Trang chủNewsThời sựChuyến công tác của Thủ tướng thành công tốt đẹp cả trên...

Chuyến công tác của Thủ tướng thành công tốt đẹp cả trên phương diện đa phương và song phương

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản đã thành công tốt đẹp cả trên phương diện đa phương và song phương.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Chuyến công tác của Thủ tướng thành công tốt đẹp cả trên phương diện đa phương và song phương
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các trưởng đoàn chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: TTXVN)

Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả nổi bật của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay?

Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) G7 mở rộng diễn ra tại Hiroshima từ ngày 20-21/5/2023 dưới sự chủ trì của Nhật Bản đã thành công tốt đẹp. Với ba phiên họp“Cùng hợp tác xử lý đa khủng hoảng”, “Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững”“Hướng đến một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng”, các nhà Lãnh đạo đã trao đổi, đánh giá và đưa ra những giải pháp giải quyết các thách thức toàn cầu, nhất là phục hồi kinh tế, an ninh lương thực, an ninh y tế, bình đẳng giới, ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.

Thứ nhất, HNTĐ G7 mở rộng đã thông qua Tuyên bố hành động Hiroshima về an ninh lương thực tự cường toàn cầu, đề ra các nhóm giải pháp ứng phó với khủng hoảng lương thực trước mắt, nâng cao tính tự cường nhằm ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai và bảo đảm dinh dưỡng cho mọi người dân. Đây là kết quả đáng chú ý, thể hiện nỗ lực dẫn dắt của Nhật Bản cũng như quyết tâm của các nước G7 và khách mời trong việc giải quyết vấn đề cấp bách, cơ bản tác động nhiều mặt đến cuộc sống của người dân.

Thứ hai, các nhà Lãnh đạo nhất trí cần tạo các động lực mới nhằm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc. Hội nghị hoan nghênh sáng kiến Đối tác cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu của G7 (PGII) và Sáng kiến Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC) của Nhật Bản; nhất trí đẩy mạnh các sáng kiến huy động nguồn tài chính cho phát triển, thúc đẩy hợp tác công – tư trong phát triển cơ sở hạ tầng.

Thứ ba, về các vấn đề hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới, các nhà Lãnh đạo nhất trí, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, cần đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế, giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân. Các nước nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và tiến tới đạt Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

Xin Bộ trưởng cho biết kết quả tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng lần này của đoàn Việt Nam?

Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự HNTĐ G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản đã thành công tốt đẹp cả trên phương diện đa phương và song phương.

Trong chưa đầy ba ngày, Thủ tướng đã chủ trì, tham dự khoảng 40 hoạt động, gồm các phiên họp của hội nghị, các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Nhật Bản, các giới, doanh nghiệp, bạn bè Nhật Bản và các cuộc trao đổi, gặp gỡ với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế.

Thứ nhất, về đa phương, chúng ta đã đóng góp những cách tiếp cận và giải pháp quan trọng từ góc độ một nước đang phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện. Tại các phiên họp, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn manh nhiều thông điệp quan trọng: (i) Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu thực chất, hiệu quả hơn, đề cao đoàn kết quốc tế, kiên trì hợp tác đa phương là chìa khóa để giải quyết các thách thức chưa có tiền lệ như hiện nay; (ii) Phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và chuyển đổi năng lượng chỉ có thể thành công thông qua cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, bảo đảm cân bằng, hợp lý theo điều kiện, trình độ khác biệt giữa các nước; (iii) Tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình cần được đề cao và thực hiện bằng cam kết cụ thể. Thủ tướng cũng đưa ra nhiều đề xuất thiết thực, phù hợp nhằm thúc đẩy hợp tác trong giải quyết các vấn đề chung của quốc tế và khu vực.

Những ý tưởng và đề xuất của Thủ tướng Chính phủ được các nhà Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế đánh giá cao, góp phần xây dựng cách tiếp cận cân bằng, tổng thể nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu. Sự tham gia thực chất, trách nhiệm của Việt Nam cũng đã đóng góp quan trọng vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với quan tâm, lợi ích của các nước đang phát triển.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Chuyến công tác của Thủ tướng thành công tốt đẹp cả trên phương diện đa phương và song phương
Trong chưa đầy ba ngày tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng đã chủ trì, tham dự khoảng 40 hoạt động. (Nguồn: Cổng Thông tin Chính phủ)

Thứ hai, về song phương, chuyến công tác với nhiều hoạt động phong phú, hiệu quả, thực chất với Lãnh đạo và các giới của Nhật Bản và Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế đã góp phần tiếp tục làm sâu sắc quan hệ với các đối tác.

