Trang chủDestinationsThanh HóaHát dân ca của đồng bào Thổ

Hát dân ca của đồng bào Thổ


Đồng bào Thổ huyện Như Xuân từ xưa tới nay đoàn kết và chung sống hòa thuận, thương yêu đùm bọc lẫn nhau tạo nên nét đẹp truyền thống trong cuộc sống cộng đồng. Nhiều thuần phong mỹ tục về quan hệ và ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên được trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, trở thành lẽ sống, nếp ứng xử đẹp trong cộng đồng.

Hát dân ca của đồng bào ThổHát dân ca của đồng bào Thổ (Như Xuân).

Văn hóa dân gian của người Thổ khá phong phú. Ở đó bắt gặp một số huyền thoại, truyền thuyết, truyện kể, truyện thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ… mặc dù có sự giao thoa văn hóa với tộc người Kinh và Mường nhưng vẫn có những sắc thái riêng, độc đáo.

Âm nhạc cũng được người Thổ sử dụng trong hội lễ, hát trao duyên, trao tình. Người Thổ sử dụng thành thạo đàn môi, sáo, kèn, đánh trống đất. Đặc biệt cồng chiêng được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, nhạc cụ truyền thống này kết hợp với trống được sử dụng trong lễ tết, hội hè, đón khách, mừng nhà mới, mừng đứa trẻ chào đời, sử dụng trong cưới hỏi, hát đối đáp nam nữ, tiễn biệt người quá cố về với ông bà, tổ tiên.

Đồng bào Thổ có vốn dân ca với nhiều thể loại, làn điệu… phản ánh tâm hồn, tình cảm của những người dân nơi đây với niềm lạc quan yêu đời, yêu cảnh vật rừng cây, dòng suối, ruộng nương, cánh đồng… những con người và cảnh vật bao đời gắn bó thân thương. Dẫu cuộc sống còn chưa hết khó khăn, song không vì vậy mà lời ca, tiếng hát của họ lạt phai nghĩa tình thiết tha đằm thắm.

Người Thổ Như Xuân ham thích văn hóa, văn nghệ, say mê ca hát cho quên đi nỗi vất vả, cực nhọc của cuộc sống lao động thường ngày. Họ hát trong khi lên rẫy, xuống đồng cao, ruộng thấp; hát khi đập lúa, giã gạo, giã cốm; hát ru con ngủ, hát giao duyên gửi thương gửi nhớ cho người mình yêu, cảm mến. Họ hát mọi lúc mọi nơi: ngoài rừng, trong nhà, hát vào đêm trăng sáng, hát trong ngày hội và hát không chỉ trong khi vui mà hát ngay cả những lúc buồn cho tâm hồn đỡ trống trải, cô đơn.

Dân ca của người Thổ khá phong phú về loại hình cũng như nội dung và cách thức thể hiện. Hát ru là một trong những lối hát phổ biến, từ già tới trẻ, từ nam tới nữ đều hát ru. Hát ru không chỉ đưa bé thơ vào giấc ngủ nồng say mà qua lời ru thiết tha nồng ấm của mẹ cha, ông bà, của chị của anh, giúp trẻ thơ làm quen và đến thế giới tự nhiên với những con vật gần gũi thân quen: Ơ….ớ….ơ…/ Ờ…ơ…là…/ Con cá cụt cụt/ Con cá cụt đuôi…/ Chê con nhái nòng nọc/ Con vó ngựa lòng khòng/ Con ong cận cận/ Khen con ong tần tảo/ Nghe con quạ chồng chiêm/ Nghe con quạ chăm con/ Cõng con bay lên trời/ Nơi con nai xuống dốc/ Phát cái rẫy, cái nương/ Ở bên này đầu truông/ Quả chuối đang chín vàng/ Quả chàng ràng chín đỏ/ Chặt một cành dâu da/ Chặt ba cành lá bứa…

Lời ru bên cánh võng đưa bé thơ vào giấc ngủ nồng say, đưa con trẻ lạc vào thế giới thần tiên và những câu chuyện cổ tích, đừng có khóc dỗi: Ngủ cho bố đi ruộng/ Ngủ cho mẹ ra đồng…

