Trang chủDu lịchẨm thựcNem cua bể Cát Tần trở lại

Nem cua bể Cát Tần trở lại


Món nem Cát Tần giờ đã xuất khẩu sang Mỹ

Ảnh gia đình cung cấp

Vòng xoáy… đặt nem

Mâm cỗ nhà chị Hồng Yến đầy đặn được đặt xuống. Cỗ Hà Nội, đủ giò, nem, ninh mọc… Vị khách đưa miếng nem lên miệng rồi à lên: “Nem ngon”.

Vậy là không biết lần thứ mấy, chị Yến lại được nhờ đặt nem hộ. “Cái nem đấy mình thích nhất cắt ra vị thơm đã rất rõ. Nó thể hiện cua phải là rất tươi. Cái nữa là vỏ nó giòn mềm, chứ không giòn cứng như hàng khác. Cái nhân nó khô, không bị ướt và bết, cắt miếng nem có độ tơi. Nem cho rau củ vào hay bị ướt lắm, mà nem này không bị thế. Thực ra mình không thể ăn được nem ở đâu sau khi ăn ở đây”, chị Hồng Yến hào hứng kể.

Khác biệt của nem Cát Tần là có thật. Từ nguyên liệu, nem đã được anh Nguyễn Khánh Toàn, chủ thương hiệu, tuyển chọn rất cẩn thận. Anh cho biết kể từ thời ông bà mình bán nem hồi 1950 tới giờ, nguyên liệu không thay đổi. Chẳng hạn, gia đình vẫn dùng bánh đa truyền thống. Thêm vào đó, các nhà cung cấp nguyên liệu còn đông hơn xưa nên anh cũng dễ chủ động lựa chọn.

“Ví dụ như bánh đa thì mình đặt dày hơn và nhạt đi. Nếu bánh nhiều muối khi rán rất dễ nhưng màu xấu. Bánh mỏng lại dễ ỉu. Tôi cũng đặt mối chuyển bánh mới làm để có độ xốp. Nôm na như bánh tươi ấy”, anh Toàn nói.

Ông Cát Tần bên biển hiệu cửa hàng nem

Ảnh gia đình cung cấp

Với tôm, cua, anh cũng kỹ tính như thế. “Nhất định phải là những con tôm tươi sống 100% vào lúc 1 giờ sáng. Trước giờ tôi chưa từng giao công việc này cho ai và sau này cũng vậy. Chọn lựa những lồng tôm sạch, chắc tôm, sau đó mới mang đi hấp rồi đưa vào sản xuất. Cũng bởi như vậy mà thịt tôm luôn thơm, ngọt và tươi, mới”, anh Toàn hào hứng chia sẻ.

Nem tươi ngon, cộng với hiệu ứng truyền miệng từ bạn bè, đơn hàng của anh Toàn tới tấp ngay từ lúc mới “khởi nghiệp” để nối lại thương hiệu Cát Tần từng bị đứt đoạn hơn 20 năm.

“Khi tôi bắt đầu bán nem cũng chỉ định bán tết, nhưng khách quay lại liên tục. Qua tết họ lại hỏi có bán không, dần dần mọi người hỏi nhiều quá tôi đi làm. Cứ cuốn cuốn đi như thế và tôi làm liên tục”, anh Toàn nhớ lại.

Đi Peugeot, ăn nem thời Pháp thuộc

Gia đình chị Yến cũng giống rất nhiều gia đình “đã ăn chỉ ăn nem Cát Tần” vài chục năm nay. Đầu tiên, ông bà của họ ăn nem Cát Tần từ những năm 1950. Sau đó, vì là người phố cổ, họ vẫn còn quan hệ với gia đình cụ Tần. Gián đoạn một thời gian nem Cát Tần đóng cửa hàng, họ được ăn nem khi con cái cụ mở lại. Việc bán nem một lần nữa lại đứt đoạn hồi những năm 1990 và bây giờ cháu cụ là anh Toàn nối tiếp thương hiệu.

Một quảng cáo của nem Cát Tần

Ảnh gia đình cung cấp

“Bà ngoại Toàn là chủ thương hiệu nem cua bể Cát Tần nổi tiếng từ thời Pháp. Mẹ mình ở cùng phố Hàng Gà, trước là Hàng Vải thâm, ăn bao đời. Sau này Toàn làm lại tiếp nối thương hiệu ông bà, nhà mình lại mua”, chị Yến nhớ lại.

