Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHết lớp 10, học sinh đổi môn học lựa chọn thế nào...

Hết lớp 10, học sinh đổi môn học lựa chọn thế nào ?


NHIỀU LÝ DO KHIẾN HỌC SINH CÓ NGUYỆN VỌNG THAY ĐỔI MÔN 

M.K, HS lớp 10 Trường THPT Khương Hạ (Hà Nội), cho biết vì gia đình chuyển nhà nên em có nguyện vọng chuyển trường sau năm học này. Tuy nhiên, trường em là một trong số trường hiếm hoi của TP dạy cả môn mỹ thuật và âm nhạc trong các tổ hợp môn học tự chọn. Việc thiết kế tổ hợp môn học tự chọn của trường lại theo “combo”, nên không phải HS được chọn từng môn mà phải chọn theo tổ hợp môn, ở khối ngành mà em định hướng thi ĐH thì tổ hợp nào cũng có 2 môn là mỹ thuật và âm nhạc. Muốn hay không, HS cũng phải học để đủ 4 môn học tự chọn theo thiết kế của nhà trường.

Hết lớp 10, học sinh đổi môn học lựa chọn thế nào ? - Ảnh 1.

Học sinh lớp 10 Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) đặt câu hỏi thắc mắc về việc theo học các môn tự chọn vào thời điểm đầu năm học

Do vậy, theo M.K, khi chuyển sang trường khác, vấn đề lớn nhất phải đối mặt là trường định xin chuyển sẽ không có 2 môn mỹ thuật và âm nhạc, em sẽ phải thay thế bằng 2 môn học khác. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn cụ thể việc học bù và kiểm tra đánh giá sẽ ra sao trong học bạ.

Ghi nhận cho thấy, một số HS dù không chuyển trường nhưng sau 1 năm học thì có nguyện vọng chuyển môn học lựa chọn, vì thấy không phù hợp hoặc thay đổi định hướng thi vào ĐH. Lãnh đạo một số trường cho hay, từ cuối học kỳ 1 đến nay đã có một số HS, phụ huynh gặp trực tiếp ban giám hiệu hoặc thông qua giáo viên (GV) chủ nhiệm để đề đạt nguyện vọng xin chuyển môn học tự chọn cho con. Tuy nhiên, các trường chưa thể trả lời hoặc giải quyết trường hợp nào vì còn phải chờ văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của sở GD-ĐT.

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), cho hay việc chuyển đi, chuyển đến của HS ở các trường trong cùng địa bàn TP hoặc từ tỉnh khác chuyển đến là nhu cầu thường xuyên, hằng năm. Từ năm học này, việc HS THPT chuyển đến gặp rắc rối vì lệch tổ hợp các môn tự chọn, thường là 1 – 2 môn. Hiện nay, các trường cũng chưa thể hướng dẫn gì cho HS và phụ huynh mà phải chờ chỉ đạo. Tuy nhiên, ông Khang đề xuất chấp nhận lệch một số môn trong tổ hợp 4 môn lựa chọn và HS, phụ huynh phải cam kết tự bù đắp môn học mà 1 năm qua HS chưa được học để có thể theo được chương trình khi lên lớp 11.

Ông Đàm Tiến Nam, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cho rằng cần quy định rõ việc HS chỉ được phép chuyển đổi môn học lựa chọn một lần trong cả cấp THPT để HS cân nhắc thật kỹ, tránh trường hợp đổi đi đổi lại nhiều lần gây khó khăn cho cả việc dạy của các trường và việc học của chính các em.

NGUYỆN VỌNG HỌC SINH PHẢI PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN NHÀ TRƯỜNG

Theo đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội, căn cứ Công văn 68 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập cấp THPT, hiện nay sở này cũng đang chuẩn bị xây dựng văn bản hướng dẫn phù hợp với điều kiện và nhu cầu của các trường học trên địa bàn TP để kịp thực hiện trước năm học tới. Tinh thần là không thay đổi ồ ạt, gây xáo trộn kế hoạch dạy học và sắp xếp đội ngũ, cơ sở vật chất hiện có của các trường.

Ghi nhận cho thấy, một số địa phương đã có hướng dẫn trước khi kết thúc năm học để các trường thực hiện. Ông Bạch Đăng Khoa, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang, cho hay sở này đã có văn bản nhằm hướng dẫn cụ thể, chi tiết một số nội dung liên quan tới việc thực hiện chuyển trường đối với HS THPT trên địa bàn tỉnh, cập nhật những thay đổi liên quan tới việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và các quy định sửa đổi, bổ sung của Bộ GD-ĐT.

