Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐạo lý nào cho phép phụ huynh đánh cô giáo vì con...

Đạo lý nào cho phép phụ huynh đánh cô giáo vì con bị hạnh kiểm trung bình?


Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Nông đang vào cuộc xác minh, xử lý vụ việc phụ huynh đánh cô giáo V.T.K.Q (giáo viên Trường THPT Lê Duẩn, xã Quảng Sơn, H.Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) ngay tại nhà của cô vào tối 25.5.

Nguyên nhân xuất phát từ việc L.M.Q, học sinh Trường THPT Lê Duẩn, bị xếp hạnh kiểm loại trung bình; có khả năng không đủ điều kiện để thi tuyển vào một số trường ĐH. Ông D., là phụ huynh của L.M.Q, đã đến nhà chửi bới, sau đó hành hung cô V.T.K.Q. Vụ việc này cho thấy công tác xếp hạnh kiểm học sinh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.

Hình ảnh cô giáo Q. bị đánh

Hình ảnh cô giáo Q. bị đánh

Bất đồng quan điểm trong đánh giá hạnh kiểm

Vào thời điểm này, thầy cô rất bận rộn với công việc cuối năm học như chấm bài kiểm tra, nhập điểm, tổng kết điểm, xếp học lực và hạnh kiểm học sinh để tổng kết năm học theo kế hoạch (trước 31.5).

Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi cùng đồng nghiệp tham gia xét hạnh kiểm-rèn luyện của học sinh. Việc xét hạnh kiểm nhiều lúc gây ra sự bất đồng ý kiến, quan điểm giữa thầy cô với thầy cô, giữa giáo viên với phụ huynh. Hiện ngành giáo dục có 2 cách đánh giá hạnh kiểm.

Trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Thông tư số 22 của Bộ GD-ĐT năm 2021 quy định về đánh giá kết quả rèn luyện học sinh đối với lớp 6, 7 trong từng học kỳ và cả năm học, theo 1 trong 4 mức: tốt, khá, đạt, chưa đạt.

Đáng chú ý là theo Điều 21, Thông tư số 22, trong năm học 2022-2023, chỉ học sinh lớp 10 được bỏ đánh giá xếp loại hạnh kiểm, và các cấp 11, 12 vẫn áp dụng theo Thông tư số 58 của Bộ GD-ĐT năm 2011.

Do đó, việc xếp loại hạnh kiểm học sinh 8, 9, 11, 12 (chương trình giáo dục 2006) vẫn được thực hiện theo Thông tư số 58. Trong Thông tư số 58, Bộ GD-ĐT quy định: “Xếp loại hạnh kiểm thành 4 loại: tốt, khá, trung bình, yếu sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2 và sự tiến bộ của học sinh”.

Tuy nhiên, trên thực tế, hành vi, vi phạm của học sinh về nội quy diễn ra muôn màu muôn vẻ về hình thức, tính chất, động cơ, mức độ vi phạm mỗi trường hợp đều khác nhau.

Giáo viên không thể lấy học sinh A làm chuẩn để xét học sinh B, và cũng không thể so sánh hạnh kiểm em này với em khác. Do đó, thầy cô “rất đau đầu” vì việc xét hạnh kiểm học sinh cuối năm, thậm chí phải chịu tai tiếng với phụ huynh, học sinh.

Bên cạnh đó, việc xếp hạnh kiểm gây bất đồng giữa các giáo viên. Cụ thể, giáo viên chủ nhiệm luôn muốn lớp có nhiều học sinh hạnh kiểm tốt, “cạnh tranh” với lớp của đồng nghiệp nên tìm mọi lý lẽ để bảo vệ việc xếp hạnh kiểm như luật sư bào chữa cho thân chủ. 

Trong trường hợp xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu; đạt, chưa đạt, giáo viên cần phải có hồ sơ đầy đủ: bản tường trình vi phạm, bản kiểm điểm, biên bản vi phạm do lớp lập, tang chứng, vật chứng… Sau đó, giáo viên phải mời phụ huynh học sinh vi phạm đến để phối hợp giải quyết. Nếu phụ huynh không đồng ý thì lập hội đồng kỷ luật để xem xét. Với thủ tục hành chính như vậy, không có giáo viên nào đủ quyết liệt theo đuổi cái gọi là “tranh tụng” nên nỗ lực giải quyết theo kiểu “dĩ hòa vi quý”.

Đạo lý nào cho phép phụ huynh đánh cô giáo vì con bị hạnh kiểm trung bình? - Ảnh 2.

