Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKhông muốn tự "chuốc lấy thất bại", hai chủ nợ lớn của...

Không muốn tự “chuốc lấy thất bại”, hai chủ nợ lớn của Washington đang hy vọng; Nhân dân tệ gia tăng nỗ lực?


Với tư cách là những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất đối với nợ công của chính phủ Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đang “hồi hộp” theo dõi diễn biến trong các cuộc đàm phán nâng trần nợ.

(Nguồn: NBC News)
Trung Quốc và Nhật Bản ‘hồi hộp’ theo dõi đàm phán trần nợ công tại Mỹ. (Nguồn: NBC News)

Ngày 27/5, truyền thông Mỹ đưa tin Tổng thống Joe Biden và các nhà lập pháp phe Cộng hòa đã đạt thỏa thuận sơ bộ về nâng trần nợ công. Theo các nguồn thạo tin, Nhà Trắng và các nhà đàm phán đã đạt một thỏa thuận trên nguyên tắc để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ.

Nếu được Quốc hội thông qua, thỏa thuận sẽ giúp nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ, trước khi Bộ Tài chính hết ngân sách để trang trải các chi phí vào ngày 5/6 tới.

Vì sao Nhật Bản và Trung Quốc lo lắng?

Trung Quốc và Nhật Bản sở hữu 2.000 tỷ USD – hơn 1/4 trong tổng số 7.600 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ do nước ngoài nắm giữ. Bắc Kinh bắt đầu tăng cường mua trái phiếu Mỹ vào năm 2000, khi Mỹ ủng hộ hiệu quả việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giúp xuất khẩu của nước này bùng nổ mạnh mẽ. Điều đó đã tạo ra một lượng lớn USD cho Trung Quốc và họ cần một nơi an toàn để cất giữ chúng.

Trái phiếu chính phủ Mỹ được nhiều người coi là một trong những khoản đầu tư an toàn nhất trên thế giới và giá trị trái phiếu Mỹ do Trung Quốc nắm giữ đã tăng vọt từ 101 tỷ USD lên mức cao nhất là 1.300 tỷ USD vào năm 2013.

Trung Quốc là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ trong hơn một thập niên qua. Tuy nhiên, căng thẳng leo thang với chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2019 đã khiến Bắc Kinh giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Mỹ và Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc để trở thành chủ nợ hàng đầu của Mỹ trong năm đó.

Tokyo hiện nắm giữ 1.100 tỷ USD trái phiếu Mỹ, so với mức tương ứng 870 tỷ USD mà Trung Quốc nắm giữ và điều đó có nghĩa là cả hai nước đều dễ bị tổn thương trước sự sụp đổ tiềm tàng về giá trị của trái phiếu Chính phủ Mỹ nếu kịch bản nước Mỹ vỡ nợ xảy ra.

Josh Lipsky và Phillip Meng, các nhà phân tích từ Trung tâm Kinh tế của Atlantic Council, một tổ chức nghiên cứu, phân tích về các vấn đề quốc tế của khu vực Mỹ-Đại Tây Dương nhận định: “Việc Nhật Bản và Trung Quốc nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ có thể gây tổn hại cho các nước này nếu giá trị của trái phiếu giảm mạnh.

Bởi giá trị trái phiếu giảm sẽ dẫn đến dự trữ ngoại hối của Nhật Bản và Trung Quốc giảm. Điều đó có nghĩa là họ sẽ có ít tiền hơn để thanh toán cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, thanh toán các khoản nợ nước ngoài hoặc hỗ trợ đồng tiền quốc gia”.

Tuy nhiên, ông Lipsky và ông Meng cho rằng, rủi ro thực sự đến từ suy thoái kinh tế toàn cầu và khả năng khủng hoảng của Mỹ có thể xảy ra do vỡ nợ.

Họ nói: “Đó là mối quan ngại nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia nhưng lại đặt ra rủi ro đặc biệt đối với sự phục hồi kinh tế mong manh của Trung Quốc”.

Sau thời gian bùng nổ ban đầu sau khi bất ngờ dỡ bỏ các hạn chế liên quan tới đại dịch Covid-19 vào cuối năm ngoái, nền kinh tế Trung Quốc hiện đang gặp khó khăn khi tiêu dùng, đầu tư và sản lượng công nghiệp đều có dấu hiệu chậm lại.

Áp lực giảm phát đã trở nên tồi tệ hơn khi giá tiêu dùng hầu như không thay đổi trong vài tháng qua. Một mối quan tâm lớn khác là tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc tăng vọt, đạt mức kỷ lục 20,4% trong tháng 4/2023.

Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản chỉ mới có dấu hiệu thoát khỏi tình trạng tăng trưởng kinh tế trì trệ và giảm phát, vốn đã ám ảnh nước này trong nhiều thập kỷ qua.

Mối đe dọa lớn

Ngay cả khi Chính phủ Mỹ cạn kiệt tiền và hết cả các biện pháp phi thường để thanh toán tất cả các hóa đơn – một kịch bản mà Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã nói có thể xảy ra sớm nhất là vào ngày 1/6 tới – thì khả năng Mỹ vỡ nợ vẫn có thể thấp.

Một số nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất ưu tiên thanh toán lãi trái phiếu cho những trái chủ lớn nhất.

Alex Capri, giảng viên cao cấp tại Trường Kinh doanh NUS cho hay, điều này sẽ được thực hiện khi lấy nguồn tài chính từ các quỹ khác, chẳng hạn như quỹ thanh toán lương hưu của chính phủ và quỹ trả lương cho nhân viên chính phủ, nhưng sẽ ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ lớn đối với các nước như Nhật Bản và Trung Quốc.

Và nếu không có giải pháp thay thế rõ ràng, để đối phó với sự biến động gia tăng của thị trường, các nhà đầu tư có thể hoán đổi trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn để lấy loại trái phiếu có kỳ hạn dài hơn. Điều đó có thể mang lại lợi ích cho Trung Quốc và Nhật Bản, bởi vì họ tập trung nắm giữ trái phiếu dài hạn của Mỹ.

Điều đó cho thấy, sự lây lan tình hình bất ổn tài chính và suy thoái kinh tế là một mối đe dọa lớn hơn nhiều.

Marcus Noland, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc nghiên cứu của Viện kinh tế quốc tế Peterson cho biết: “Một khoản nợ không trả được ở Mỹ có nghĩa là giá trái phiếu chính phủ giảm, lãi suất tăng, giá trị của đồng USD giảm và sự biến động gia tăng.

Nó cũng có thể đi kèm với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ, làm gia tăng căng thẳng đối với lĩnh vực ngân hàng Mỹ và gia tăng căng thẳng đối với lĩnh vực bất động sản. Điều đó cũng có thể khiến sự kết nối giữa nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính bị đứt gãy”.

Trung Quốc và Nhật Bản đang phụ thuộc vào nền kinh tế lớn nhất thế giới để hỗ trợ các doanh nghiệp và việc làm tại quê nhà. Lĩnh vực xuất khẩu đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc, khi các trụ cột khác của nền kinh tế – chẳng hạn như bất động sản – đã chững lại. Xuất khẩu tạo ra 1/5 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc và cung cấp việc làm cho khoảng 180 triệu người.

Bất chấp căng thẳng địa chính trị gia tăng, Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Nước này cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật Bản. Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục 691 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ tăng 10% cùng kỳ.

Ông Noland nhấn mạnh: “Khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, nó sẽ thể hiện qua hoạt động thương mại, chẳng hạn như làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và góp phần làm suy thoái nền kinh tế toàn cầu”.

Ở thời điểm hiện tại, Tokyo hay Bắc Kinh không thể làm gì nhiều ngoài việc chờ đợi và hy vọng điều tốt nhất.

Giới phân tích cho biết, việc vội vàng bán trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ là “tự chuốc lấy thất bại”, vì nó sẽ làm tăng đáng kể giá trị của đồng Yen hoặc đồng Nhân dân tệ so với đồng USD, khiến chi phí xuất khẩu của hai nước này tăng vọt.

Nhân dân tệ ‘gặt’ lợi ích?

Về lâu dài, một số nhà phân tích nêu quan điểm, khả năng Mỹ vỡ nợ có thể thúc đẩy Trung Quốc đẩy nhanh nỗ lực tạo ra một hệ thống tài chính toàn cầu ít phụ thuộc vào đồng USD hơn.

Chính phủ Trung Quốc đã đạt được một loạt thỏa thuận với Nga, Saudi Arabia, Brazil và Pháp để tăng cường sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thương mại và đầu tư quốc tế.

Một nhà lập pháp Nga cho biết, các nước thuộc Khối các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, đang xem xét việc tạo ra một loại tiền tệ chung cho thương mại xuyên biên giới.

Giới phân tích cho rằng, điều này chắc chắn sẽ đóng vai trò là chất xúc tác để Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và để Bắc Kinh tăng gấp đôi nỗ lực đưa các đối tác thương mại của mình tham gia vào sáng kiến ”Tiền tệ BRICs” mới được công bố.