Học sinh tự bổ sung kiến thức, kỹ năng của môn học mới

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, trong trường hợp đặc biệt, HS có nguyện vọng đổi môn học lựa chọn, hiệu trưởng xem xét, quyết định vào cuối năm học. HS phải cam kết tự bổ sung kiến thức, kỹ năng của môn học mới, có xác nhận của phụ huynh HS. Nhà trường có giải pháp để hỗ trợ HS nhằm nâng cao chất lượng học tập ở môn học mới ở lớp học tiếp theo.

Sở GD-ĐT Bắc Giang giao hiệu trưởng các trường xem xét HS có nguyện vọng xin chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, căn cứ khả năng tổ chức của nhà trường, các điều kiện khác để có thể đáp ứng nguyện vọng của HS. Tuy nhiên, theo ông Khoa, dù thế nào các trường cũng phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung nêu tại Công văn 68 của Bộ GD-ĐT.

Nhiều nhà trường cũng cho biết, việc cho phép HS đổi môn học lựa chọn chỉ có thể đáp ứng trên cơ sở những tổ hợp môn học lựa chọn mà trường đang có, chứ không thể vì một số HS xin đổi môn mà phát sinh các tổ hợp mới.

Hết lớp 10, học sinh đổi môn học lựa chọn thế nào ? - Ảnh 3.

Học sinh lớp 10 năm học này là lứa đầu tiên cấp THPT học theo chương trình giáo dục mới

NĂM HỌC TỚI, HẠN CHẾ TỐI ĐA VIỆC CHỌN SAI MÔN HỌC

Năm học 2023 – 2024, cùng với lớp 10, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được áp dụng ở lớp 11. Lường trước những khó khăn sẽ tăng lên khi chương trình mới được mở rộng, các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội cho rằng, giải pháp quan trọng là đẩy mạnh tuyên truyền tới HS và phụ huynh HS về yêu cầu của chương trình mới để hạn chế tối đa việc chọn sai môn học.

Bà Trần Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm (Hà Nội), chia sẻ năm học tới ngoài việc bố trí nhiều vòng tư vấn trực tiếp với HS và phụ huynh HS, nhà trường sẽ tăng cường tư vấn trực tuyến và đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền. Mỗi HS được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng. Nhà trường dành khoảng 15 ngày để HS và gia đình cân nhắc, quyết định trước khi xếp lớp.

Chất lượng học tập của học sinh lớp 10 thay đổi rõ rệt

Thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội cho thấy, năm học 2022 – 2023, trong số các môn tự chọn thì vật lý có nhiều HS chọn nhất với tỷ lệ 68,2%; tiếp đến là môn tin học với 62,8%; địa lý 56,3%; giáo dục kinh tế và pháp luật 55,4%… Việc 2 môn mỹ thuật và âm nhạc có ít HS chọn nhất, với tỷ lệ lần lượt là với 1,8% và 4,3% không hẳn là do HS không thích, mà vì hầu hết các trường THPT chưa có GV của 2 môn học này.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng thông tin, được học các môn theo nguyện vọng, sở trường, chất lượng học tập của HS lớp 10 thay đổi rõ rệt. Kết quả sơ kết học kỳ 1 cho thấy, tỷ lệ HS yếu, kém ở các môn vật lý, hóa học, sinh học giảm, chỉ còn 0,1% – mức thấp nhất từ trước tới nay.

Trước thực tế có khá nhiều HS chọn học mỹ thuật nhưng chưa thể đáp ứng, bà Yến cho biết đã chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất và có phương án bố trí GV. Nhà trường đề xuất TP sớm tổ chức tuyển dụng GV âm nhạc, mỹ thuật để bảo đảm sự ổn định và đáp ứng nhiều hơn nguyện vọng của HS.

Tương tự, bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, cho hay năm học tới trường sẽ cố gắng tuyển hoặc ký hợp đồng GV để đáp ứng tối đa nguyện vọng của HS. “Khi được chọn theo nguyện vọng thực sự của HS thì chất lượng học tập tốt hơn và nhu cầu đổi môn sẽ hạn chế tối đa”, bà Quỳnh chia sẻ.

