Trang chủDestinationsNinh ThuậnPhân công, giao nhiệm vụ rõ người, rõ việc, khắc phục tình...

Phân công, giao nhiệm vụ rõ người, rõ việc, khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản

Chiều 1/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiến hành thảo luận về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022. Các đại biểu Quốc hội đánh giá, tình trạng nợ đọng văn bản vẫn còn tồn tại, gây ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý, ban hành văn bản.

Tình trạng nợ đọng văn bản ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) cho rằng, công tác xây dựng pháp luật trong ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, quy định chi tiết vẫn còn tình trạng chậm, nợ đọng, phản ứng chính sách chưa thực sự kịp thời. Đây là tình trạng đã kéo dài nhiều năm, qua nhiều nhiệm kỳ, mặc dù đã được cải thiện dần nhưng chưa đạt như mong muốn, dù Quốc hội, Chính phủ luôn đặt trọng tâm ưu tiên về công tác hoàn thiện thể chế.

Đại biểu lấy ví dụ các văn bản quy định chi tiết thuộc lĩnh vực do Ủy ban Xã hội phụ trách chưa đáp ứng yêu cầu về thời hạn ban hành. Các Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng… còn tồn tại tình trạng nợ ban hành văn bản hướng dẫn.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Trần Thị Thanh Lam phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Theo đại biểu, việc chậm, nợ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phần nào trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện, ảnh hưởng trong thực thi chính sách cho các nhóm đối tượng, nhất là nhóm đối tượng người có công với cách mạng, nhóm đối tượng yếu thế (người già, người khuyết tật), các nội dung bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động trong quy định tổ chức đại diện của người lao động và thương lượng tập thể.

“Mặc dù khó trong cân, đong, đo, đếm được những trở ngại, những thiệt thòi của việc nợ, chậm ban hành văn bản, nhưng qua đó có thể thấy rằng hệ thống các văn bản ban hành chậm và nợ chính là chướng ngại vật làm tắc con đường chính sách của Nhà nước đến với người dân”, đại biểu nhấn mạnh.

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Lý Thị Lan (Hà Giang) cho rằng, hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, cùng với đó là hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, chế độ, định mức là thước đo và là cơ sở quan trọng nhất để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong năm 2022, Chính phủ, các bộ, ngành địa phương đã làm tương đối tốt nội dung công việc này. Tuy nhiên, Chính phủ cần báo cáo, đánh giá rõ hơn về những tồn tại, hạn chế, lãng phí, nhất là những lãng phí xuất phát từ việc ban hành những quy định pháp luật chưa kịp thời, chưa đầy đủ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới lãng phí, thậm chí tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng ngân sách đầu tư công.

Đại biểu cho biết, tình trạng nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn chi tiết vẫn chưa được khắc phục, dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ. Đại biểu nhấn mạnh, việc chậm trễ này gây lãng phí cơ hội thực hiện chương trình, cũng là lãng phí cơ hội của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong việc thụ hưởng các chính sách của nhà nước.

Phân công, giao nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ thời hạn

Từ những vấn đề nêu trên, đại biểu Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) kiến nghị, cần tập trung hoàn thiện nhanh các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ chuyển đổi số, cải cách hành chính, quản trị xã hội và tổ chức thực hiện một cách thực chất. Mặc khác, khẩn trương xây dựng các đề án lộ trình cụ thể để thực hiện cải cách tiền lương, tạo động lực cho bộ máy hành chính, cho cán bộ, công chức, viên chức cống hiến và yên tâm công tác; nâng cao trách nhiệm, đạo đức thực thi công vụ. Đồng thời, cần sớm có quy định trách nhiệm pháp luật đối với các cơ quan tổ chức có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao nếu xảy ra tình trạng nợ, chậm ban hành văn bản hướng dẫn tháo gỡ các khó thăn vướng mắc trong thực tiễn.

Đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Pháp luật chủ trì với các cơ quan của Quốc hội ngay trong năm 2024 thực hiện giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách pháp luật của cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, công chức trong năm 2022” trên phạm vi cả nước. Trong đó, tập trung vào nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức (Chương II) và những việc cán bộ, công chức không được làm tại Mục 4, Điều 18 quy định những điều bị cấm liên quan đến đạo đức công vụ: Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao, gây bè phái, mất đoàn kết, tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

Bên cạnh đó, đại biểu tỉnh Hà Nam cho rằng, tiếp tục hoàn thiện thể chế theo hướng phải tập trung cá thể hóa trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Từng cấp, từng ngành, từng địa phương xây dựng quy trình hóa, cá nhân hóa trách nhiệm từng công việc, từng lĩnh vực, lấy hiệu quả thực sự làm cơ sở đánh giá cán bộ; tiếp tục chỉ đạo siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong toàn hệ thống chính trị, phân công, giao nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ thời hạn, đi liền với thường xuyên kiểm tra, giám sát. Khi mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương đều quan tâm, kiên quyết thực hiện cá thể hóa trách nhiệm, chắc chắn sức mạnh của hệ thống chính trị sẽ ngày càng được củng cố.

Các đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, giảm thiểu lãng phí trong sắp xếp tổ chức bộ máy, khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra để nâng cao hơn nữa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Khơi thông nguồn lực, tạo điều kiện cho nền kinh tế hấp thu dòng vốn

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre) quan tâm 3 nội dung, đó là điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và điều hành ngân sách.

Về điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn, đại biểu tán thành nội dung Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách và cho rằng việc điều chỉnh lần này Chính phủ đã tập hợp danh mục các công trình, dự án và phụ lục kèm theo trình Quốc hội rất đầy đủ và phù hợp với đề xuất của các địa phương. Đặc biệt, đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh, thành phố rất mong muốn sớm được triển khai Dự án tuyến đường ven biển kết nối 13 tỉnh, thành phố trong khu vực.

Để triển khai thực hiện tuyến đường này, đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm tháo gỡ một số điểm nghẽn, cho phép thực hiện một số cơ chế hỗ trợ như: Cơ chế cho vay lại đối với các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, theo tỷ lệ 90 – 10 (90% vốn cấp phát và 10% các tỉnh vay lại). Đối với các hạng mục liên tỉnh (như các cầu lớn nối liền hai tỉnh Bến Tre – Tiền Giang, Bến Tre – Trà Vinh), đề xuất Chính phủ cho tiếp cận vốn theo hướng Chính phủ cấp phát vốn vay 100% (có thể giao Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư) hoặc giao cho UBND một tỉnh làm chủ đầu tư để thực hiện. 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận 6 nhóm nhà tài trợ khác nhau, đại biểu đề nghị Trung ương giao cho một Bộ chủ trì làm đầu mối, cùng với 13 địa phương đàm phán vấn đề này để đảm bảo thực hiện cho đồng bộ.

Về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho biết, với thời gian 2 năm (2022 – 2023) theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và tiến độ giải ngân như hiện nay rất khó cho các địa phương đến cuối năm có thể thực hiện xong các chương trình, dự án, nhất là các địa phương được giao vốn trong năm 2023.

Đại biểu kiến nghị đối với các địa phương được giao vốn trong năm 2023, Quốc hội ủng hộ đề xuất của Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện qua năm 2024 – 2025, đồng thời kiến nghị có sự điều tiết linh hoạt giữa hai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và Chương trình đầu tư công trung hạn 2020 – 2025 vì thời gian thực hiện của hai chương trình gần nhau, nhằm khơi thông nguồn lực, tạo điều kiện cho nền kinh tế hấp thu dòng vốn.

Theo TTXVN/Báo Tin tức



Source link

Cùng chủ đề

Quy định cụ thể phạm vi khai thác thông tin cá nhân

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 22/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Căn cước.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 23/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), với 470/473 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 95,14% tổng số đại biểu Quốc hội). Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.

Bảo đảm dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 24/6, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề “việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” với 475/480 phiếu tán thành.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 24/6, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh với 481/484 phiếu tán thành.

Thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 20/6, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) với 466/472 phiếu tán thành, tương đương 93,72% đại biểu biểu quyết. Nhiều quy định mới đã được tiếp thu trong Luật sửa đổi lần này nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh có nhiều thay đổi hiện nay.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Bài đọc nhiều

Bảo tồn nhạc cụ dân tộc Raglai

Từ lâu đời, đồng bào Raglai ở Ninh Thuận đã biết chế tác, sử dụng nhiều loại nhạc cụ như: Mã la, đàn Chapi, trống đất..., tạo nét văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc riêng và truyền dạy cho các thế hệ con cháu kế tục, bảo tồn nhạc cụ cũng như văn hóa độc đáo của cộng đồng người Raglai.Những năm gần đây, tại các vùng đồng bào Raglai trong tỉnh đã đưa...