Tuy nhiên, Trung Quốc phải đối mặt với một số trở ngại nghiêm trọng, chẳng hạn như các biện pháp kiểm soát mà nước này áp dụng đối với lượng tiền có thể chảy vào và ra khỏi nền kinh tế.

Theo các nhà phân tích, Bắc Kinh đang tỏ ra ít sẵn sàng hội nhập hoàn toàn với thị trường tài chính toàn cầu.

Ông Derek Scissors, thành viên cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Mỹ khẳng định: “Việc thúc đẩy phi USD hóa một cách nghiêm túc sẽ khiến giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ biến động hơn nhiều”.

Dữ liệu gần đây từ hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT cho thấy, tỷ lệ tài trợ thương mại toàn cầu của đồng Nhân dân tệ là 4,5% trong tháng 3/2023, trong khi đồng USD chiếm 83,7%.

Ông Josh Lipsky và Phillip Meng nhấn mạnh: “Vẫn còn một chặng đường dài phía trước trước khi một giải pháp thay thế đáng tin cậy cho đồng USD có thể xuất hiện”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ...

Từ ngày 4-5/12, ông Trần Đình Vũ Hải, Lãnh sự Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã dự Lễ khai mạc Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ 27 và các hoạt động bên lề liên quan tại Đặc khu kinh tế tỉnh Hải Nam.

Trung Quốc lên tiếng về lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp bán dẫn

Ngày 28/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hạ Á Đông tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Mỹ lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Ông Trump dùng “chiêu” cũ với Mexico và Canada

Tổng thống đắc cử Donald Trump đe dọa thực hiện kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa từ Mexico và Canada nhưng chính nước Mỹ cũng "chịu trận".

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Xuất khẩu cần cẩu từ Trung Quốc sang các nước Mỹ Latinh bất ngờ tăng vọt, câu chuyện đằng sau là gì?

Theo các chuyên gia phân tích, xuất khẩu cần cẩu của Trung Quốc sang các nước Mỹ Latinh đang tăng vọt, cho thấy hoạt động xây dựng trong Sáng kiến "​​Vành đai và Con đường" đang được Bắc Kinh mở rộng, trong nỗ lực đa dạng hóa thị trường giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục leo thang.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

5 người bị bắn, bước đầu xác định nghi phạm

Chiều ngày 4/2, 5 người bị bắn tại trường học Risberska Skolan, thành phố Orebro, miền Trung Thụy Điển.

Trung Quốc đón nhiều khách quý trong tuần này

Ba nhà lãnh đạo của ba nước châu Á là Paksitan, Thái Lan và Hàn Quốc bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc gần như đồng thời…

Indonesia quyết tâm tạo “vòng tròn an toàn” cho trẻ em trên không gian số

Bộ Truyền thông và kỹ thuật số Indonesia triển khai bước đi mới để bảo vệ trẻ em trong không gian số, giải quyết các mối đe dọa như cờ bạc trực tuyến, khiêu dâm, bắt nạt trên mạng và bạo lực tình dục.

Thị trường phản ứng tích cực, lý do xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang Trung Quốc giảm

Giá tiêu hôm nay 5/2/2025 tại thị trường trong nước tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.

Giá vàng biến động chưa từng có, loạt yếu tố kéo đà tăng, vàng nhẫn “phi như bay” trước ngày vía Thần Tài

Giá vàng hôm nay 5/2/2025 ghi nhận thị trường thế giới đang chứng kiến những biến động chưa từng có khi giá kim loại quý này liên tục thiết lập các kỷ lục mới. Trong nước, SJV và vàng nhẫn cũng neo cao.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Học viên tham gia khóa học làm giàu tăng đột biến, công ty một diễn giả lãi lớn

Công ty chuyên bán khóa học làm giàu do diễn giả Nguyễn Thành Tiến làm chủ tịch vừa báo lãi tăng mạnh trở lại trong quý 4-2024 sau khi thua lỗ nhiều quý. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ...

Kỳ vọng chinh phục đỉnh gần nhất 1.280 điểm

Trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm và chinh phục vùng đỉnh gần nhất tại 1.280 điểm với động lực chính sẽ xoay quanh nhóm ngân hàng và bán lẻ. Chứng khoán tuần đầu sau Tết Nguyên đán: Kỳ vọng chinh phục đỉnh gần nhất 1.280 điểmTrong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm và chinh phục vùng đỉnh gần nhất tại 1.280 điểm với động lực chính sẽ xoay quanh nhóm...

Chứng khoán trùm ‘đỏ’ ngày khai Xuân, cổ phiếu công nghệ ‘vạ lây’ vì DeepSeek?

