Trang chủDestinationsQuảng NinhCọc Sáu - mỏ than sâu và lâu đời nhất Quảng Ninh

Cọc Sáu – mỏ than sâu và lâu đời nhất Quảng Ninh


Từ một công trường khai thác than thủ công của Xí nghiệp Than Cẩm Phả, Công ty Than Cọc Sáu đã vươn mình giành nhiều kỷ lục về phong trào thi đua sản xuất, khai thác than, trở thành cánh chim đầu đàn của ngành than. Nay moong Cọc Sáu ở mức -300, mức sâu nhất trong ngành Than, các thế hệ công nhân Cọc Sáu vẫn kiên trì, sáng tạo viết tiếp trang sử truyền thống của mình.

Năm 1888, sau khi xâm chiếm khu mỏ, người Pháp thành lập Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (SFCT) tại Quảng Ninh, coi vùng mỏ Cẩm Phả là một khai trường lớn. Trong đó, Cọc Sáu được coi là khai trường thủ công lớn nhất. Dưới ách áp bức của chủ mỏ Pháp, công nhân ở mỏ Cọc Sáu đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, góp phần vào phong trào đấu tranh chung của công nhân Vùng mỏ. Năm 1955, ta tiếp quản khu mỏ, mỏ than Cọc Sáu khi đó là một công trường khai thác thủ công của Xí nghiệp Than Cẩm Phả. 

faf
Moong than Cọc 6 là khai trường xuống sâu nhất trong ngành Than.

Tới ngày 1/8/1960, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 707/BCN-K2 thành lập Xí nghiệp Than Cọc Sáu trực thuộc Công ty Than Hòn Gai với 1.800 lao động. Lúc này máy móc thiết bị khai thác mỏ còn rất thô sơ, cả mỏ chỉ có 2 người có trình độ đại học, 4 người trung cấp, còn lại chủ yếu lao động giản đơn.

Trong muôn vàn khó khăn nhưng cán bộ, công nhân mỏ Cọc Sáu đã hăng hái, say mê làm việc, mở ra nhiều phong trào thi đua mạnh mẽ với tinh thần “sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc”. Đã xuất hiện nhiều điển hình chiến sĩ thi đua, kiện tướng của ngành Than như: Lại Thị Gái, Hà Quang Hợp, Trần Thị Bé, Tạ Khắc Tương, Nguyễn Duy Thiện và một số điển hình khác.

Còn nhớ dịp đầu năm 2022, chúng tôi đã được tiếp xúc với bà Lại Thị Gái, kiện tướng ngành Than đầu tiên của Than Cọc Sáu, bà kể lại: Lúc đó khai thác than còn thô sơ, chủ yếu sức người là chính, đời sống còn khổ, nhưng khí thế thi đua, lao động của công nhân, cán bộ thì không đâu bằng. Ai cũng phấn đấu vượt mức kế hoạch được giao, thiết lập những kỷ lục mới.

fa
Nhiều thế hệ công nhân Than Cọc Sáu tự hào về những thành tựu đạt được, trong đó năm 1968 đã được Bác Hồ gửi thư khen.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, tháng 9/1960, Bác Hồ tuyên dương cán bộ, công nhân mỏ than Cọc Sáu: “Nếu tất cả các công trường, xí nghiệp đều học tập than Cọc Sáu thì chắc chắn rằng, kế hoạch 5 năm sắp tới của chúng ta sẽ được hoàn thành và hoàn thành trước thời hạn”. 

Lời của Bác là động lực cho than Cọc Sáu thi đua lao động tốt hơn. Đặc biệt, giai đoạn này Cọc Sáu đã bắt đầu khai thác xuống moong, mở đầu công nghệ khai thác than mới, giúp mỏ nâng cao sản lượng lên 150-200%. Năm 1964, than Cọc Sáu đạt kỷ lục, cột mốc đáng tự hào khi đạt sản lượng 1,2 triệu tấn than, gấp 2 lần tổng sản lượng than 1955 của cả miền Bắc cộng lại.

Tiếp đà, những năm sau đó, sản lượng liên tục tăng nhanh. Trong không khí “sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc”, “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cán bộ, công nhân mỏ than Cọc Sáu càng hăng hái, sáng tạo trong các phong trào hạ moong, đắp đê chắn nước, đưa máy xúc xuống moong. Nhờ đó, sản lượng than của Cọc Sáu giai đoạn 1960-1975 là gần 11,6 triệu tấn. Năm 1968, Than Cọc Sáu được Bác Hồ gửi thư khen ngợi.

faf
Việc đầu tư công nghệ khai thác hiện đại giúp Than Cọc Sáu nâng cao sản lượng than.

Đến năm 2005, Cọc Sáu lại lập mốc mới, đạt sản lượng 3 triệu tấn than, đồng thời chinh phục độ sâu đáy mỏ -150m so với mực nước biển. Càng xuống sâu, yêu cầu công nghệ, kỹ thuật khai thác càng cao. Cùng với công nghệ hiện đại, các cán bộ kỹ thuật sáng tạo trong việc ngăn nước, xử lý bùn, trộn với đất đá để vận chuyển dễ dàng, làm sạch đáy moong để bóc xúc than.

