Trang chủNewsThế giớiCựu binh Gurkha cụt 2 chân chinh phục thành công đỉnh Everest

Cựu binh Gurkha cụt 2 chân chinh phục thành công đỉnh Everest


Cụt 2 chân, cựu binh Gurkha chinh phục thành công đỉnh Everest - Ảnh 1.

Ông Magar (giữa) và nhóm leo núi trên đỉnh Everest

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN

Tờ The Guardian ngày 22.5 đưa tin một cựu binh Gurkha mất 2 chân tại Afghanistan vừa lập kỳ tích khi leo lên đến đỉnh núi Everest.

Ông Hari Budha Magar (44 tuổi) sống tại thành phố Canterbury ở Anh vừa chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới vào lúc 15 giờ ngày 19.5, sau khi bắt đầu leo từ ngày 17.4 – tròn 13 năm kể từ khi ông bị mất 2 chân trong một vụ nổ.

Trong khi chờ 18 ngày tại trại dưới chân núi để thời tiết thuận lợi, ông và cả đoàn đã chịu đựng điều kiện thời tiết băng giá và đã thấy thi thể 2 nạn nhân được kéo xuống.

“Tất cả áo khoác của tôi đã hoàn toàn đóng băng. Ngay cả nước ấm của chúng tôi trong bình giữ nhiệt cũng bị đóng băng và không thể uống được”, ông phát biểu với hãng tin PA tại trại.

Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết xấu nên sau đó ông chỉ có thể ở lại trên đỉnh núi cao 8.849 m trong vài phút. Trong suốt thử thách, ông được một đội leo núi Nepal hỗ trợ, được dẫn đầu bởi ông Krish Thapa, cũng là một cựu binh Gurkha.

Cụt 2 chân, cựu binh Gurkha chinh phục thành công đỉnh Everest - Ảnh 2.

Ông Magar tại Kathmandu hồi tháng 4

Ông Budha Magar trở thành người đầu tiên bị cụt cả 2 chân đến trên đầu gối từng chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới.

Ông từng cảm thấy cuộc đời mình “hoàn toàn xong”, khi mất 2 chân ở Afghanistan và rơi vào trầm cảm, nghiện rượu, nhưng vẫn nung nấu ý định chinh phục đỉnh núi Everest.

Những người bị cụt 2 chân và khiếm thị bị cấm leo núi để giảm tỷ lệ thiệt mạng. Ông đã vận động để dỡ bỏ lệnh cấm.

Sinh ra tại Nepal, ông đã rời quê hương để phục vụ trong lực lượng Gurkha của quân đội Anh, trước khi bị thương.

Sau khi xuống núi, ông mong trở về cùng gia đình và quay lại Afghanistan nơi ông bị mất chân để “cảm ơn”. “Không bị mất chân, tôi sẽ không leo lên đỉnh Everest được. Điều gì xảy ra đều là vì ý nghĩa tốt đẹp”, ông cho biết.

Câu chuyện những chiến binh Gurkha

Gurkha là các “siêu đặc nhiệm” thuộc bộ lạc Gurkha ở Nepal nổi tiếng thiện chiến hàng đầu trên thế giới. Bên cạnh việc tham gia trong quân đội Nepal, chiến binh Gurkha ngày nay được tuyển dụng bởi quân đội Anh, quân đội Ấn Độ, cảnh sát Singapore và lực lượng cận vệ Brunei, dù họ vẫn mang quốc tịch Nepal.

Họ thuộc nhóm dân Rajput Khasi ở miền bắc Ấn Độ, di cư sang Nepal từ thế kỷ 16. Theo truyền thuyết, tổ tiên của họ là Hoàng tử Bappa Rawal đã bảo vệ pháp sư Gorkhanath trong lúc ông đang tham thiền nhập định. Sau đó, Thần đã tặng hoàng tử danh hiệu Gurkha (nghĩa là đồ đệ của Gorkhanath) và tuyên bố Bappa Rawal và con cháu của ông sẽ vang danh thiên hạ về lòng dũng cảm.

Dù tham gia lực lượng nào, chiến binh Gurkha luôn nổi tiếng về khả năng chiến đấu. Năm 2016, một chiến binh Gurkha của Anh từng 1 mình chống 30 lính Taliban tại Afghanistan. Chỉ với 1 con dao khukri, người này đã tiêu diệt 3 tên và làm bị thương nhiều tên khác trước khi đồng đội đến giải cứu.