Với Nhật Bản, các cuộc hội đàm, trao đổi của Thủ tướng với Thủ tướng Nhật Ban, lãnh đạo Tỉnh Hiroshima và đông đảo các giới của Nhật Bản đã góp phần nâng cao hơn nữa tin cậy chính trị, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản. Kết quả này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã có các hàng chục cuộc tiếp xúc song phương trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, chân thành với tất cả các nhà lãnh đạo G7, các nước khách mời, các tổ chức quốc tế để trao đổi các biện pháp cụ thể, thực chất thúc đẩy quan hệ song phương và tăng cường phối hợp trong các vấn đề cùng quan tâm.

Trong trao đổi, các đối tác đều đề cao vai trò, vị thế của Việt Nam và bày tỏ sẵn sàng tăng cường hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trọng tâm là hợp tác kinh tế-thương mại, giải quyết các vấn đề đang nổi lên như an ninh lương thực, an ninh năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo.

Tại Hội nghị và các cuộc tiếp xúc song phương, Lãnh đạo các nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982; thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất.

Tựu chung lại, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Ban đã thành công tốt đẹp, qua đó, tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, để lại dấu ấn sâu đậm về vai trò, đóng góp và uy tín quốc tế của Việt Nam, khẳng định một hình ảnh Việt Nam có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề toàn cầu.

Xin Bộ trưởng chia sẻ về những kết quả cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản?

Thủ tướng Chính phủ đã có 13 cuộc làm việc, bao gồm Hội đàm với Thủ tướng Kishida Fumio, tiếp Thống đốc, Chủ tịch Hội đồng tỉnh Hiroshima, các nghị sỹ Quốc hội có khu vực bầu cử tại Hiroshima, các Hội hữu nghị với Việt Nam, lãnh đạo các hiệp hội, tập đoàn lớn của Nhật Bản, dự và phát biểu tại Tọa đàm kinh doanh Việt – Nhật; gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản. Trong không khí trao đổi chân thành, thân tình và tin cậy, các cuộc gặp đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Một là, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nỗ lực đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á lên tầm cao mới, đặc biệt trong năm 2023 – dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.

Hai là, hai bên đạt một số kết quả thực chất trong lĩnh vực hợp tác ODA và đầu tư với việc ký kết 03 văn kiện hợp tác ODA trị giá 61 tỷ Yên (khoảng 500 triệu USD) cho các dự án Chương trình ODA thế hệ mới cho phục hồi và phát triển kin – xã hội hậu Covid-19, dự án cải thiện hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương, dự án cải thiện hạ tầng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: Tuấn Anh)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: Tuấn Anh)

Lãnh đạo hai nước cũng nhất trí thúc đẩy khả năng Nhật Bản cung cấp ODA thế hệ mới với tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt cho các dự án phát triển hạ tầng chiến lược quy mô lớn của Việt Nam. Về hợp tác đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản thể hiện mong muốn tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong các trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp, xử lý nước thải…

Có thể nói, hợp tác ODA thế hệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng chiến lược và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại sẽ là những định hướng trọng tâm của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trong giai đoạn mới.

Ba là, hai nhà lãnh đạo đã đạt nhận thức chung về việc thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực mới nhiều tiềm năng như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng,….

Bốn là, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc hơn giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương, giáo dục-đào tạo, du lịch với hình thức phong phú, chất lượng, hiệu quả cao. Hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho cộng đồng gần 500.000 người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc thuận lợi tại Nhật Bản, tiếp tục là cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.

Năm là, nhất trí tăng cường phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm và tại các diễn đàn như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, Mekong… và vấn đề Biển Đông.