Theo báo cáo của Công ty Than Cọc Sáu, trong 10 năm (2011-2020), Công ty đã khai thác 24 triệu tấn than. Năm 2023, Công ty phấn đấu khai thác 1,5 triệu tấn than. Khai trường của Cọc Sáu đã đạt độ sâu -300 so với mực nước biển, là mức khai thác sâu nhất trong ngành Than, cũng là mỏ có độ sâu khá hiếm trên thế giới hiện nay.

Diện khai thác hẹp, càng khó khăn, công nghệ khai thác và trí tuệ, sự sáng tạo của những công nhân, cán bộ kỹ thuật than Cọc Sáu vẫn đang ngày càng được phát huy, nỗ lực viết tiếp trang truyền thống vẻ vang của mình.





Nguồn

Cùng chủ đề

Niềm vui từ ngôi nhà Đại đoàn kết

Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cùng nhà hảo tâm đã giúp bà Ngô Thị Mùi được an cư tuổi già trong ngôi nhà Đại đoàn kết khang trang. ...

Trao đổi kinh nghiệm về phát triển tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước

Kinhtedothi -Sáng 12/11, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các DNNKVNN với đoàn công tác của TP Hồ Chí Minh. Tham dự hội nghị về phía Hà Nội có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy...

Điều tra vụ 46 công nhân nghi ngộ độc sau liên hoan 20/10

Theo đó, Cục ATTP nhận được báo cáo nhanh số 409/BC-SYT ngày 21/10 của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty TNHH Shinsung Vina (địa chỉ: Lô B1, Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang).Trong đó, có khoảng 46 người có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài, chóng mặt và sốt sau khi tham dự bữa...

Ngành y tế Thủ đô đạt giải Nhất sơ khảo hội thi Công đoàn Hà Nội

Phát biểu khai mạc hội thi, Chủ tịch Công đoàn ngành y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm  - Cụm trưởng Cụm thi đua số 8 LĐLĐ TP cho biết, hội thi “Công đoàn Hà Nội - hành trình xây dựng và phát triển” do LĐLĐ Hà Nội chỉ đạo nhằm tuyên truyền sâu rộng về truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, của Thủ đô ngàn năm văn...

Công an xử lý 2 thanh niên đăng tin “Bên trong bụng cá song câu được có bàn tay người”

Ngày 19-9, Công an tỉnh Quảng Ninh thông tin về việc phát hiện và xử lý 2 cá nhân đã đăng tải các thông tin không đúng sự thật về tình hình mưa bão ở Quảng Ninh trên mạng xã hội, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận. Theo đó, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện 2 trường hợp là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Bài đọc nhiều

Bộ Chính trị chỉ định Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương

Thay mặt Bộ Chính trị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định số 84 về việc chỉ định đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước tham gia Đảng ủy Công an Trung ương và Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025. Sáng 15/6, Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương 6 tháng đầu năm 2023 đã diễn ra tại Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Phú...

Lợi thế từ chuyển đổi số nông nghiệp

Tiếp tục tăng cường ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trong sản xuất nông nghiệp, để nông nghiệp số thực sự “cất cánh”, các cấp, ngành của tỉnh Bình Phước đang thực hiện nghiêm Nghị quyết số 04-NQ/TU về CĐS trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh. Trong nhóm 5 mô hình thí điểm CĐS...

Tổng Bí thư: Không có vùng cấm, ngoại lệ trong phòng chống tham nhũng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần làm tích cực hơn nữa, mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả cao hơn nữa, không né tránh, đùn đẩy, đừng đổ tại khách quan. Ngày 10/5, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban...

Trảng cỏ non đẹp như tranh ở hồ Trị An

Những ngày cuối tháng Năm, giữa lòng hồ Trị An những mảng cỏ xanh trải dài đẹp, từng đàn trâu nhẩn nha gặm cỏ vừa yên bình vừa thơ mộng. Hồ Trị An nằm giữa các huyện Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom và Vĩnh Cửu của Đồng Nai, cách TPHCM khoảng 80km. Đây là một hồ nước nhân tạo được xây dựng mục đích tích trữ nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An rộng 32.000ha...

Kết quả 1 năm hoạt động của BCĐ cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng

Chỉ sau 1 năm thành lập, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo cấp tỉnh) đã triển khai tương đối toàn diện các mặt công tác và đạt những kết quả quan trọng. Sau 1 năm thành lập, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần tạo chuyển biến ngày càng rõ nét hơn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa...

Cùng chuyên mục

Nghề nuôi giống cá biển: Mở ra tương lai bền vững cho ngành thủy sản

Nuôi giống cá biển là một trong những khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Việc sản xuất giống chất lượng cao, số lượng lớn không chỉ đảm bảo nguồn cung cho nuôi trồng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng: Tối ưu hóa năng suất và chất lượng

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng là một giải pháp hiện đại, giúp nông dân kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhà màng giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2... tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây dưa lưới. Nhờ kiểm soát được khí hậu, bạn có thể trồng dưa lưới quanh năm, không phụ thuộc vào mùa...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Mới nhất

Mới nhất