Trang chủChính trịNgoại giaoNgoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine

Ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine


Trong bối cảnh doanh nghiệp thiếu đơn hàng nghiêm trọng, TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thậm chí triển khai ngoại giao đơn hàng – như đã từng làm ngoại giao vaccine.

TS. Nguyễn Quốc Việt: Ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine
Nhiều ngành hàng ghi nhận mức sụt giảm 30-40% lượng đơn hàng. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Doanh nghiệp khó chồng khó

Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) mới công bố cho thấy, trong tháng 5/2023, cả nước có hơn 12.000 doanh nghiệp thành lập mới và 5.952 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

Tuy nhiên, trong tháng 5 cũng có tới 5.364 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 4.717 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và 1.223 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Tính chung 5 tháng đầu năm, 95.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình một tháng có 19.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Trong khi đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 88.000 doanh nghiệp (55.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 25.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 7.300 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể), tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi tháng có 17.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thi trường.

Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 5, xuất khẩu của cả nước đạt 11,45 tỷ USD. Lũy kế từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 230,58 tỷ USD (xuất khẩu đạt 118,58 tỷ USD, nhập khẩu đạt 112 tỷ USD), giảm xấp xỉ 40 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều ngành hàng ghi nhận mức sụt giảm 30-40% lượng đơn hàng. Hiện tại, dù đã bước vào giữa quý II/2023 – mùa cao điểm đặt hàng của nhiều ngành như đồ gỗ, dệt may, da giày…, thị trường xuất khẩu vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc. Điều này dẫn tới việc cắt giảm lao động tại các nhà máy, doanh nghiệp.

Chia sẻ với phóng viên TG&VN về báo cáo nói trên, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, những nỗ lực của Chính phủ thời gian qua đã từng bước củng cố niềm tin cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, hàng tồn đọng, nợ xấu nguy cơ tăng, thậm chí nhiều doanh nghiệp trong một số lĩnh vực phải ngừng hoạt động, nhất là trong lĩnh vực dệt may, xây dựng, bất động sản, bán lẻ hàng hoá… dẫn đến tình trạng mất hoặc giảm giờ làm, người lao động gặp nhiều khó khăn.

Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, báo cáo của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đã thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế khiến xuất khẩu giảm, thiếu vốn… đã và đang làm gia tăng thêm áp lực với doanh nghiệp để duy trì hoạt động.

Chính phủ nhận định, tình hình này có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, khó khăn hơn trong thời gian tới. Đặc biệt, có việc một số doanh nghiệp lớn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập để duy trì sản xuất, kinh doanh

Bên cạnh đó, trong quý I/2023, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng lần đầu tiên giảm cả về số thực hiện và đăng ký mới; trong đó số đăng ký mới giảm gần 40%, là mức giảm sâu nhất kể từ 2011.

TS. Nguyễn Quốc Việt: Ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine
TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: NVCC)

Phó Viện trưởng VEPR nhấn mạnh: “Tất cả những khó khăn và tình trạng đầu tư tư nhân chất lượng thấp và đang giảm sút nghiêm trọng như vậy, ngoài những nguyên nhân vĩ mô trong và ngoài nước như đã đề cập, thì còn do những yếu kém về môi trường thể chế, pháp luật… là một rào cản rất lớn cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp và người dân, từ đó tạo những phí tổn hữu hình và vô hình, làm giảm hiệu quả và hiệu lực thực thi chính sách”.

Cần triển khai ngoại giao xuất khẩu

Để giải quyết khó khăn trên, TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, trong ngắn hạn, các chính sách tài khoá cần đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Các chính sách cần được phối hợp một cách nhịp nhàng và có sự điều phối tổng hợp, cũng như tham vấn của các bên liên quan, qua đó từ khâu hoạch định, thực thi đều thông suốt và dựa tối đa vào các giải pháp thị trường, thay vì mệnh lệnh hành chính.

Ông Việt nhấn mạnh: “Thời gian tới, Chính phủ cần có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thậm chí triển khai ngoại giao đơn hàng, ngoại giao xuất khẩu, như đã từng làm ngoại giao vaccine.