Việc xét hạnh kiểm nhiều lúc gây ra sự bất đồng ý kiến, quan điểm giữa thầy cô với thầy cô, giữa giáo viên với phụ huynh

ẢNH MINH HỌA ĐÀO NGỌC THẠCH

“Thầy ác quá!”

Cuối năm học 2021-2022, phụ huynh của học sinh N.H.D (trong lớp 8 do tôi làm chủ nhiệm) đã lên tiếng phản đối việc hội đồng xét hạnh kiểm xếp loại trung bình đối với D. Phụ huynh đưa ra lý do là con còn nhỏ dại nên mong thầy bỏ qua.

Trước khi bị xếp loại hạnh kiểm trung bình, D. thường xuyên vi phạm nội quy trường: không đeo khăn quàng, bỏ áo ra ngoài, để tóc kiểu nhuộm màu râu bắp, vô lớp thì ngủ không học bài, chép bài, vô lễ với thầy cô…

Tuy nhiên, phụ huynh nói, nếu bị xếp hạnh kiểm trung bình thì sau này con mặc cảm với bạn bè, hàng xóm, ảnh hưởng đến tương lai và tìm đến nhà tôi để thuyết phục, với hy vọng “nâng hạnh kiểm” cho con. 

Lúc đó, tôi trả lời phụ huynh rằng, việc xét hạnh kiểm học sinh là do hội đồng nhà trường căn cứ vào mức độ vi phạm, điều lệ của trường, không phải do cá nhân tôi. Phụ huynh rời khỏi nhà tôi với thái độ bực tức và lẩm bẩm “thầy ác quá!”.

Không bằng lòng, hôm sau phụ huynh còn đến trường gặp thầy hiệu trưởng để chất vấn. Thầy hiệu trưởng giải thích tường tận và khuyên D. sang năm cố gắng rèn luyện, không còn vi phạm nội quy thì nhà trường sẽ đánh giá tốt. 

Nhưng tiếc rằng sau học kỳ 1 năm lớp 9 (năm học 2021-2022), D. đã nghỉ học. Cô giáo chủ nhiệm nhiều lần đến nhà vận động D. đi học lại nhưng không có kết quả.

Việc xếp loại rèn luyện, hạnh kiểm góp phần giáo dục học sinh thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Vì vậy, thầy cô cần xử lý vi phạm kỷ luật, xếp loại hạnh kiểm đúng quy định. 

Là một giáo viên, tôi cũng mong phụ huynh, học sinh thông cảm cho thầy cô khi phải làm “quan tòa” xét rèn luyện, hạnh kiểm. Nhưng tôi khẳng định rằng không có bất kỳ đạo lý nào cho phép phụ huynh đánh cô giáo vì con bị xếp hạnh kiểm trung bình.



Source link

Cùng chủ đề

Buộc ngừng học có còn là biện pháp đủ mạnh thời 4.0?

Từ đầu năm học 2024 - 2025 đến nay xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường làm xã hội hết sức lo ngại, trăn trở, bức xúc. ...

Hình ảnh ấn tượng ở những ngôi trường ghi dấu đặc biệt tại TP HCM

(NLĐO)- Nhiều thế hệ học sinh TP HCM tự hào khi được học tập, trưởng thành dưới những ngôi trường mang dấu ấn đặc biệt ...

Điểm sàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền cao nhất 25, thêm hạnh kiểm khá

Chiều 18-7, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính thức thông báo mức điểm sàn nhận đăng ký xét tuyển đại học chính quy năm 2024.Theo đó, học viện yêu cầu chung đối với thí sinh dự tuyển theo tất cả các phương thức xét tuyển phải có kết quả xếp loại học lực lớp 10, lớp 11 và kỳ 1...

Phụ huynh ‘lâng lâng’ lên lãnh thưởng cùng con, cùng đi thảm đỏ

Thông qua việc mời phụ huynh lên sân khấu nhận khen thưởng cùng con, nhà trường mong muốn tôn vinh, khuyến khích tinh thần cống hiến và đồng hành của phụ huynh trong việc phối hợp với nhà trường trong các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giúp học sinh bắt nhịp việc học sau tết: Hành trình yêu thương

Việc giúp học sinh quay lại nhịp học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán không chỉ là thử thách của chính các em mà còn là một hành trình cần sự yêu thương, thấu hiểu và đồng hành của cả cha mẹ,...

Ăn giờ nào tốt để phòng tránh bệnh tiểu đường?

Phát hiện mới về khung giờ ăn tốt nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường; Bỏ túi 4 mẹo ăn uống tốt cho tim trong những ngày lễ tết; Tác dụng giúp hạ huyết áp ít người biết của đậu trắng... là những...