Nhận định về chiến binh Gurkha, một vị Tham mưu trưởng quân đội Ấn từng nói rằng: “Nếu một người đàn ông nói anh ta không sợ chết, hoặc là anh ta nói dối, hoặc anh ấy là lính đánh thuê Gurkha”. Câu nói nổi tiếng cũng là nguyên tắc hoạt động xuyên suốt trong quân ngũ của lính Gurkha đó là: “It is better to die than to be a coward” (Thà chết còn hơn làm thằng hèn).



Source link

Cùng chủ đề

Lý do đỉnh Everest vẫn đang cao lên mỗi năm

Trong khi Everest và phần còn lại của dãy Himalaya đang tiếp tục quá trình nâng cao không thể tránh khỏi có nguồn gốc từ khi chúng hình thành cách đây khoảng 50 triệu năm, khi tiểu lục địa Ấn Độ va chạm với lục địa Á-Âu, thì bản thân...

Chinh phục Everest hay ‘dạo chơi với tử thần’

Hành trình chinh phục đỉnh Everest, “nóc nhà” của thế giới, nguy hiểm nhưng hấp dẫn, thu hút hàng trăm người đăng ký mỗi năm...

Đỉnh Everest ngập rác và xác chết, phải mất nhiều năm để dọn dẹp

Một nhóm gồm quân đội và người Sherpa do chính phủ Nepal tài trợ đã dọn sạch 11 tấn rác, 4 thi thể và một bộ xương khỏi đỉnh Everest trong mùa leo núi năm nay. Ang Babu Sherpa, người dẫn đầu đoàn Sherpa, cho biết có thể vẫn còn tới 40...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành mạnh đã được khoa học chứng minh làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính, trong...

Bài đọc nhiều

Loài chuột ‘tăng dân số’ khi thời tiết ngày càng nóng

Các nhà khoa học mới đây cho biết nhiệt độ tăng khiến số lượng chuột xuất hiện tại các thành phố lớn ngày càng nhiều. ...

Tập trung thúc đẩy du lịch và giao lưu nhân dân

Nhân dịp năm mới 2025 và kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ đã trả lời phỏng vấn Chương trình đặc biệt “Ngoại giao nước lớn” với chủ đề “Đến Việt Nam, tại sao ngày càng giống đi thăm họ hàng và hàng xóm?”.

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Nhóm thượng nghị sĩ Mỹ quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở kênh đào Panama

Ngày 28.1, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với kênh đào Panama, trong lúc Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận một phần mục đích chuyến công du Trung Mỹ của Ngoại trưởng...

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump bình luận thảm họa hàng...

Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump phát biểu về tai nạn máy bay kinh hoàng ở Mỹ, đường hầm thời Thế chiến II thành địa danh du lịch, Tết Nguyên đán tại các nước châu Á… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cùng chuyên mục

Canada trả đũa, cấm sản phẩm nước cam từ quê nhà ông Trump

Canada áp thuế suất lên hàng loạt sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ giữa làn sóng tẩy chay sản phẩm từ quốc gia láng giềng, sau khi ông Trump thông báo áp thuế lên nhiều sản phẩm nhập từ Canada. ...

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Nổ lớn tại chung cư cao cấp Moscow, nghi án ám sát nhân vật cấp cao

Một vụ nổ lớn tại chung cư cao cấp ở thủ đô Moscow của Nga ngày 3.2 đã làm 1 người thiệt mạng và 4 người bị thương. ...

Mới nhất

Bí thư Thành ủy Cần Thơ thăm doanh nghiệp nhân dịp đầu năm mới

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (nhằm mùng 6 Tết Ất Tỵ), nhân dịp đầu năm mới, ông Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ cùng đoàn công tác đã đến thăm và chúc Tết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Đoàn của Bí thư Thành ủy Cần Thơ đã đến...

Hòa Bình đón trên 250.000 lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Kinhtedothi - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã có trên 250.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú tại các khu, điểm du lịch của tỉnh. Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, trong 9 ngày nghỉ...

Khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”

Kinhtedothi-Ngày 3/2, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định; Huyện ủy - HĐND -UBND huyện Xuân Trường (quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh) tổ chức khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”(1.org.vn/nhaluuniemtbttruongchinh). Thông qua ứng dụng công nghệ số, "Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư...

Công bố sao kê 160 triệu đồng ‘lì xì’ người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương

Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng. ...

Dân nuôi tôm trên ruộng lúa Kiên Giang làm nhiều cách để phòng tránh xâm nhập mặn

Dân nuôi tôm, cua ở huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) hiện chủ động phòng tránh xâm nhập mặn bằng việc gia cố bờ bao và đo độ mặn trên kênh, sông nội đồng thường xuyên trước khi bơm nước vào ruộng. ...

Mới nhất