Trang chủDestinationsHà NộiBản tin 18h: Tin tức, sự kiện nổi bật ngày 29-5

Bản tin 18h: Tin tức, sự kiện nổi bật ngày 29-5


(HNMO) – Phát triển y tế dự phòng là thách thức lớn của Việt Nam hiện nay; Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em thành phố Hà Nội; Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 0,16%; Từ 1-6, đồng loạt thí điểm sử dụng tài khoản định danh điện tử tại các cảng hàng không; Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tái đắc cử… là những tin tức đáng chú ý ngày 29-5.

Phát triển y tế dự phòng là thách thức lớn của Việt Nam hiện nay: Nhiệm vụ phát triển y tế dự phòng là thách thức lớn nhất trong giai đoạn hiện nay của nước ta. Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Bình Định) mở đầu phần thảo luận tại phiên họp sáng 29-5, kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV khi cho rằng, tăng lương, xây cơ sở đẹp, mua máy móc không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Bởi lương không thể tăng mãi; cơ sở khang trang mà không có bệnh nhân; máy móc hiện đại mà không ai biết sử dụng và cuối cùng là lãng phí rất lớn. XEM CHI TIẾT

  • Bệnh “sợ trách nhiệm” đang lây lan từ ngành y sang ngành nghề khác
  • Nhiều lỗ hổng trong chính sách, pháp luật về phòng chống dịch

Nhận diện thủ đoạn “làm phai nhạt niềm tin”: Dùng thông tin để đánh vào niềm tin, làm cho niềm tin cách mạng của nhân dân, của người trẻ tuổi bị phai nhạt, qua đó “tẩy não”, định hướng tới hành động đấu tranh bất bạo động, từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng, từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là âm mưu xuyên suốt của các thế lực thù địch. Nhận diện thủ đoạn của các thế lực thù địch là yêu cầu cấp thiết hiện nay. XEM CHI TIẾT


Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em thành phố Hà Nội: Sáng 29-5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em thành phố Hà Nội năm 2023. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đại diện lãnh đạo thành phố đã trao biển tượng trưng kinh phí tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của thành phố với tổng số tiền hơn 6,4 tỷ đồng. XEM CHI TIẾT


Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 0,16%: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5-2023 trên địa bàn Hà Nội tăng 0,16% so với tháng trước và tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 1,52% so với bình quân cùng kỳ. Nhìn chung đây là mức tăng tương đối thấp, chủ yếu do sự suy giảm về sức mua trên thị trường. XEM CHI TIẾT


Từ 1-6, đồng loạt thí điểm sử dụng tài khoản định danh điện tử tại các cảng hàng không: Việc thí điểm sẽ thực hiện đồng loạt tại các cảng hàng không từ ngày 1-6 đến hết ngày 1-8-2023 đối với chuyến bay nội địa; chấp nhận tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách làm thủ tục đi máy bay thay thế căn cước công dân; chỉ thí điểm với hành khách tự nguyện. XEM CHI TIẾT


Biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội – Bảo tồn cần gắn với khai thác, phát huy giá trị: Bảo tồn biệt thự kiến trúc Pháp cổ tại Hà Nội được đặt ra từ lâu nhưng số lượng công trình được thực hiện bài bản, quy mô mới chỉ “đếm trên đầu ngón tay” do nhiều khó khăn, vướng mắc. Để gìn giữ quỹ di sản kiến trúc quý giá này, nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến bảo tồn thích ứng, mô hình đã được thực hiện và phát huy hiệu quả tại nhiều quốc gia. XEM CHI TIẾT


Hơn 77.000 máy tính tại Việt Nam bị mã hóa dữ liệu tống tiền: 6 tháng đầu năm 2023, Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật của Bkav đã tiếp nhận hàng trăm cuộc gọi, đề nghị xử lý virus mã hóa tống tiền (ransomware). Hệ thống giám sát virus của Bkav cũng ghi nhận hơn 77.000 máy tính tại Việt Nam bị mã hóa dữ liệu. XEM CHI TIẾT


Bắc Bộ trở lại nắng nóng diện rộng, Hà Nội nhiệt độ cao nhất 38 độ C: Ngày mai (30-5), cường độ nắng tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc, miền Trung gia tăng, có nơi đạt ngưỡng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 37-38 độ C. Sau ngày 2-6, nắng nóng suy giảm về cường độ. XEM CHI TIẾT


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tái đắc cử: Chủ tịch Hội đồng bầu cử tối cao Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan giành chiến thắng trong vòng 2 của cuộc bầu cử tổng thống, qua đó tiếp tục lãnh đạo đất nước này trong 5 năm tiếp theo. Phát biểu sau khi giành chiến thắng, Tổng thống Erdogan cảm ơn các cử tri Thổ Nhĩ Kỳ đã giao trọng trách cho ông quyền điều hành đất nước tới năm 2028, đồng thời kêu gọi người dân đoàn kết. XEM CHI TIẾT



Nguồn

Cùng chủ đề

Lý do CPI tháng 1/2025 tăng 0,98%

Nhu cầu đi lại, mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán tăng là một trong những nguyên nhân khiến CPI tháng 1/2025 tăng 0,98% so với tháng trước. 9 nhóm hàng hóa tăng, 2 nhóm giảm Theo báo cáo của Tổng cục thống kê công bố vào sáng 6/2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2025 tăng 0,98% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2024, CPI...