Có thể nói, kết quả làm việc tại Nhật Bản đã tiếp tục góp phần phát triển bền vững với quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trên nền tảng tin cậy cao về chính trị, thực chất về kinh tế và phong phú về giao lưu văn hóa nhân dân và xã hội, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Nguồn

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh hợp tác phát triển văn hóa, du lịch giữa Bộ VHTTDL và thành phố Fukushima

(Tổ Quốc) - Sáng ngày 14.2 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã tiếp Thị trưởng thành phố Fukushima (Nhật Bản) Kohata Hiroshi nhân dịp đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam. ...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Ngày 10/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với ông Ito Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc, về phía Việt Nam, có đại diện lãnh đạo các Đơn vị: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Văn phòng Bộ. Thành phần tham dự phía Nhật Bản...

Lan tỏa việc dạy và học tiếng Việt

Kỳ thi năng lực tiếng Việt được coi là cầu nối ngôn ngữ giữa hai nước trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. ...

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại...

Liên quan đến việc 2 thực tập sinh Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ các vấn đề liên quan.

Thủ tướng tiếp Thống đốc và Đoàn đại biểu, doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi của Nhật

Thủ tướng cho rằng hai bên cần mở rộng xuất khẩu những sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam sang tỉnh Yamaguchi và ngược lại, thúc đẩy xuất khẩu một số đặc sản của Yamaguchi vào thị trường Việt Nam. Thời gian tới, để góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, toàn diện, Thủ tướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tái hiện cuộc đời Bí thư Thành ủy đầu tiên của Hà Nội trên sân khấu nhạc kịch

Hướng tới lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), Nhà hát Tuổi trẻ cho ra mắt vở nhạc kịch Lửa từ Đất tái hiện câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội.

Lần đầu tiên sau 3 năm xung đột Ukraine, Mỹ có hành động cứng rắn tỏ rõ quan điểm, Kiev không còn hy vọng...

Ngày 20/2, các nguồn tin ngoại giao cho biết, Mỹ từ chối đồng bảo trợ cho dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) trong đó ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Kiev và yêu cầu Nga rút quân.

Chỉ trích BRICS phá hủy đồng USD, ông Trump dọa áp thuế 150%, nhắc đến nguy cơ với Nhân dân tệ

Ngày 20/2, trong bài phát biểu tại Hiệp hội Thống đốc Đảng Cộng hòa ở Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo mạnh mẽ việc áp dụng mức thuế 150% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Tổng thống Nam Phi nhắc nhở về “chất keo gắn kết” thế giới, trấn an việc thiếu vắng Ngoại trưởng Mỹ

Ngày 20/2, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).

Bỉ nói đã đến lúc hành động, đề xuất táo bạo, Đức, Hungary dè dặt

Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đến nay, Liên minh châu Âu (EU) đã đóng băng 210 tỷ EUR tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga. Gần đây, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk kêu gọi khối 27 thành viên tịch thu tài sản này để tài trợ cho hoạt động hỗ trợ tài chính trong tương lai cho Ukraine.

Bài đọc nhiều

Khắc phục ngay sự cố hư hỏng nặng trên tuyến đường Mỹ Xuân

Do xe lớn ra vào công trình nhiều khiến một đoạn trên tuyến đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao hư hỏng nặng gây mất ATGT. ...

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

Trải nghiệm Internet của Starlink tại Việt Nam

Internet vệ tinh Starlink của SpaceX, công ty do Elon Musk sáng lập, cho tốc độ tải về 200 Mbps, nhưng chưa thể sử dụng chính thức tại Việt Nam. Hồi tháng 9, trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại diện SpaceX cho biết muốn mở rộng đầu tư và cung cấp dịch vụ Starlink tại Việt Nam, giúp triển khai dịch vụ Internet băng thông rộng tại những "vùng lõm" về sóng trong nước. Một số bộ thiết bị cũng...

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam sau 40 năm đổi mới

Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.   Ảnh minh họa: Cảng Tân Thuận, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Những kết quả đạt được...

Năm 2025 rất quan trọng, TP HCM phải đột phá

(NLĐO)- Thời điểm hiện nay có ý nghĩa đặc biệt, hết sức quan trọng, kinh tế - xã hội TP HCM phải tăng tốc, bứt phá về đích vì đây là năm cuối của nhiệm kỳ ...

