ông Trump

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay 2.2 đã có phản ứng mạnh về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp để đánh thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc. ...

Nhóm thượng nghị sĩ Mỹ quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở kênh đào Panama

Ngày 28.1, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với kênh đào Panama, trong lúc Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận một phần mục đích chuyến công du Trung Mỹ của Ngoại trưởng...

Cùng chuyên mục

Canada trả đũa, cấm sản phẩm nước cam từ quê nhà ông Trump

Canada áp thuế suất lên hàng loạt sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ giữa làn sóng tẩy chay sản phẩm từ quốc gia láng giềng, sau khi ông Trump thông báo áp thuế lên nhiều sản phẩm nhập từ Canada. ...

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Nổ lớn tại chung cư cao cấp Moscow, nghi án ám sát nhân vật cấp cao

Một vụ nổ lớn tại chung cư cao cấp ở thủ đô Moscow của Nga ngày 3.2 đã làm 1 người thiệt mạng và 4 người bị thương. ...

Mới nhất

Dân nuôi tôm trên ruộng lúa Kiên Giang làm nhiều cách để phòng tránh xâm nhập mặn

Dân nuôi tôm, cua ở huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) hiện chủ động phòng tránh xâm nhập mặn bằng việc gia cố bờ bao và đo độ mặn trên kênh, sông nội đồng thường xuyên trước khi bơm nước vào ruộng. ...

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà...

Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm trong dịp Tết. Tuy nhiên, chính thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm...

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh:...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội