Trang chủDestinationsThái BìnhBổ sung nguyên tắc về hoạt động phòng thủ dân sự phù...

Bổ sung nguyên tắc về hoạt động phòng thủ dân sự phù hợp thực tiễn


Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự theo hướng phù hợp với thực tiễn yêu cầu hoạt động phòng thủ dân sự, nhằm ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự. (Ảnh: THỦY NGUYÊN).

Chiều 24/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự. 

Áp dụng các biện pháp phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời

Báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết, tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022), Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 2/2023, sau đó tiếp tục được hoàn thiện trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, liên quan khái niệm “Sự cố”, “Thảm họa”, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho bỏ cụm từ “có nguy cơ dẫn đến thảm họa” ở khái niệm “Sự cố”; đồng thời, chỉnh lý lại khái niệm “Sự cố” và khái niệm “Thảm họa” rõ ràng, cụ thể, thống nhất với khái niệm “Phòng thủ dân sự”.

Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đã được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, với 127 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu và 5 văn bản tham gia ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã 3 lần cho ý kiến về dự thảo luật này.

Dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 gồm 7 Chương, 57 Điều. So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, đã bổ sung 4 Điều, bỏ 15 Điều và chỉnh sửa nội dung kỹ thuật lập pháp 46 điều, cùng với đó sắp xếp, bố cục lại một số Chương, Điều trong dự thảo Luật.

Các khái niệm được giải thích phù hợp với Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, tương thích với khái niệm “thảm họa” trong Hiệp định ASEAN về Quản lý thảm họa và Ứng phó khẩn cấp (AADMER) mà Việt Nam là thành viên.

Về nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự (Điều 3); áp dụng Luật Phòng thủ dân sự và các luật liên quan (Điều 4) và chính sách của Nhà nước trong phòng thủ dân sự (Điều 5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý lại các nguyên tắc hoạt động Phòng thủ dân sự.

Theo đó bổ sung nguyên tắc “hoạt động phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới”; nguyên tắc “kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống nhân dân” cho phù hợp với Nghị quyết số 22 và thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 24/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN).

Về công trình phòng thủ dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, một số ý kiến đề nghị rà soát quy định về công trình phòng thủ dân sự phù hợp với tính chất của hoạt động phòng thủ dân sự.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa lại tên điều là “Công trình phòng thủ dân sự” và chỉnh lý lại nội dung của Điều này theo hướng quy định “Công trình phòng thủ dân sự là công trình được sử dụng cho mục đích phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, chiến tranh”.

Công trình phòng thủ dân sự gồm 2 loại: Công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng và công trình khác có công năng đáp ứng yêu cầu phòng thủ dân sự. Nội dung này Luật sẽ giao Chính phủ quy định chi tiết.

Xây dựng 2 phương án Quỹ Phòng thủ dân sự

Về Quỹ Phòng thủ dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, do còn ý kiến khác nhau nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng 2 phương án xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Cụ thể, phương án 1: Giữ quy định về Quỹ Phòng thủ dân sự như dự thảo Chính phủ trình và có chỉnh lý một số nội dung cho phù hợp như dự thảo Luật; phương án 2: Quy định “trong trường hợp cấp bách, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, tài sản của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác cho hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa”.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự về các biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra thảm họa, sự cố (Điều 18) và thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự (Điều 20); các biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1, 2, 3 (Điều 23, 24, 25); biện pháp phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp (Điều 26) cũng như về chỉ đạo, chỉ huy, lực lượng phòng thủ dân sự.

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 24/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN).

Về nguồn lực cho phòng thủ dân sự, chế độ, chính sách đối với người tham gia hoạt động phòng thủ dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nêu rõ, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về đề nghị chỉ quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến phòng thủ dân sự, để thống nhất với pháp luật có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho đổi tên Chương VI thành “Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về phòng thủ dân sự”.

Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định rõ hơn trách nhiệm của 8 Bộ có nhiệm vụ nhiều nhất và liên quan trực tiếp đến hoạt động phòng thủ dân sự, bên cạnh rà soát, chỉnh lý các điều trong Chương này cụ thể, rõ ràng, thuận lợi trong tổ chức thực hiện.

Dự kiến, sau phiên thảo luận tại hội trường chiều 24/5 về dự thảo Luật, Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua Luật Phòng thủ dân sự vào phiên họp sáng 20/6 tới.

Theo: nhandan.vn





Source link

Cùng chủ đề

Thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Sáng 27/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội. ...

Tạo thuận lợi cho người dân chữa bệnh theo bảo hiểm y tế

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đề xuất, cần có quy định rõ ràng, thống nhất, đồng bộ về việc thanh toán BHYT, tạo thuận lợi cho người dân chữa bệnh theo BHYT. Dự buổi thảo luận tổ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu...

Sửa đổi Luật để tháo gỡ vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Theo Tờ trình tóm tắt của Chính phủ, việc xây dựng, ban hành Dự án Luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, pháp luật về công tác quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và hoạt động đấu thầu; đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương. Dự án luật được xây dựng bám...