Chứng khoán mở cửa phiên đầu tiên của năm Ất Tỵ không mấy hồ hởi khi chỉ số đại diện sàn giao dịch lớn nhất Việt Nam mất gần 15 điểm sau hơn 1 giờ đồng hồ. Sau nhờ lực mua "bắt đáy" kích hoạt, đà rơi mới giảm dần. ...

Gợi ý danh mục đầu tư 2025 tiềm năng theo thuyết ngũ hành

Tuỳ từng bản mệnh, cổ phiếu các ngành có mức “tương hợp” khác nhau. BSC cũng lưu ý nhà đầu tư phân bổ danh mục đa dạng vào các ngành khác nhau để phòng tránh rủi ro tập trung và lựa chọn các mã chứng khoán bản thân nắm rõ. Tuỳ từng bản mệnh, cổ phiếu các ngành có mức “tương hợp” khác nhau. BSC cũng lưu ý nhà đầu tư phân bổ danh mục đa dạng vào các ngành...

Cùng chuyên mục

EU phát tín hiệu sẵn sàng ‘chơi rắn’ với Mỹ để bảo vệ lợi ích

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố sẵn sàng đàm phán cứng rắn với Mỹ, đồng thời sẽ thực dụng hơn khi bắt tay với cả những nước không cùng chí hướng nhưng chia sẻ một số lợi ích. ...

Nhiều xe sầu riêng đã xuất khẩu sang Trung Quốc bình thường

Nhiều xe xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc được thông quan bình thường, sau quy định mới phải có thêm giấy chứng nhận kiểm định chất vàng O. Liên tục trao đổi với Trung Quốc để thông quan hàng hóa Phó trưởng Ban...

Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’ trước ngày Thần Tài

Giá vàng miếng SJC tăng tổng cộng 1,8 triệu đồng/lượng chỉ trong hai ngày rồi bất ngờ giảm nửa triệu đồng mỗi lượng vào chiều 4-2. Theo ghi nhận, nhiều công ty vàng khác tung ra các sản phẩm vàng Thần Tài, như Sacombank...

VN-Index hồi phục tăng mạnh, khối ngoại vẫn bán ròng gần nghìn tỷ đồng

NDO - Phiên giao dịch ngày 4/2, thị trường hồi phục lấy lại sắc xanh nhờ lực cầu gia tăng suốt thời gian giao dịch; cổ phiếu hầu hết các nhóm ngành như chứng khoán, nguyên vật liệu, ngân hàng, công nghệ thông tin… tăng mạnh; nhóm VN30 có 22 mã tăng, 5 mã đứng giá và chỉ có 3 mã giảm. Chốt phiên, VN-Index đóng cửa tăng 11,65 điểm và lên mức 1.264,68 điểm. ...

Giá dừa tăng vọt, Malaysia đề nghị người dân tiết kiệm dừa

Các nhà lãnh đạo Malaysia kêu gọi những người tham dự lễ hội Thaipusam hạn chế đập dừa do thiếu hụt dừa. Theo Đài CNA, giá dừa ở Malaysia tăng vọt trong bối cảnh nước này đang thiếu hụt dừa do thời tiết xấu....

Mới nhất

Tăng 40% số ca nhập Bệnh viện Nội tiết Trung ương so cùng kỳ Tết năm 2024

NDO - Thống kê trong 9 ngày từ 25/1-2/2 số ca nhập viện Bệnh viện Nội tiết Trung ương tăng khoảng 40% so dịp Tết năm 2024. Theo ghi nhận từ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã có nhiều trường hợp đến khám, cấp...

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Bí thư thứ nhất ĐCS Cuba, Chủ tịch nước CH Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định lại lập trường của Việt Nam ủng hộ các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong việc yêu cầu chấm dứt cấm vận chống Cuba. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Tối 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Bí thư thứ...

Xôn xao clip cô gái rơi khỏi ô tô khi xe đang chạy trên đường

Ô tô con đang chạy trên đường ở TP Vinh (Nghệ An) thì bất ngờ "bung" cửa, sau đó một cô gái trong tình trạng khỏa thân rơi xuống đường và được người trong xe kéo trở lại. Chiều tối 4/2, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 2 phút gây xôn xao, trong đó ghi lại...

Cháu bé suýt mất vành tai do bị chó nhà nuôi cắn

NDO - Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận một cháu bé tám tuổi bị chó cắn phải nhập viện trong tình trạng đa vết thương phần mềm tại tai phải, da đầu, xây xát da nhiều vị trí. Các bác sĩ đã triển khai vi phẫu để khâu nối bảo tồn vành tai cho cháu bé. ...

“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 4,4 tỷ USD, ước tính tạo ra khoảng 90.000 việc làm trong thời gian xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội -...

Mới nhất