Trang chủChính trịQuân sựTạo cơ sở pháp lý bảo vệ vùng trời Tổ quốc

Tạo cơ sở pháp lý bảo vệ vùng trời Tổ quốc


Mục tiêu của việc xây dựng luật này nhằm tạo lập cơ sở pháp lý trong xây dựng thế trận PKND rộng khắp, toàn dân, toàn diện, nhiều tầng, nhiều hướng; phát huy sức mạnh của các cấp, các ngành và toàn dân trong bảo vệ vùng trời Tổ quốc.

Sự cần thiết phải xây dựng Luật Phòng không nhân dân

Dự thảo Luật PKND đã được Bộ Quốc phòng lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân; góp ý của các bộ, ngành, địa phương… Việc xây dựng luật nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của Hiến pháp về bảo vệ Tổ quốc và công tác quân sự, quốc phòng; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận PKND trên từng hướng, từng khu vực phòng thủ, nhằm phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh trên không; chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, không để bị bất ngờ trong mọi tình huống. Đồng thời, khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức, thực hiện nhiệm vụ PKND thời gian qua; giải quyết những vấn đề mới, yêu cầu thực tiễn đặt ra; bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp; hoàn thiện cơ sở pháp lý để hoạt động PKND thực hiện hiệu lực, hiệu quả.

Mặt khác, việc quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, công tác bảo đảm an toàn phòng không đối với các trận địa phòng không đang đặt ra yêu cầu phải có quy định của pháp luật để điều chỉnh, như: Quy định về quản lý điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục đầu tư; thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; khoảng cách, cự ly, độ cao các công trình liền kề, tiếp giáp trận địa phòng không… Việc quản lý các hoạt động nêu trên sẽ liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và liên quan trực tiếp tới quy định của pháp luật hiện hành.

Khi có tình huống chiến tranh xảy ra, việc bảo vệ, bảo đảm ổn định sản xuất, kinh doanh nhằm giữ vững và phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định việc tổ chức xây dựng lực lượng PKND trong các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, các công trình năng lượng lớn của quốc gia; chưa quy định nội dung huy động cơ quan, tổ chức và nhân dân tham gia công tác PKND. Trong khi đó, việc tổ chức hoạt động PKND liên quan đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhưng chưa được quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành hoặc mới chỉ quy định chung về nguyên tắc; do đó cần nghiên cứu, xây dựng luật chuyên ngành để tạo cơ sở pháp lý trong công tác PKND.

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, xuất hiện các loại vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại. Các loại tên lửa, bom, đạn thông minh, có điều khiển, các phương tiện bay không người lái (UAV) được sử dụng rộng rãi, hiệu quả cao trong những cuộc chiến tranh, xung đột của các nước trên thế giới những năm gần đây đã làm thay đổi quy mô, phạm vi, không gian, thời gian, lực lượng và thủ đoạn tác chiến để tiến hành chiến tranh, tác động đến khả năng phát hiện, quản lý vùng trời, nhất là ở độ cao dưới 5.000m của lực lượng PKND. Ở nước ta, thời gian qua, phương tiện bay siêu nhẹ phát triển khá nhanh, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… tiềm ẩn nguy cơ đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, cần phải có các giải pháp phù hợp trong quản lý, khai thác, sử dụng, quy định cụ thể trong luật.

Kiểm soát chặt chẽ các phương tiện bay

Dự thảo Luật PKND được xây dựng trên cơ sở 5 chính sách lớn, đó là: Xây dựng lực lượng PKND; huy động, hoạt động lực lượng PKND; quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ (flycam); quy định các biện pháp bảo đảm an toàn phòng không; nguồn lực, chính sách bảo đảm đối với công tác PKND.

Đặc biệt, quyền khai thác, sử dụng, quyền đầu tư kinh doanh đối với tàu bay không người lái, flycam đang được dư luận quan tâm. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, tàu bay không người lái và flycam phát triển nhanh chóng và đa dạng. Các phương tiện bay này được ứng dụng rộng rãi và mang lại lợi ích trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, những thiết bị bay này cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ việc ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn hàng không. Điều đáng nói, tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ dễ bị các lực lượng phản động, chống đối, thế lực thù địch sử dụng làm công cụ thực hiện các hành vi khủng bố, phá hoại, ghi hình, chụp ảnh, thả chất nổ, chất cháy, chất độc để chống phá Đảng, Nhà nước.

Năm 2019, 2020, trên các tuyến biên giới phía Tây Nam, Tây Bắc, lực lượng chức năng thường xuyên phát hiện các flycam vi phạm. Qua điều tra, xác minh đây là flycam do các đối tượng buôn lậu bay vào trinh sát lực lượng chống buôn lậu của ta để phục vụ cho việc vận chuyển hàng lậu qua các tuyến biên giới. Đặc biệt, trên các quận nội thành Hà Nội, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 900 lượt hoạt động flycam vi phạm bay không phép, trong đó, năm 2022 là 715 lượt; 4 tháng đầu năm 2023 có gần 200 lượt.

Cùng với đó, các quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm; các biện pháp quản lý và chế tài đối với hoạt động của tàu bay không người lái, flycam theo quy định hiện hành bộc lộ một số hạn chế. Công tác phối hợp của các cơ quan liên quan trong việc quản lý nhà nước, đăng ký các thiết bị bay không người lái và flycam chưa chặt chẽ…

Khắc phục những bất cập trên, dự án Luật PKND đưa ra 3 giải pháp, trong đó có giải pháp về quản lý tàu bay không người lái và flycam ở độ cao dưới 5.000m theo hướng quy định cụ thể về quản lý đối với hoạt động nghiên cứu, sản xuất, mua bán, sử dụng; phân định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành trong việc quản lý các phương tiện này. Những quy định trong dự thảo luật tạo cơ sở pháp lý cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nguồn nhập, nguồn xuất, buôn bán, khai thác, sử dụng tàu bay không người lái và flycam. Đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động của các phương tiện bay, bảo đảm an ninh, an toàn từ trên không.