Chuẩn bị cho năm học tới, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, lưu ý các nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ HS, phụ huynh chọn môn học phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp. “Các trường cần sớm định hình mô hình lớp học trong năm tới, xác định rõ nhu cầu về cơ sở vật chất, GV để chủ động chuẩn bị, cố gắng đáp ứng cao nhất nguyện vọng học tập của HS. Dự kiến, trong tháng 7, TP sẽ tổ chức tuyển dụng hơn 600 GV cấp THPT. Số lượng này sẽ phần nào bổ khuyết cho các nhà trường để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chương trình mới”, ông Cương thông tin.



Source link

Cùng chủ đề

Học sinh, phụ huynh Hà Nội sốt ruột ngóng môn thi thứ ba vào lớp 10

Năm đầu tiên thi lớp 10 theo chương trình mới, quy chế mới và cả thay đổi lớn về ôn tập, dạy thêm nhưng đến nay học sinh Hà Nội vẫn chưa biết kế hoạch tuyển sinh lớp 10 thế nào. ...

Lan tỏa giá trị tích cực trong đổi mới giáo dục

Đổi mới giáo dục vẫn đang được kiên trì triển khai trong mỗi giờ học để học sinh có được sự phát triển toàn diện. Trong đó, có những người thầy không ngừng học tập và sáng tạo...

Chọn môn thi tốt nghiệp chính xác để tăng cơ hội xét tuyển ĐH

Các trường THPT tại TP.HCM bắt đầu thăm dò học sinh chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Nhiều giáo viên cho rằng việc chọn môn chính xác sẽ giúp tăng cơ hội trong xét tuyển ĐH. ...

Đừng để thí sinh chọn môn vì ‘dễ thi, dễ đỗ’

Mục tiêu cấp THPT nêu trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là theo định hướng nghề nghiệp, nhưng nhiều học sinh lại chọn môn học, môn thi tốt nghiệp THPT với tiêu chí 'dễ thi và dễ đỗ'. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trẻ hóa phong cách đầu năm nhờ diện đồ họa tiết kẻ sọc

Họa tiết kẻ sọc luôn làm các tín đồ thời trang mê đắm bởi sự linh hoạt và...

Áo sơ mi trắng, món đồ ‘quốc dân’ mà nàng nào cũng nên có

Áo sơ mi trắng dễ dàng chiếm trọn cảm tình của mọi cô nàng nhờ sự đa năng,...

Làm mới tủ đồ từ 5 gợi ý đơn giản nhưng sang xịn

Hãy áp dụng những gợi ý này để làm mới tủ đồ hiệu quả bởi vì đây cũng...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cả bốn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đều chịu thua bài toán lớp 5

Câu đố của chÆ°Æ¡ng trình Đường lên đỉnh Olympia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bó tay. Câu đố trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia với nội dung như sau: "Một con cá có đuôi nặng 150 gam, đầu cá nặng bằng đuôi cộng nửa thân, thân nặng bằng đầu cộng đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu gam?"Thí sinh Tấn Sang đối diện với câu hỏi trên đã cho đáp án là 400 gam nhưng không...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Cùng chuyên mục

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Từ cô bé bị ép học nhạc cụ đến tiến sĩ kèn suona đầu tiên của Trung Quốc

Từng bị bạn bè trêu chọc và phản đối việc cha mẹ ép học nhạc cụ, sau 30 năm, Liu Wenwen trở thành người đầu tiên có bằng tiến sÄ© về kèn suona tại Trung Quốc. Nghệ sĩ người Trung Quốc Liu Wenwen (34 tuổi) là người đầu tiên có bằng tiến sĩ về kèn suona tại xứ tỷ dân. Bên cạnh hoạt động biểu diễn, Liu còn là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc)....

Trao trả túi đồ cho khách Tây bị thất lạc ở Quảng Trị

Nhặt được túi đồ bên trong chứa tiền, máy móc thiết bị và đồ dùng cá nhân, một người dân đã nhanh chóng giao cho công an xã để tìm người đánh rơi. ...

Mới nhất

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực,...

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong...

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai...

Bao lâu và khi nào chúng ta nên kiểm tra cân nặng?

Nếu đang nỗ lực giảm cân, có thể bạn sẽ muốn cân mỗi ngày để theo dõi tiến độ. Việc cân hằng ngày có thể giúp bạn đi đúng hướng, nhưng cũng có thể dẫn đến suy nghĩ ám ảnh. ...

Mới nhất