Hát đồng dao cũng được nhiều người nhớ và thuộc, không những thế họ còn là chủ nhân sáng tạo nên những bài hát đồng dao này. Đồng dao không chỉ phổ biến dành cho trẻ em mà thể loại hát này được cả người lớn hát rất say mê: …Muốn uống nước giếng/ Lên ngọn sông đào/ Muốn uống nước rào/ Lên ngọn vông đồng/ Phượng vĩ đỏ bông/ Ve sầu ca hát/ Trèo lên cây quýt/ Bắt con bọ nâu/ Đôi chim chào mào/ Chuyền cành nhảy nhót/ Hoa chuối mật ngọt/ Gọi đàn chim sâu/ Đôi chim bồ câu/ Cù nhau trong ngõ/ Là chậm đó ho.

Trong các làn điệu dân ca của người Thổ, loại hình hát đối đáp trở nên phổ biến và bao giờ cũng được hát giữa một người nam với một người nữ hoặc một bên là nam và bên kia là nữ. Họ hát giữa người trong làng với nhau và thường hát giữa người làng này với người làng khác. Hát đối đáp có nhiều nội dung như: Hát ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, đất nước, hát kể công ơn của anh hùng dân tộc, tri ân tổ tiên, hát mời trầu, hát ướm hỏi, hát đố, hát giã cốm, hát thề ước, hát cách xa, hát trách… diễn tả nhiều cung bậc tình cảm của nam nữ, lứa đôi. Thương nhau không kể xa gần/ Khe sâu cũng lội, thác ghềnh cũng qua./ Đến đây thì ở lại đây/ Bao giờ bộn rễ xanh cây hãy về…

Hát dân ca thường có âm nhạc và nhạc cụ: kèn, đàn bầu, đàn môi, trống cái, trống con, sáo… phụ họa. Hát đối đáp một nam, một nữ họ dùng đàn môi, sáo để trao gửi tình cảm với bạn tình. Hát đối đáp nam nữ tập thể thường sử dụng các loại âm nhạc như trống và chiêng. Dàn trống chiêng gồm có 1 trống cái và 2 – 3 chiếc cồng/chiêng, do 1 người diễn tấu bằng 2 tay, đánh theo nhịp. Cùng với trống cái, trống con làm bằng chất liệu da, người Thổ còn có nhạc cụ trống đất. Làm trống đất bằng cách khoét một lỗ tròn vừa phải xuống đất, miệng nhỏ và phía dưới rộng hơn, sâu chừng 30 – 40cm, đường kính tùy ý. Lấy mo cau hoặc bẹ tre, luồng đậy kín mặt lỗ, ghim chặt, dựng một đoạn dây rừng căng vuông góc từ mặt mo kéo lên trên, hai đầu ghim chặt, lỗ này cách lỗ bên khoảng 0,5 – 1m, lấy 2 que cây dài khoảng 30 – 45cm, chống dây lên cho căng. Mỗi đầu đoạn cây tiếp xúc với điểm phá ngoài lỗ, dùng thanh tre và gõ vào khoảng giữa của dây sẽ phát ra âm thanh trầm đục theo nhịp nhanh hay chậm tùy thuộc vào người gõ trống. Trống đất được sử dụng trong ngày hội, hát đối đáp nam nữ, loại trống này cũng thường được trẻ chăn trâu, chăn bò tự chế tác và hát với nhau những bài hát đồng dao ngoài rừng, bên suối.

Ngoài những nhạc cụ trên, người Thổ còn có đàn Tính tang. Đàn Tính tang làm bằng một ống tre có 2 dây bằng cật tre căng ngang, khi sử dụng dùng một hoặc hai thanh tre gõ lên những dây này tạo nên những âm thanh đệm cho sinh hoạt văn nghệ dân gian và được mọi người sử dụng thành thạo. Cùng với nhạc cụ bằng tre, người Thổ còn dùng các ống nứa khô, một tay cầm ống nứa, một tay cầm que gõ theo nhịp, tạo nên những âm thanh rất đặc trưng của núi rừng như tiếng thác reo, suối chảy, tiếng lá khô xào xạc, vượn hót, chim kêu.