Cùng chuyên mục

nhiều lãnh đạo do BTV Tỉnh ủy quản lý xin nghỉ hưu trước tuổi

Kinhtedothi - Đến ngày 20/2, tỉnh Ninh Bình có 8 người là lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy quản lý có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi. Đến thời điểm ngày 20/2, tỉnh Ninh Bình có 8 người là lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi; có 14 cán bộ, chuyên viên thuộc khối Đảng, đoàn thể có nguyện vọng xin nghỉ hưu...

“Suối” bùn đất vẫn phun trào giữa khu dân cư nội đô Hà Nội, chủ đầu tư xin lỗi

(NLĐO)- Bùn đất vẫn tiếp tục đùn và phun lên theo một số lỗ nhỏ và cống thoát nước trong ngõ 7 phố Giang Văn Minh gây ảnh hưởng đến nhiều hộ dân ...

Châu Âu “tẩy xanh” bằng năng lượng tái tạo từ Bắc Phi

Châu Âu khai thác năng lượng tái tạo để "tẩy xanh" nền kinh tế, trong khi người dân Bắc Phi phải phụ thuộc vào nhiên liệu bẩn nhập khẩu và chi phí môi trường. Các dự án năng lượng châu Âu cản trở nỗ lực giảm phát thải carbon Tổ chức môi trường Greenpeace cho rằng, các dự án được các quốc gia châu Âu hỗ trợ đang làm cản trở khả...

Bùn hầm ngầm metro Nhổn – ga Hà Nội trào lên khắp ngõ, giảm tốc độ máy đào

Gần 1 ngày sau sự cố, đến nay phụ gia hầm ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội vẫn tiếp tục trào lên ngõ 7 phố Giang Văn Minh (quận Ba Đình). Sáng nay (21/2), hàng chục công nhân và các xe hút bùn tiếp tục được huy động đến ngõ 7 phố Giang Văn Minh để khắc phục sự cố trào phụ gia hầm ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội. Trao đổi với PV VietNamNet, đại diện Ban Quản...

Quảng Bình: Quyết định thành lập và bổ nhiệm Giám đốc sở Dân tộc và Tôn giáo

UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định thành lập sở Dân tộc và Tôn giáo, đồng thời bổ nhiệm ông Võ Ngọc Thanh - Trưởng Ban Dân tộc, làm Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo.Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS đã triển khai các giải pháp để ngăn chặn tình trạng học sinh nghỉ học và bị lôi kéo học sinh bỏ học để đi...

Mới nhất

nhiều lãnh đạo do BTV Tỉnh ủy quản lý xin nghỉ hưu trước tuổi

Kinhtedothi - Đến ngày 20/2, tỉnh Ninh Bình có 8 người là lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy quản lý có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi. Đến thời điểm ngày 20/2, tỉnh Ninh Bình có 8 người là lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý có nguyện vọng xin nghỉ...

Thầy giáo ở An Giang bị ‘tố’ có hành vi dâm ô học sinh lớp 5 ngay tại sân trường

Một giáo viên dạy âm nhạc ở An Giang bị "tố" có hành vi dâm ô, sờ bóp các vùng nhạy cảm của học sinh lớp 5 tại sân trường. Sự việc được camera của nhà trường ghi lại. Hôm nay (21/2), theo nguồn tin của PV VietNamNet, Phòng GD-ĐT huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) vừa có văn bản...

Trở về nhà sau đám cháy rừng, người đàn ông tá hỏa phát hiện thứ không ngờ bên dưới tầng hầm

Sau đám cháy rừng quét qua khu vực sinh sống, người đàn ông đã sững sờ khi thấy một "vị khách" đặc biệt đang ẩn nấp bên dưới ngôi nhà của mình. ...

Giá cao, người có nhu cầu mua nhà ở rất khó khăn

Các chuyên gia nhận xét, tại thị trường Hà Nội, phân khúc căn hộ để bán đã ghi nhận được nhiều tín hiệu phục hồi tích cực trong thời gian qua. ...

“Suối” bùn đất vẫn phun trào giữa khu dân cư nội đô Hà Nội, chủ đầu tư xin lỗi

(NLĐO)- Bùn đất vẫn tiếp tục đùn và phun lên theo một số lỗ nhỏ và cống thoát nước trong ngõ 7 phố Giang Văn Minh gây...

Mới nhất