Triển lãm ‘Sưu tập chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh’ trên đảo Cô Tô

Ngày 27/6, huyện Cô Tô (Quảng Ninh) phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc triển lãm “Sưu tập chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945 - 1969”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Điểm đến Amanoi: Nơi nghỉ dưỡng độc đáo của du lịch Việt Nam

(NTO) Khách sạn Amanoi Resort tại thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải (Ninh Hải) tọa lạc trong Vườn Quốc gia Núi Chúa với cảnh đẹp thiên nhiên huyền ảo của núi rừng và đại dương. Đây là điểm đến lý tưởng cho chuyến du ngoạn, khám phá điều kỳ diệu. Hằng năm, Khách sạn Amanoi đón tiếp hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến nghỉ dưỡng.Du khách như cảm thấy đang...

Nét đẹp trang phục phụ nữ Chăm

(NTO) Đến với các làng Chăm, du khách bị cuốn hút trước vẻ đẹp độc đáo của trang phục phụ nữ địa phương. Đặc sắc nhất là trang phục áo dài không xẻ tà với những chiếc dây lấp lánh buộc chéo vai hoặc buộc ngang lưng và chiếc khăn thêu đội đầu… tạo nên nét đẹp duyên dáng, kín đáo riêng có của phụ nữ Chăm trên trên địa bàn tỉnh.Phụ nữ Chăm duyên dáng trong...

Tuổi trẻ Ninh Thuận xung kích tình nguyện vì cộng đồng

Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2021), nhiều hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ Ninh Thuận như: “Ngày Chủ nhật xanh”; vì sức khỏe cộng đồng; hoạt động “Đền ơn-đáp nghĩa”; mô hình "Vườn cây sinh kế"; “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa” … Phóng viên Báo Ninh Thuận ghi lại một số hoạt động của tuổi trẻ tỉnh nhà với phong trào vì cuộc sống cộng...

Cùng chuyên mục

Lễ hội Kate tại tháp Pô Klông Garai

Theo Chăm lịch, vào ngày đầu tiên của tháng 7, tất cả các khu vực đền tháp Chăm của tỉnh Ninh Thuận đều tổ chức lễ rước y trang từ các làng lên đền tháp để làm lễ. Ninh Thuận có 3 khu vực đền tháp được người Chăm theo đạo Bàlamôn thờ cúng hàng năm, trong đó tháp Po Klong Garai (Phường Đô Vinh, TP Phan Rang – Tháp Chàm) được coi là có lợi thế địa lý...

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Mới nhất

Ban tổ chức thông tin về sự cố trình diễn drone hỏa thuật

(CLO) Sự cố trong đêm tổng duyệt trình diễn drone hỏa thuật là tình huống đã được đưa ra trong phương án đảm bảo an toàn, không có thiệt hại về...

Bạc duy trì ổn định

Giá bạc hôm nay (27/1/2025), giá bạc trong nước và thế giới ổn định sau phiên giảm trước đó. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.148.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.184.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội....

“Kinh đô ẩm thực” Việt Nam

(Tổ Quốc) - Đối với du khách trong và ngoài nước, ẩm thực Huế có sức hấp dẫn đặc biệt. Trên thực tế, nhiều du khách lựa chọn Huế là điểm...

Israel ngăn chặn người dân trở về ở Gaza và Lebanon

(CLO) Hôm Chủ nhật, hàng chục nghìn người Palestine ở phía bắc Gaza và người dân ở phía nam Lebanon đã bày tỏ sự thất vọng sau khi Israel từ chối...

giảm chờ đợi các biện pháp kích thích

Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,5% xuống còn 9.177 USD/tấn trong phiên giao dịch công khai chính thức. Đồng LME đã tăng 6% trong tháng 1 cho đến thứ Hai, khi đạt mức cao nhất trong một tháng. Rio Tinto đang đặt cược rằng Donald Trump cuối cùng sẽ bật...

Mới nhất