Bỏ túi 4 mẹo ăn uống tốt cho tim trong những ngày lễ tết

Dịp tết là thời gian để ăn mừng, ấm áp và đoàn viên, nhưng cũng có thể là thời gian mà sự nuông chiều bản thân dẫn đến căng thẳng và nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn trong kỳ nghỉ. ...

Bài đọc nhiều

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Viết gì để học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt, công thành danh toại?

Khởi bút đầu năm (tân niên khai bút/ tân xuân khai bút) là một hoạt động tự thân của mỗi người với mong muốn công việc sẽ được tốt đẹp hanh thông trong suốt năm và cuộc đời. ...

Những lời chúc Tết thầy cô năm Ất Tỵ 2025 ngắn gọn, ý nghĩa

Lời chúc Tết Ất Tỵ 2025 dành tặng thầy cô là cách để học trò ghi nhớ, bày tỏ tấm lòng kính yêu, biết ơn đối với các thầy cô giáo. Dưới đây là những lời chúc Tết Ất Tỵ 2025 dành tặng thầy cô hay và ý nghĩa. - Kính chúc thầy cô năm mới Ất Tỵ 2025 luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc tràn đầy và thành công rực rỡ. Cảm ơn thầy cô đã dành nhiều tâm...

Một học sinh tiểu học có 9 huy chương môn cờ vua

Một học sinh tại TP.HCM đã bắt đầu đam mê với cờ vua từ lớp 2 và đến lớp 5 đã đạt được 9 huy chương trong các cuộc thi về môn thể thao trí tuệ này. ...

Cùng chuyên mục

Dân tộc nào ở Việt Nam không ăn Tết Nguyên đán?

TPO - Tết Nguyên đán được xem là ngày Tết cổ xưa nhất, quan trọng nhất với người Việt Nam. Nhưng không phải dân tộc nào ở nước ta cũng đón năm mới vào dịp này. Đó là những dân tộc nào? Câu trả lời đúng là đáp án B: Người Chăm có đến 2 dịp lễ lớn được xem như là Tết là Păng-Katê (ngày 1/7 lịch Chăm, khoảng tháng 9 dương lịch) và...

Giúp học sinh bắt nhịp việc học sau tết: Hành trình yêu thương

Việc giúp học sinh quay lại nhịp học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán không chỉ là thử thách của chính các em mà còn là một hành trình cần sự yêu thương, thấu hiểu và đồng hành của cả cha mẹ,...

Bộ giáo dục Anh bối rối vì phụ huynh thích cho con nghỉ học để đi nghỉ mát cùng gia đình

Bộ trưởng Giáo dục Anh Bridget Phillipson đã cảnh báo các bậc phụ huynh phải đảm bảo con mình đến trường hoặc phải đối mặt với hậu quả, sau khi số lượng gia đình bị phạt vì vi phạm quy định nghỉ học trong học kỳ cao kỷ lục. ...

Nam sinh 35 tuổi thi đại học 16 lần hiện ra sao?

TRUNG QUỐC - Đường Thượng Quân - người từng nổi tiếng với 16 lần thi kỳ thi đại học (cao khảo) của Trung Quốc hiện đã hoàn thành học kỳ thứ nhất tại Đại học Sư phạm Hoa Nam ở độ tuổi 35. Sinh năm 1989 trong một gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Quảng Tây (phía Nam Trung Quốc), hành trình học tập của Đường Thượng Quân đã thu hút sự quan tâm của công chúng Trung Quốc,...

Nhiều trường đại học tiếp tục xét tuyển học bạ năm 2025

Các trường đại học trên cả nước dự kiến vẫn dành hàng nghìn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ trong năm 2025. Năm 2025, Trường ĐH Luật Hà Nội dự kiến tuyển khoảng 2.650 chỉ tiêu, tăng khoảng 150 chỉ tiêu so với năm ngoái. Trong đó, trường dự kiến vẫn tiếp tục xét tuyển dựa trên kết quả học bạ cả năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 theo các tổ hợp được xác định cụ...

Mới nhất

Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?

Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn? ...

FTZ – Động lực phát triển Đà Nẵng

(PLVN) - Ngày 26/6/2024 được coi là một ngày đáng nhớ trong giai đoạn phát triển mới của Đà Nẵng, khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng. Nghị quyết 136 có một điều đặc biệt, dành riêng...

Giữ rừng cho con cháu

Đồng bào các dân tộc sinh sống quanh núi Cư H'lăm không bao giờ đụng đến rừng, mà chung tay bảo vệ rừng thiêng ...

Tăng lên mức cao nhất mọi thời đại

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay đã phá kỷ lục cũ để tăng lên đỉnh cao nhất khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp...

Mới nhất

Giữ rừng cho con cháu