Chỉ số CPI năm 2025 sẽ ở mức 4

Theo các chuyên gia, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 hoàn toàn có thể kiểm soát được và xoay quanh mức từ 4 đến 4,5%. Chính sách điều hành giá linh hoạt giúp CPI năm 2024 đạt mục tiêu Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân năm 2024 tăng...

CPI tháng 10 tăng 0,33%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 2,52% so với cuối năm và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước.Nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng bởi ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới và giá nhà ở thuê tăng. Trong tháng này, 10 nhóm hàng hóa và dịch...

8 tháng, Việt Nam nhập siêu thịt và các sản phẩm thịt khoảng 970 triệu USD

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra gần 1,08 tỷ USD để nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng này tăng mạnh 20,3%. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam đạt 105 triệu USD. Như vậy, nước ta...

Biến động CPI tháng 7 không làm giảm khả năng Fed hạ lãi suất trong Quý 3

Báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ được dự báo tăng nhẹ trong tháng 7 sẽ tác động tới chính sách cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tháng 9 tới đây. So với cuối tháng 6, CPI toàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

Từ ngày 22 đến 27-12, tại 33 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP" mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Phiên chợ nhằm giới thiệu, quảng bá nông sản chất lượng cao, thân thiện với môi trường; sản phẩm OCOP và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống từ các huyện, thị xã trên địa bàn...

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11

Chiều 25-10, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức buổi giới thiệu thông tin “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu”. Theo đó, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, từ ngày 31-10 đến ngày 4-11-2024, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên diễn ra triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Quy mô triển lãm...

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch là những giải...

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng thời Lý, bình ngự dụng và gốm Trường Lạc thời Lê sơ. Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng...

Bài đọc nhiều

Đảng viên Báo Hànộimới sinh hoạt chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(HNMO) - Chiều 12-5, Chi bộ Ban Nông nghiệp - Nông thôn và Ban Văn hóa - Xã hội Báo Hànộimới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu...

Báo Hànộimới sinh hoạt chuyên đề thực tế tại huyện Quốc Oai

(HNMO) - Chiều 12-5, Chi bộ Ban Nông nghiệp - Nông thôn và Ban Văn hóa - Xã hội Báo Hànộimới đi thực tế tại huyện Quốc Oai sinh hoạt chuyên đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách...

Báo Hànộimới trao quà tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Kiên Giang

(HNMO) - Chiều 14-5, đoàn công tác của Hội Nhà báo thành phố Hà Nội do Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Tô Quang Phán làm trưởng đoàn đã đi thực tế; đến thăm, làm việc tại Đồn biên phòng Tây Yên...

37/85 dự án năng lượng tái tạo chưa có giá gửi hồ sơ cho EVN

(HNMO) - Ngày 24-5, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức hội nghị với chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp để làm rõ và tháo gỡ các vướng mắc với...

Đình Tây Đằng – công trình kiến trúc độc đáo thế kỉ 16

Đình Tây Đằng tọa lạc tại thôn Đông, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, được xem là một trong những ngôi đình cổ tiêu biểu nhất Việt Nam, nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử, văn hóa to lớn. Nơi đây đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Đình Tây Đằng mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Mạc với kết cấu "giá chiêng", gồm...

Cùng chuyên mục

Làng nghề trong mô hình du lịch ngày nay

Làng nghề, những di sản văn hóa quý báu, ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch. Sự kết hợp hài hòa giữa việc bảo tồn nét đẹp truyền thống và đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách hiện đại đã tạo nên một mô hình du lịch độc đáo và đầy sức sống. Mỗi làng nghề đều mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng, từ kỹ thuật sản xuất thủ...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Mới nhất

Valentine 14/2 ai là người tặng quà?

Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau? ...

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp

Nhiều đại biểu đề nghị xem lại việc định hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp. Thực tế nhiều dự án luật khi trình Quốc hội vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. ...

Công an khẳng định clip bị móc túi ở bệnh viện là tạo dựng, sẽ xử lý người trục lợi

Tại cơ quan công an, Hồ Thị Xuân khai nhận thông tin bị 2 người móc túi tại cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 như trong clip gây xôn xao mạng xã hội những ngày qua là không đúng sự thật. Hôm nay (13/2), tổ công tác của Công quận 1, TPHCM phối hợp cùng Công an xã Ea Ô,...

Đề xuất áp dụng mô hình trường THCS trong Trường THPT chuyên Chu Văn An

Đây là chia sẻ của ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tại lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An sáng 13-2. ...

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của...

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023. ...

Mới nhất