Trong suốt những năm gia đình không bán nem, gia đình anh Toàn vẫn gói nem đem biếu vào dịp tết. Điều này càng khiến những người mến mộ vị nem Cát Tần như bị “nén” bởi mong muốn được ăn thứ đặc sản này đều đặn. “Khách quen quay lại liên tục, có khách cả từ thời xưa của ông bà tôi. Tôi càng cảm nhận rõ về món quà dòng họ để lại”, anh Toàn nói.

Bà Cát Thị Ngọc Dung, mẹ của anh Toàn, vẫn còn nhớ những chặng đường bán rồi nghỉ, bán rồi nghỉ xưa. Bà cho biết, hàng nem Cát Tần xưa đông khách lắm, cũng là khách biết ngon biết đẹp. Họ đi xe đạp Peugeot đến nhà hàng ăn nem cua.

“Nem Cát Tần bán từ năm 1950, đến chiến tranh thì nghỉ vì lương thực thực phẩm lúc đó khan hiếm. Thời đó chưa có xe máy, khách vẫn đi xe đạp Peugeot đến ăn nem, xe xếp san sát. Sau khi các cụ nghỉ, chúng tôi cũng có nghề khác nên đứt đoạn”, bà Ngọc Dung nhớ lại.

Mở công ty mang tên Cát Tần, anh Toàn cũng đăng ký thương hiệu với hình con cua. “Con cua trước đây gia đình tôi lấy làm biển hiệu. Ở cửa hiệu đắp nổi con cua thạch cao rồi quét màu lên. Ảnh đen trắng không thấy màu nhưng con cua tô màu gạch”, bà Ngọc Dung cho biết.

Nem Cát Tần mở hàng sớm

Ảnh gia đình cung cấp

Con đường… nem

Khi anh Toàn quyết gây dựng lại thương hiệu nem Cát Tần, một con đường nem đã mở ra. Trên con đường ấy anh Toàn có mẹ đi cùng. Bà Dung quán xuyến, đào tạo nghề và kiểm soát nhân viên để giữ chất lượng. Nhất là công đoạn gỡ cua.

“Thời kỳ nem Cát Tường bán đông tôi còn nhỏ lắm, khoảng 7 tuổi. Sau này mười mấy tuổi cũng đã tham gia vào làm nem”, bà Dung nhớ lại. Anh Toàn cho biết bà Dung có cách lựa thớ bóc cua rất nhanh, chỉ dùng mũi dao mà lấy được tảng thịt cua ghẹ nguyên vẹn.

Việc gói, rán nem anh Toàn cũng có mẹ kiểm tra cùng. Công việc gói nem tưởng ai cũng biết mà hóa ra không hề dễ. Làm sao để nem đều tay, làm sao để nem rán giòn xốp và chín tới. “Bí quyết của rán chỉ là duy trì lửa đều và căn lửa để chọn lúc thả nem vào tốt nhất. Mỡ sôi quá nem cháy, yếu quá thì lại sống bên trong. Rán nem cũng phụ thuộc thời tiết, trời khô quá nem lại dễ vỡ hơn. Nên thợ cũng phải vài năm mới có thể canh nem thành thạo”, anh Toàn nói.

Người Hà Nội đi xe đạp sang đến ăn nem

Ảnh gia đình cung cấp

Năm 2021 đánh dấu một bước tiến của nem Cát Tần. Nem được đưa sang Mỹ. Bán hàng được ở Mỹ, quy trình sản xuất đã qua thêm một bước kiểm định. Nếu không an toàn thực phẩm, ngay lập tức lô hàng bị hủy luôn. “Chúng tôi có chứng nhận FDI để đưa hàng sang Mỹ. Trong quá trình đưa hàng sang sẽ có kiểm tra xác suất, có trục trặc gì thì hàng sẽ bị hủy. Không đạt là hủy. Đến bây giờ cũng chưa có vấn đề gì, hàng hóa thuận lợi”, anh Toàn chia sẻ.

Anh Toàn cũng phải chỉnh nhân nem cho phù hợp. Thị trường Mỹ không thích nem nhân có thịt lợn, anh bỏ thịt lợn, bổ sung tôm để thành phiên bản nem Cát Tần hải sản. Điều này rất giống năm xưa cô của anh đã biến đổi nem cua bể thành nem thịt để bán vì thời bao cấp không có đủ nguyên liệu. Anh Toàn khi đó mới học phổ thông, thỉnh thoảng đi bộ từ trường về nhà ông bà chơi lại bê nem bê bún phụ giúp bán hàng. Chỉ có điều nem Cát Tần giờ đã khác hẳn về “độ phủ sóng”. Nó không chỉ là món nem giới thiệu Hà Nội với người Hà Nội mà còn giới thiệu ẩm thực thủ đô đi năm châu bốn bể.