Thời kỳ Việt Nam thiếu vaccine phòng Covid-19, Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã có sự chỉ đạo quyết liệt để tất cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tìm kiếm các đối tác công và đối tác tư để hỗ trợ cho Việt Nam. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam hiện nay cũng tương tự như vậy. Do đó, ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine”.

Ngoại giao đơn hàng nhằm giới thiệu thêm, quảng bá thêm, kết nối thị trường, doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ở nước ngoài để tận dụng những mối quan hệ, tận dụng các thông tin từ các đại sứ quán, các thương vụ, các đầu mối phụ trách về xúc tiến thương mại, đầu tư ở nước ngoài của Việt Nam. Qua đó, đưa những thông tin về nhu cầu và đơn hàng.

TS. Nguyễn Quốc Việt cũng đề xuất, Chính phủ nên có những tổ công tác đặc biệt để quảng bá thương hiệu một cách đồng bộ giữa các thương hiệu quốc gia với các thương hiệu, sản phẩm xuất khẩu đặc thù.

Tổ công tác đặc biệt này có thể thực hiện những chiến dịch quảng bá và có những đầu tư mang tầm quốc gia kết hợp với các nguồn lực của địa phương và doanh nghiệp, hiệp hội để quảng bá các hình ảnh, sản phẩm là đặc thù, riêng có và là thế mạnh của Việt Nam như: sản phẩm nông sản, đồ gỗ, sản phẩm thủ công…

Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thể chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, thống nhất cho doanh nghiệp là quan trọng nhất; công tác dự báo và đánh giá chính sách cần làm thường xuyên, liên tục và có sự công khai, minh bạch và kịp thời hơn nữa…

Về phía doanh nghiệp, ông Trần Như Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) kiến nghị, trong ngắn hạn, cần tăng cường xúc tiến thương mại, chương trình làm việc giữa Việt Nam và các quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua Tham tán thương mại; trong đó tập trung vào các quốc gia trong khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Liên minh châu Âu (EU) – những nơi mà Việt Nam đã ký những Hiệp định thương mại song phương.





Nguồn

Cùng chủ đề

Lan tỏa việc dạy và học tiếng Việt

Kỳ thi năng lực tiếng Việt được coi là cầu nối ngôn ngữ giữa hai nước trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. ...

Một số hội chợ, triển lãm diễn ra tại Ấn Độ trong tháng 2/2025

Các hội chợ tại Ấn Độ đều được tổ chức quy mô lớn, uy tín và hiện đại, thu hút doanh nghiệp trên toàn thế giới tham gia. Ấn Độ là thị trường rộng lớn và đang phát triển mạnh mẽ với quy mô dân số hơn 1,4 tỷ người và nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt trong các ngành công nghiệp như thực phẩm,...

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội kinh doanh tại Ambiente Frankfurt 2025

Hội chợ Ambiente Frankfurt 2025 diễn ra từ ngày 7-11/2 tại Frankfurt, Đức tạo cơ hội cho doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh và giới thiệu sản phẩm. 60 doanh nghiệp Việt tham gia hội chợ Ngày 7/2/2025 (giờ địa phương), tại Frankfurt - CHLB Đức đã khai mạc Hội chợ Ambiente Frankfurt 2025. Đây là sự kiện hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng và quà tặng được tổ...

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến có chủ đề Ngân sách Ấn Độ năm 2025 và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Ấn Độ. ...

Cơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá

Góp mặt trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nên việc sửa đổi Luật Hoá chất được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội bứt phá cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hoá chất - ngành công nghiệp quan trọng Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), hóa chất có mặt trong đa số các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngành công nghiệp hóa chất đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tải nhạc TikTok về điện thoại với vài thao tác đơn giản

Bạn vừa nghe được một đoạn nhạc ấn tượng trên TikTok và muốn lưu về điện thoại. Đừng lo lắng, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tải nhạc TikTok về điện thoại một cách dễ dàng.

Tăng nhẹ ngay từ đầu phiên

Giá xăng dầu hôm nay 10/2, giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ đầu phiên giao dịch.