Đại tá BÙI ĐỨC HIỀN, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân





Nguồn

Cùng chủ đề

Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không Nhân dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không nhân dân. Luật Phòng không Nhân dân số 49/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 ngày 27/11/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không Nhân dân (PKND) nhằm mục đích xác định cụ...

4 trường hợp chế áp, tạm giữ máy bay không người lái

Luật Phòng không nhân dân vừa được Quốc hội thông qua quy định rõ 4 trường hợp chế áp, tạm giữ máy bay không người lái, phương tiện bay khác. Sáng 27/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân với 449/449 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 93,74% tổng số đại biểu). Một trong những nội dung đáng chú ý được quy định trong luật là quản lý máy bay không người lái, phương tiện bay...

Chế áp, tạm giữ máy bay không người lái trong nhiều trường hợp

(Dân trí) - Máy bay không người lái bay khi chưa được cấp phép, bay vào khu vực cấm, xâm phạm cảng hàng không hoặc mang theo chất cấm… sẽ bị chế áp, tạm giữ, theo quy định của Luật Phòng không nhân dân. Sáng 27/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân với 449/449 đại biểu tán thành (chiếm 93,74% tổng số đại biểu Quốc hội). Luật gồm 7 chương, 47 điều và sẽ có...

Tàu bay không người lái phải đăng ký trước khi sử dụng

Luật Phòng không nhân dân đã quy định thẩm quyền cấp phép bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác và trường hợp được miễn cấp phép bay. ...

Cần quy định rõ về tàu bay không người lái để quản lý và khai thác hiệu quả phương tiện hiện đại

Bảo vệ thế trận phòng không hài hòa với phục vụ yêu cầu cuộc sống Chiều 19/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng không nhân dân. Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Phòng không nhân dân với những căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn đã được nêu trong Tờ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

SHB dành hơn 13 tỷ đồng quà tặng ưu đãi cho cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

Với mong muốn mang lại trải nghiệm tốt nhất khi mở tài khoản trực tuyến và thanh toán qua ứng dụng Ngân hàng số SHB Mobile/SHB SAHA, từ nay đến hết 31-12-2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng nghìn phần quà cho khách hàng mới, tổng giá trị lên tới 13 tỷ đồng. Đầu tiên, với chương trình “Mở tài khoản eKYC - Nhận quà như...

MB chung tay cùng Hải Bình tôn vinh các Anh hùng Liệt sĩ

Ngày 19/1, trong không khí cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930/3-2-2025) và hướng tới Đại hội Đảng bộ phường Hải Bình nhiệm kỳ 2025-2030, Lễ khánh thành Đài tưởng niệm Liệt sĩ phường Hải Bình đã long trọng diễn ra. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” và lòng tri ân sâu sắc của nhân dân...

Kỳ đài hơn 200 năm tuổi ở Thủ đô: Biểu tượng hùng thiêng của Hà Nội

Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ XIX thuộc Niên hiệu Vua Gia Long, trải qua hơn 200 năm, tới nay, Cột cờ Hà Nội (còn gọi là Kỳ đài) trên đường Điện Biên Phủ (Ba Đình, Hà Nội) là chứng tích ghi lại những dấu ấn oanh liệt của Thăng Long - Hà Nội, là biểu tượng thiêng liêng, biểu trưng cho ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam. Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm...

SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện

Ngân hàng không ngừng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quy trình, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện. Đồng hành cùng ngành y tế chuyển đổi số Khẳng định vị thế TOP 5 trong các ngân hàng tư nhân lớn nhất hệ thống, SHB là ngân hàng tiên phong cung cấp các các giải pháp tài chính toàn diện cho khối đơn vị hành chính...

Cát Bà- khu dự trữ sinh quyển thế giới

Huyện Cát Bà (Hải Phòng) là một quần đảo gồm có 366 đảo lớn, nhỏ. Đảo chính là Cát Bà với diện tích 200km2 . Cát Bà nằm về phía Tây Nam vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long (cách cảng Hải Phòng 60km)... Cát Bà có truyền thống chống ngoại xâm đáng tự hào. Năm 1873, thực dân Pháp đổ bộ xâm chiếm đảo, chúng đã bị ngư dân chống cự quyết liệt. Trong cuộc kháng chiến chống...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Giá ‘trên trời’ ở sân bay: Đắng lòng với ổ bánh mì 50.000 đồng, chai nước suối 40.000 đồng…

Hành khách đi máy bay hẳn đã không quá xa lạ với việc một tô phở lèo tèo vài lát thịt có giá trên dưới 100.000 đồng, một ổ bánh mì hơn 50.000 đồng, hay một chai nước suối có giá 35.000 - 40.000 đồng. Phải chăng...

Phối hợp chặt chẽ trong công tác bảo đảm an ninh, y tế

NDO - Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, ngành Y tế nói chung, Y tế Công an nhân dân nói riêng sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, cán bộ, chiến sĩ...

Hà Nội chốt thời gian thi vào lớp 10

TPO - UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026.  TPO - UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026.  Theo đó, thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt...

Giữ trọn lời thề y đức

(NLĐO) - Y đức chân chính không bao giờ mất đi, chỉ là nó cần được bồi dưỡng và giữ gìn nhiều hơn trong bối cảnh xã...

5 dấu hiệu cảnh báo a xít uric trong máu tăng cao ở tay và chân

Có một ít a xít uric trong máu là bình thường. Tuy nhiên, nếu nồng độ a xít uric trong máu tăng cao...

Mới nhất