Source link

Cùng chủ đề

Thợ làng bánh đa xứ Nghệ nhộn nhịp luôn tay dịp Tết

TPO - Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, những cơ sở sản xuất bánh đa ở làng Tây Lân (xã Thịnh Trường, Nghi Lộc, Nghệ An) lại nhộn nhịp cảnh thợ luôn tay tráng bánh, nướng bánh hay đóng gói để kịp giao khách hàng ăn Tết. 27/01/2025 | 08:19 ...

Chóng mặt, nên ăn những món nào để cải thiện?

Chóng mặt xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số thực phẩm có thể giúp giảm triệu chứng khó chịu này. ...

Nghiên cứu phát triển các món ăn từ cua Cà Mau

Đoàn Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ mời chuyên gia ẩm thực Hàn Quốc sang Cà Mau cùng nghiên cứu phát triển các món ăn từ cua. ...

Đặc sản Hà Giang ‘cứng như đá’, khách chi 50 nghìn đồng mua về nấu đủ món ngon

Bánh đá (hay còn gọi là bánh lơ khoải) là món bánh truyền thống của người Dao áo dài và người Nùng ở vùng rẻo cao Hà Giang. Bánh được làm to như viên gạch, hình tròn, thuôn dài.  Sở dĩ bánh có tên gọi độc đáo như vậy là do kết cấu cứng như đá. Trước đây, khi chưa có tủ lạnh, bà con địa phương thường thả bánh xuống các suối mát quanh nhà để bảo quản...

Cua huỳnh đế kích thước lớn ngày càng khan hiếm

Ghi nhận của Lao Động cho thấy, gần đây, tại TPHCM xuất hiện nhiều địa điểm, cửa hàng bán cua huỳnh đế có kích thước, trọng lượng nhỏ 100-150 gram/con và có mức giá từ 800.000 đồng/kg, rẻ khoảng 1/2 so với loại cua huỳnh đế lớn.Ông Dương Văn Hoàn - chủ cửa hàng hải sản nhập khẩu trên đường Phạm Văn Đồng (TP Thủ Đức) - cho biết, việc tiêu thụ cua huỳnh đế có kích thước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rắn sợ những loài động vật nào?

Dù là loài săn mồi nổi tiếng, rắn cũng là con mồi của nhiều loài vật đáng gờm khác nhau nên có những loài động vật rắn sợ hơn con người. ...

‘Chiến thắng’ đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

Trưa 27.1 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Mỹ ngừng tăng thuế quan và cấm vận sau khi Colombia đã nhượng bộ và cho phép các máy bay quân sự Mỹ chở di dân bất hợp pháp hạ cánh xuống nước này. ...

Bài đọc nhiều

Cách làm trà chanh giã tay thơm ngon, hot trend trên mạng

Xem nhanh: • 1. Nguyên liệu làm trà chanh giã tay • 2. Cách làm trà chanh giã tay • 3. Lưu ý khi làm trà chanh giã tay 1. Nguyên liệu làm trà chanh giã tay Chanh tươi Quảng Đông: Nửa quảNước cốt trà Lipton: 80ml Mật ong hoa nhãn: 15ml  2. Cách làm trà chanh giã tay Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Rửa sạch chanh với muối và nước. Tiếp đó, cắt chanh thành từng lát mỏng. Sau đó, cho các lát...

Quán Hà Nội tráng tay loại bánh phở đỏ ‘hiếm thấy’, khách đến ăn lo chủ quán lỗ

Anh Nguyễn Tuấn Anh (41 tuổi, Hà Nội) vốn là một người đam mê du lịch, ẩm thực. Anh từng có nhiều chuyến phượt xe máy khám phá vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc. Từ đây, anh vô tình được biết và thưởng thức món phở đỏ của bà con ở Xín Mần (Hà Giang). "Tôi vốn rất yêu thích những món ăn hay món đồ làm thủ công. Đó là lí do, ngay khi chứng kiến bà con...