Google phát hành Gemini 2.0, cạnh tranh với AI Trung Quốc

Google phát hành Gemini 2.0, chatbot trí tuệ nhân tạo thế hệ mới với nhiều phiên bản và cập nhật tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ AI trên thị trường.

100 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Thổ Nhĩ Kỳ qua lăng kính thời trang

Một buổi trình diễn thời trang kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản vừa diễn ra tại thành phố Istanbul, với sự kết hợp giữa kimono truyền thống và các thiết kế đương đại.

Cuộc “đại tu” chính sách thương mại của ông Trump có bước tiến mới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ vào ngày 10/2 (giờ địa phương).

Bài đọc nhiều

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

LHQ sẽ tổ chức lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng tại Việt Nam

Ngày 6/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng và các công tác triển khai thực thi công ước này, cùng với kế hoạch về việc đàm phán Nghị định thư của Công ước. Sự kiện thu hút sự...

Biến đổi khí hậu và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Tạp chí Stratfor Worldview nhận định, các thảm họa tự nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro ngày càng lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tăng cao ngay đầu vụ thu hoạch, kỳ vọng hồ tiêu xuất khẩu tiếp tục lập kỷ lục

Giá tiêu hôm nay 9/2/2025 tại thị trường trong nước tăng rất mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 150.500 – 153.000 đồng/kg.

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã trao quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Duy Ngọc.

Cùng chuyên mục

Tăng nhẹ ngay từ đầu phiên

Giá xăng dầu hôm nay 10/2, giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ đầu phiên giao dịch.

Cuộc “đại tu” chính sách thương mại của ông Trump có bước tiến mới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ vào ngày 10/2 (giờ địa phương).

Hơn 30 nước nộp đơn xin gia nhập BRICS, Mỹ lên tiếng khẳng định vị trí hàng đầu của đồng USD

Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định, các quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) không thể tìm ra một đồng tiền thay thế cho đồng USD, dù có cố gắng đến đâu.

Giá cà phê xác lập đỉnh mới, 4 năm thiếu hụt liên tiếp, thông tin về Lễ hội cà phê 2025

Năm 2025, hiện tượng La Nina dự báo sẽ thay thế El Nino, mang đến thời tiết lạnh và khô hơn tại các vùng trồng cà phê của Brazil. Điều này làm gia tăng nguy cơ sương giá, có thể phá hủy cây cà phê và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng dự kiến.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Mới nhất

Thaco sẽ làm đường sắt đô thị, Hòa Phát đầu tư nhà máy ray 10.000 tỷ đồng

Lãnh đạo Tập đoàn Thaco Trường Hải cho biết sẽ tập trung tham gia vào làm đường sắt đô thị, đặc biệt là các toa tàu, các cấu kiện thép, trong khi lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát nói có thể đầu tư nhà máy sản xuất ray, khoảng 10.000 tỷ đồng. "Ông lớn" liên kết, dìu dắt DN nhỏ Đáp...

Tải nhạc TikTok về điện thoại với vài thao tác đơn giản

Bạn vừa nghe được một đoạn nhạc ấn tượng trên TikTok và muốn lưu về điện thoại. Đừng lo lắng, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tải nhạc TikTok về điện thoại một cách dễ dàng.

“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng”

VIS Rating cho rằng, sau một loạt các cải cách quy định và triển khai luật chứng khoán mới, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng. “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng”VIS Rating cho rằng, sau một loạt các cải cách quy định và triển khai luật chứng khoán mới, thị...

Nhân sự IT nơi thừa, nơi thiếu trầm trọng: Ngành nào cần người?

Từng được coi như "vua của mọi nghề", kỹ sư công nghệ thông tin (IT) đang đối diện với làn sóng thất nghiệp khi không ít nhân sự ngành này mất việc. Còn 5.000 vị trí kỹ sư AI đang chờ người. ...

Làm sao để hài hòa giữa quản lý và thực tế dạy thêm, học thêm?

Việc buộc giáo viên phải dạy thêm thông qua các trung tâm có thể giúp dễ dàng kiểm soát hoạt động này hơn, nhưng lại làm phát sinh một loạt vấn đề khác. ...

Mới nhất