Trang chủNewsThời sựBộ trưởng Lê Minh Hoan: Giảm tàu cá để tránh tận diệt...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Giảm tàu cá để tránh tận diệt nguồn thủy sản trên biển


Bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời VnExpress về chủ trương giảm số lượng tàu đánh bắt thủy sản trên biển.

Xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định giảm số lượng tàu cá, hướng đến khai thác thủy sản trên biển bền vững. Tại sao Bộ lại có chủ trương này, thưa ông?

– Thời gian qua, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu. Năm 2022, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 9 triệu tấn, trong đó khai thác 3,86 triệu tấn; nuôi trồng 5,19 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD. Những kết quả này góp phần đảo bảo an ninh lương thực, bảo vệ chủ quyền biển đảo, giải quyết việc làm cho 800.000 lao động trực tiếp trên biển và 4 triệu lao động dịch vụ hậu cần kèm theo.

Tuy nhiên, từ lâu chúng tôi đã nhìn thấy thực trạng trữ lượng cá trong vùng biển Việt Nam suy giảm do nhiều nguyên nhân như biến đổi khí hậu, nhiều chất ô nhiễm đổ ra đại dương, con người khai thác tận diệt. Trong khi đó, nhiều ngư dân vẫn áp dụng cách khai thác thủy sản “tận diệt” như nổ mìn hoặc vứt bỏ lưới đánh cá trên biển (lưới ma) làm bị thương và chết nhiều sinh vật biển.

Nếu Việt Nam vẫn khai thác thủy sản tràn lan sẽ không tránh được quy luật cạn kiệt nguồn lợi trên biển. Nhưng khi nguồn hải sản càng cạn kiệt, sẽ càng kích thích tâm lý ngư dân đi khai thác nhiều hơn, bởi họ sợ rằng “biển sắp hết cá”. Tốc độ khai thác vì vậy sẽ nhanh hơn gấp nhiều lần tốc độ sinh sản và tái sinh của các loại hải sản, nên cá lớn, cá nhỏ đều bị đánh bắt.

Năm 2017, Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo thẻ vàng vì không tuân thủ Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) năm 2017. Điều này đồng nghĩa thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác suất, tức doanh nghiệp mất nhiều chi phí phát sinh hơn. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải cấu trúc lại ngành hàng này.

Chúng ta vẫn cần các mặt hàng thủy sản để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy, chúng tôi chủ trương sẽ giảm khai thác, tăng nuôi trồng. Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam còn dư địa rất lớn nhưng lâu nay bị bỏ quên mà chỉ tập trung vào đánh bắt trong khi hai mệnh đề này gắn liền với nhau.





Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Giang Huy

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Giang Huy

– Lộ trình giảm số lượng tàu cá sẽ thực hiện như thế nào?

– Toàn quốc hiện có hơn 90.000 tàu cá – số lượng lớn ít nước có. Điều này cho thấy nền ngư nghiệp của ta manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, cần cấu trúc lại để phát triển bền vững hơn.

Tuy nhiên, giảm số lượng tàu cá cần có lộ trình. Trước tiên, chúng tôi sẽ đưa ra những khuyến cáo, sau đó quy định nghiêm cấm đánh bắt tại những vùng biển nhất định, đơn cử như vùng ven bờ vì đây là nơi cá sinh sản, phát triển. Bảo vệ nguồn hải sản ở các vùng biển ven bờ đang là yêu cầu cấp thiết.

Tôi từng đến nhiều địa phương ven biển, chính bà con ngư dân chia sẻ rằng nếu cứ khai thác kiểu này thì thế hệ con cháu không còn gì để ăn. Nghĩa là ngư dân cảm nhận được hậu quả của khai thác lạc hậu, tận diệt hiện nay, nhưng họ không biết làm nghề gì khác ngoài nghề đi biển mà ông cha để lại. Chúng ta cần tạo ra không gian kinh tế khác để ngư dân chuyển đổi nghề.