Chính phủ cho ý kiến đối với 2 dự án Luật, 2 đề nghị xây dựng luật

Cần thiết xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa ứng phó, khắc phục hậu quả thiên taiVề Đề nghị xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp, Chính phủ đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối...

Xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Chủ trì phiên họp có Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Lê Quang Huy; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kẹo lạc, kẹo dồi Trường Thuận: Sản phẩm OCOP 4 sao

Năm 2020, sản phẩm kẹo lạc, kẹo dồi của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Trường Thuận, thôn Dương Ngọc, xã Tân Tiến (Hưng Hà) được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Đây chính là cơ hội để Công ty xây dựng thương hiệu bền vững, mở rộng thị trường, củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Anh Phan Văn Trường (người bên phải), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại...

Những nữ giám đốc biến nông sản Nghệ An thành sản phẩm OCOP giá trị

Từ những nông sản như ngô, khoai, đậu, lạc... 2 nữ giám đốc trẻ ở Nghệ An đã xây dựng thành công các sản phẩm sữa hạt, bột ngũ cốc dinh dưỡng đạt chuẩn OCOP được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Chế biến mỳ từ mầm lúa mỳ. Ảnh: Sách Nguyễn Bà mẹ trẻ và thương hiệu Mami farm Là một bà mẹ trẻ, trong quá trình chăm sóc con nhỏ, chị Trần Thị Thúy Hằng nhận thấy nhu...

Huyện Đông Hưng có thêm 4 sản phẩm đủ điều kiện đạt OCOP năm 2024

Sáng ngày 27/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Sản phẩm bánh cáy Thiên Đức được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hạng 4 sao. Có 3 chủ thể đăng ký bình xét sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng năm 2024 gồm hộ kinh doanh Trần Văn Đức, xã Nguyên Xá với sản phẩm bánh cáy Thiên Đức; cơ...

Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP

Đến nay, tỉnh Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP, tăng 88 sản phẩm so với năm 2023. Gạo chợ Gốc của HTX Thương mại dịch vụ và Kinh doanh lúa gạo Bình Thanh (Kiến Xương) đạt OCOP 3 sao. Các sản phẩm OCOP được tuyên truyền, quảng bá, tạo gian hàng trên sản thương mại Postmart.vn; tham gia sàn thương mại điện tử uy tín trong nước và nước ngoài (Alibaba, Sendo, Shopee, Saigon Co.op); trưng bày, giới thiệu, giao...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 14 - 16/12/2024. Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/223/214042/ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-nam-2024

Bài đọc nhiều

Hội Chữ thập đỏ huyện Vũ Thư: Phấn đấu vận động nguồn lực đạt 1 tỷ đồng trong tháng nhân đạo năm 2023

Hội Chữ thập đỏ huyện Vũ Thư: Phấn đấu vận động nguồn lực đạt 1 tỷ đồng trong tháng nhân đạo năm...

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và viếng các anh hùng liệt sĩ

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và viếng các anh hùng liệt sĩ ...

Bộ Y tế ra công văn khẩn về bệnh tay chân miệng

Ngày 12/6, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành; bệnh viện trực thuộc; y tế các bộ, ngành về tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng.Ảnh minh họa. Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận...

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thủy sản giai đoạn 2023 – 2028 đạt 4,5%

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thủy sản giai đoạn 2023 – 2028 đạt 4,5% ...

Tập trung phòng, trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân

Sâu cuốn lá nhỏ có mật độ cao hơn vụ xuân năm 2022 và có nguy cơ gây hại lá đòng, lá công năng ở 62.000ha lúa xuân trỗ bông sau ngày 5/5. Để phòng, trừ sâu bệnh hiệu quả, ngành nông nghiệp đã triển khai các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh đến cơ sở, HTX đồng thời các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân.Nông dân trong tỉnh...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Ghi nhận tuần giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 24/02/2025: Giá xăng dầu thế giới ghi nhận tuần giảm nhẹ; trong khi đó, giá xăng dầu trong nước lại tăng và giảm trái chiều. Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/02/2025 Ghi nhận trên Oilprice lúc 4h ngày 24/02/2025 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở...

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc TP.HCM

Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành với tổng chiều dài 21,92 km quy mô 8-10 làn xe đang được Chính phủ yêu cầu cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2025. Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc TP.HCM - Long ThànhDự án mở rộng đường cao tốc...

Việc bỏ “room” tín dụng khó tạo ra bong bóng bất động sản

Theo chuyên gia, thị trường bất động sản khó xảy ra bong bóng khi tiến tới bỏ "room" tín dụng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phải giám sát chặt chẽ thị trường và các ngân hàng có trách nhiệm hơn khi cho vay. Theo chuyên gia, thị trường bất động sản khó xảy ra...

Nga tấn công ‘kỷ lục’, ông Zelensky nêu điều kiện từ chức

Ukraine cho biết Nga tiến hành một cuộc tấn công đơn lẻ với số máy bay không người lái nhiều kỷ lục, trong...

Mới nhất