Quán bánh tôm bà Ầm, ngày bán 1.000 chiếc ở ngõ chợ Đồng Xuân Hà Nội

Trong khu ngõ chợ Đồng Xuân, bánh tôm bà Ầm là địa chỉ hút khách bậc nhất. Quán ăn nhỏ chỉ rộng chừng 5-6m2 thường xuyên kín chỗ. Hàng chục khách khác đứng vây quanh, chờ mua về. Chỉ với hai chảo dầu, chiếc bàn inox và chục chiếc ghế nhựa, mỗi ngày, quán vẫn bán cả ngàn chiếc bánh tôm. "Hàng bánh tôm này nuôi mấy đời nhà tôi", bà Phạm Thị Ầm (SN 1965), chủ quán...

Cùng chuyên mục

Quán ăn ‘độc lạ’ ở Long An ngày giáp Tết, bà chủ ra đường mời khách ăn miễn phí

Chỉ trong 2 buổi tối, cả ngàn tô bánh canh đã được gia đình bà Lê Thị Ngọc Hoa và các nhân viên, bạn bè phục vụ miễn phí cho những người lao động, sinh viên trên đường từ TPHCM, Bình Dương về miền Tây đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tối 25/1 (tức ngày 26 Tết), trên hành trình lái xe máy từ TPHCM về quê nhà Vĩnh Long đón Tết, vợ chồng anh Nguyễn Lê Duy An...

‘Thánh ăn Hàn Quốc’ trở lại Việt Nam vì 1 món, ăn 4 bát hết gần nửa triệu

Trở lại TPHCM, “thánh ăn Hàn Quốc” thưởng thức ngay món yêu thích là phở thố đá. Cô ăn vèo hết 4 suất, thêm chén trứng chần và tô thịt thập cẩm riêng. Heebab (28 tuổi) là một trong những YouTuber làm clip mukbang (vừa ăn uống, vừa ghi hình) nổi tiếng tại Hàn Quốc với kênh cá nhân có hơn 1,67 triệu lượt theo dõi. Trong video gần đây được đăng tải, Heebab tiết lộ mới trở lại TPHCM sau...

12 món ăn ngày Tết quen thuộc trong mâm cỗ người Việt

Mỗi món ăn ngày Tết đều mang ý nghĩa độc đáo, riêng biệt. Tất cả tạo nên mâm cỗ đầm ấm, sum họp của các gia đình người Việt. Xem nhanh: 1. Bánh chưng 2. Bánh tét 3. Canh bóng 4. Xôi gấc 5. Thịt kho trứng 6. Gà luộc 7. Thịt đông 8. Hành muối (kiệu muối) 9. Nem rán 10. Giò lụa 11. Thịt lợn, bắp bò ngâm mắm  12. Canh khổ qua nhồi thịt 1. Bánh chưng Bánh chưng có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực...

Nức tiếng mì Quảng Phú Chiêm

Mì Phú Chiêm ra đời từ thuở người Việt mở cõi ở xứ Quảng, gắn với hoạt động của thương cảng Hội An ...

Cắt bánh chưng nên dùng lạt hay dao thì tốt hơn?

Cắt bánh chưng bằng lạt là phương pháp truyền thống được ông cha ta xem là chuẩn mực; liệu có nên tránh việc...

Mới nhất

Giảm ngay phiên đầu tuần

Giá vàng chiều nay 27/01/2025: Giá vàng thế giới giảm ngay khi mở cửa phiên đầu tuần, còn 2.766 USD/ounce, kém hơn 4 USD/ounce so với tuần trước. Giá vàng trong nước chiều nay Tại thời điểm khảo sát lúc 13h ngày 27/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết...

TPHCM tiếp tục thông xe 2 công trình trọng điểm dịp Tết

Cầu Bà Hom quận Bình Tân và dự án nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp được thông xe dịp Tết Ất Tỵ 2025 giúp khơi thông cửa ngõ, tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Ngày 27/1 (nhằm 28 Tết), ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công...

Đi thuê nhà, chàng trai 20 tuổi “cưa đổ” luôn bà chủ 40 tuổi

Câu chuyện tình yêu "đũa lệch" giữa chàng trai trẻ và nữ chủ nhà lớn hơn 20 tuổi đã thu hút sự chú ý lớn từ cư dân mạng. Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh mối quan hệ...

Người đồng hành tin cậy của các địa phương

Năm 2024, Bộ Ngoại giao và các địa phương đã đồng sức, đồng lòng đẩy mạnh triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế (NGKT), tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đạt những kết quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Từ 2025, ô tô dán decal có còn được đăng kiểm?

Dán decal cho xe ô tô, đặc biệt là dán decal nóc đen được rất nhiều chủ xe ưa chuộng để làm đẹp cho “xế cưng”. ...

Mới nhất

Đa số chọn Tiếng Anh