Chúng tôi đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ còn khoảng 83.000 tàu cá, dù số lượng này vẫn nhiều.

– Ngư dân sẽ được hỗ trợ chuyển đổi sinh kế ra sao khi không còn làm nghề đi biển?

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng đề án tạo sinh kế cho những ngư dân không làm nghề đánh bắt hải sản trên biển nữa. Chúng tôi sẽ thống kê những nhóm đang khai thác ở vùng biển cần bảo tồn để ưu tiên chuyển đổi nghề cho họ trước. Những người này sẽ được hỗ trợ để chuyển sang nuôi trồng thủy sản trên bờ, ven bờ với quy mô hợp tác xã.

Bà con cũng sẽ được hỗ trợ chuyển sang các nghề khác như làm du lịch biển. Địa phương sẽ tổ chức mô hình, tập huấn, đào tạo nghề, có chính sách hỗ trợ để ngư dân chuyển đổi nghề phù hợp. Các doanh nghiệp sẽ được kêu gọi đầu tư lớn vào những ngành nghề chuyển đổi để bà con yên tâm tham gia.

Mỗi ngư dân khi đi biển còn có gia đình, sinh kế phía sau chứ không chỉ riêng bản thân họ. Vì vậy, chủ trương giảm tàu cá sẽ được đánh giá, điều tra xã hội học kỹ lưỡng, tổng thể về những tác động để có chính sách phù hợp. Cần làm sao để bà con thấy rằng không khai thác hải sản như bao năm qua nữa thì họ vẫn sẽ có nghề nghiệp để đảm bảo sinh kế. Nghề nghiệp mới này bền vững hơn tình cảnh ngư dân lang thang trên biển với tàu nhỏ, công nghệ lạc hậu, khai thác nguồn hải sản theo cách tận diệt nhưng chất lượng bảo quản và chế biến kém, gặp nhiều rủi ro về thiên tai.





Tàu cá tại Ninh Thuận. Ảnh: Ngọc Thành

Tàu cá tại cảng Ninh Chữ, Ninh Thuận. Ảnh: Ngọc Thành

– Sau khi giảm số lượng, Việt Nam sẽ cấu trúc lại các đội tàu khai thác hải sản trên biển thế nào?

– Chúng ta giảm số lượng tàu cá nhưng sẽ chú trọng chất lượng đội ngũ ngư dân. Đông chưa chắc mạnh mà cần tinh mới mạnh. Chúng tôi chủ trương sẽ hướng đến hình thành những nghiệp đoàn nghề cá trên biển, đủ sức chống chịu với thiên nhiên khi đi biển. Nhiều chiếc bè ghép lại bao giờ cũng vững chắc hơn một chiếc bè mỏng manh. Khi đó, nếu có vấn đề đột biến phát sinh trên biển như tranh chấp ngư trường thì bà con sẽ có kiến thức để thích ứng.

Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bắt đầu đàm phán với một số nước xung quanh, hướng tới mục tiêu đội tàu cá Việt Nam và nước bạn sẽ cùng hợp tác khai thác. Điều này vì lợi ích của các quốc gia có chung không gian biển, tạo ra lợi ích gắn bó với nhau, từ đó, xung đột trên biển sẽ giảm bớt.

Chúng tôi cũng đang tính toán kêu gọi hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn, trang bị hiện đại để đánh bắt xa bờ. Hiện nay, công nghệ đánh bắt của đa số ngư dân còn thô sơ, lạc hậu, như dùng đá ướp cá trên tàu, sau đó di chuyển về đất liền sơ chế nên sản lượng hao hụt nhiều. Trong khi đó, nhiều nước đã đóng các tàu đánh cá lớn, có hầm trữ đông và công nghệ sơ chế ngay trên tàu.