Mùa thu trong đêm trăng sáng, sau vụ thu hoạch những bông lúa nếp đầu mùa, trai gái trong làng hẹn ước, tụ tập cùng nhau giã cốm, hát đối đáp. Họ vừa tận hưởng hương vị của cốm đầu mùa, vừa tận hưởng hương tình yêu của lứa đôi đến độ chín muồi trong đêm trăng viên mãn, nam nữ vừa giã cốm, vừa hát: Chẳng xuống đồng sâu/ Không lên đồng cạn/ Em về rủ bạn/ Ra cánh đồng ngoài/ Đến chỗ cây xoài/ Tìm bông nếp tím/ Đừng ham bông chín/ Chớ chọn bông non/ Đợi đêm trăng tròn/ Rang giòn bỏ cối/ Chày năm chày bốn/ Em giã toang toang/ Tiếng chày vang sang/ Lúng Nghênh, lung ngái/ Tiếng ngàn vọng lại/ Đến tận chín mường/ Trai gái thấu tường/ Rủ nhau tìm bạn/ Trăng lên xế lặn/ Tiếng chày vẫn vang/ Tụp tụp, toàng toàng/ Chày càng rộn nhịp/ Duyên ưa phận đẹp/ Nhớ đến trăng tròn…

Dân ca của đồng bào Thổ huyện Như Xuân trầm tích nhiều giá trị văn hóa và lịch sử, phản ánh tình cảm, tâm hồn của người Thổ từ xưa đến nay. Dân ca của người Thổ vừa cất cao trong cuộc sống lao động, vừa diễn xướng trong lễ tiết hội hè, “xuân thu nhị kỳ“ mà còn ngân lên trong cuộc sống thường ngày. Đến đâu, vào thời điểm nào ở các làng gần, bản xa cũng đều bắt gặp những lời ca nồng nàn đằm thắm, hiền như khoai sắn, cả một vùng quê hò hát tâm tình. Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Thổ vừa biết tiếp nhận những giá trị văn hóa của người Mường, người Kinh, người Thái, đồng thời họ vừa sáng tạo, bảo lưu và phát huy được nhiều giá trị văn hóa cổ truyền mà trong số đó dân ca như một”giá trị truyền khẩu” đặc sắc, góp phần làm nên sắc thái văn hóa riêng của dân tộc Thổ trong bức tranh văn hóa tỉnh Thanh đặc sắc, đa sắc màu.

Bài và ảnh: Hoàng Minh Tường



Nguồn

Cùng chủ đề

Người đàn ông đi lạc 7 ngày trong rừng

(NLĐO)- Lực lượng chức năng cùng gia đình đã tìm thấy người đàn ông ở Thanh Hóa mất tích từ ngày 1 Tết do đi lạc vào rừng ...

Giữ nguồn sống cho bản làng

Đồng bào dân tộc Thái ở thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) từ bao đời nay đã gắn bó và xem rừng là nguồn sống quý báu. Vì vậy, giữ rừng không chỉ bảo vệ tài nguyên của quốc gia, mà còn là giữ “hơi thở xanh” cho các thế hệ con cháu mai sau. ...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như "Hạ Long trên cạn" của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Niềm tự hào của Bắc Ninh

Thừa hưởng kho tàng văn hóa đồ sộ, đặc sắc, người dân Bắc Ninh luôn tự hào, trân trọng gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình xây dựng và phát triển.Với địa thế thuận lợi, Bắc Ninh là nơi hội tụ, tiếp biến văn hóa của các vùng miền, tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Phụ nữ Bộ đội Biên phòng hóa thân trên sân khấu cùng làn điệu hát ru, hát dân ca lay động lòng người

Chiều 18/7, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Giao lưu Câu lạc bộ “Phụ nữ yêu thích và bảo tồn các làn điệu hát ru, hát dân ca” năm 2024. 5 đội thuộc BĐBP các tỉnh:...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Bài đọc nhiều

Bộ CHQS tỉnh tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” năm 2023 Cụm 3

Ngày 19-6, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” năm 2023 Cụm 3 với 10 đội thi đến từ các đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh và Ban CHQS quân sự các huyện, thành phố gồm: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, Ban CHQS thị xã Nghi Sơn, Đông Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, Trung đoàn 762, Phòng Tham mưu, Phòng Kỹ thuật và Phòng Hậu cần. Dự và chỉ đạo hội thi có...

Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24 và Kết luận số 31 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng...

Chiều 16-6, Đảng ủy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Kết luận số 31-KL/TW ngày 16-4-2018 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam. Đồng chí Đại tá Lê Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chủ trì hội nghị. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí...

Cùng con bước vào thời đại số

Thời đại công nghệ 4.0 đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng kéo theo nhiều mối lo ngại. Thực tế này đòi hỏi phụ huynh, nhà trường phải có kỹ năng kết nối, đồng hành cùng con bước vào thời đại số.Cùng với gia đình, nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, ngăn ngừa những rủi ro, cám dỗ trên môi trường...

Bộ CHQS Thanh Hóa – Hủa Phăn (Lào) tăng cường hợp tác, cùng phát triển

Chiều 22-5, tại thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), Bộ CHQS hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn đã tổ chức Hội đàm, ký kết hợp tác thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2023. Đại tá Lê Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa và Đại tá Phăn Sỹ Xòn My Xay, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hủa Phăn đồng chủ...

Tất tần tật về đội tuyển Mỹ, đối thủ đầu tiên của các “Nữ Chiến binh Sao Vàng”

Chỉ còn vài ngày nữa là World Cup bóng đá nữ 2023 sẽ chính thức khởi tranh. Có lẽ, điều mà chúng ta quan tâm nhất bây giờ đó là ĐT Mỹ, đương kim vô địch và là đối thủ của các “Nữ chiến binh Sao Vàng” ở trận mở màn bảng E, có những cá nhân và thành tích nổi bật nào trong vòng 4 năm qua ?Bà hoàng "vô đối" của bóng đá thế giớiViệc lọt...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Tận thấy cảnh mục nát cầu đi bộ bằng gỗ lim 64 tỷ ở Huế

TPO - Sau một thời gian đưa vào sử dụng, cây cầu gỗ lim phục vụ tham quan du lịch có một không hai tại Huế với tổng trị giá đầu tư 64 tỷ đồng bị xuống cấp, hư hỏng, với hàng loạt thanh gỗ lát bề mặt cầu bị mục nát, lún lõm, vênh hỏng. TPO...

Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2025: Đón làn sóng lớn

Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã có khởi đầu tích cực ngay trong tháng đầu năm 2025. Điều này mang tới những kỳ vọng về một làn sóng đầu tư lớn đổ bộ Việt Nam trong thời gian tới. Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã có khởi đầu tích cực ngay trong...

Trò nghịch dại khiến nạn nhân phải ‘sống chung’ với hậu môn nhân tạo cả đời

Mới đây, nam thanh niên 18 tuổi bị bạn làm cùng nghịch dại, dùng máy xịt hơi áp lực cao (thường dùng để xì khô) gí vào hậu môn và xịt mạnh gây vỡ trực tràng, đại tràng. Đây không phải là trường hợp đầu tiên nhập...

Đấm gục đối phương trên sân, cầu thủ trẻ Singapore bị bắt

Video cầu thủ 19 tuổi của Tanjong Pagar United hành hung 2 cầu thủ đối phươngMột cầu thủ 19 tuổi của Tanjong Pagar United đã bị bắt sau khi hành hung 2 cầu thủ của Albirex Niigata ở cuối trận đấu thuộc giải U21 Singapore Premier League (SPL) tại sân vận động Jurong East hôm 10/2.Lực lượng Cảnh...

Mới nhất