Việt Nam cần xây dựng các đội tàu đánh bắt hải sản mạnh, với công nghệ khai thác và chế biến hiện đại.

Viết Tuân – Phạm Chiểu




Source link

Cùng chủ đề

Ngư dân ‘đỏ mắt’ tìm bạn đi biển

Những tháng đầu của năm 2025 thời tiết khá thuận lợi cũng là thời điểm dễ dàng đánh bắt các loài hải sản gần bờ. Tuy nhiên nhiều tàu thuyền chỉ đi đánh bắt cầm chừng do thiếu lao động, nhiều chủ tàu thuyền thậm chí phải ra khơi một mình. ...

Buổi sáng ở làng chài trung tâm thành phố Phú Quốc

Làng chài cầu cảng Dương Đông ven trung tâm Đảo ngọc sôi động mỗi buổi bình minh. Nơi đây có hàng trăm phương tiện đánh bắt gần bờ neo đậu, liên tục ra vào khu cầu cảng để đem mực, cá, tôm tươi sống vừa bắt được bán cho thương lái và du khách. ...

Khai thác hiệu quả nguồn lợi rừng

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt mức kỷ lục mới 17,29 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nhìn rừng ở khía cạnh đa ngành, con số này sẽ được tăng theo cấp số nhân. Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ. - Là người khơi mở về việc đa dụng hệ...

Đổi tư duy, nâng giá trị nông sản

Với thông điệp ‘Thích ứng linh hoạt - Khơi thông nguồn lực - Tăng tốc bứt phá’, đổi tư duy, nâng giá trị nông sản, ngành nông nghiệp tự tin bước vào năm mới. Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về kỷ nguyên mới của ngành nông nghiệp nhân dịp Tết đến Xuân về. ...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Lợi ích đằng sau tín chỉ carbon còn lớn hơn rất nhiều

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, thị trường tín chỉ carbon là điều rất mới với thế giới và Việt Nam. Lợi ích đằng sau còn lớn hơn rất nhiều lần khi người dân tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Báo cáo của Bộ NN-PTNT, năm 2024 cả nước xuất khẩu 9,18 triệu tấn gạo, kim ngạch ước đạt 5,75 tỷ USD. So với năm ngoái, xuất khẩu gạo chỉ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Quốc hội hôm nay (21/6) thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Quốc hội hôm nay (21/6) sẽ dành cả ngày họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một trong những dự án luật thu hút sự quan tâm rất lớn của cử tri và nhân dân trong thời gian qua.

giải thể công an cấp huyện, cần cơ chế đặc thù cho hoạt động tố tụng

Kinhtedothi - Thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, đại biểu Quốc hội đề xuất khi thực hiện giải thể công an cấp huyện cần có cơ chế đặc thù riêng cho hoạt động tố tụng. Ngày 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường...

“Điểm tựa” ở vùng cao Quảng Ngãi

Ở miền núi Quảng Ngãi, đội ngũ Người có uy tín được xem là “cầu nối” quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ cũng tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo tồn văn hóa dân tộc… Người có uy tín là “điểm tựa” vững chắc...

Thu giữ, tiêu hủy số lượng lớn hàng lậu, hàng giả dịp Tết Nguyên đán

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an TPHCM phối hợp cùng Quản lý Thị trường thành phố và các đơn vị chức năng liên quan phát hiện, thu giữ và xử lý số lượng lớn hàng lậu, hàng gian, hàng giả trên địa bàn. ...

Báo Nhân Dân lắp đặt các trạm tương tác thông minh tại các di tích, nâng cao tiện ích phục vụ du khách

(CLO) Mỗi trạm tương tác thông minh sẽ cung cấp câu chuyện, hình ảnh (video hoặc mô hình 3D, nếu có) về địa điểm và tỉnh, thành phố, nơi trạm tương tác được đặt, đồng thời cung cấp tính năng tra cứu, dẫn đường, tìm hiểu thông tin để khám phá...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất