Trang chủNewsThời sựKhát vọng vượt sóng cả và dấu ấn Việt Nam

Khát vọng vượt sóng cả và dấu ấn Việt Nam


Nếu biết tận dụng dòng chảy, hướng gió, “con thuyền ASEAN” sẽ vững vàng lướt sóng, vươn ra đại dương…

Hội nghị cấp cao ASEAN 42: Khát vọng vượt sóng cả và dấu ấn Việt Nam
Các nhà lãnh đạo ASEAN ngắm hoàng hôn ở Labuan Bajo trên con tàu du lịch AYANA Lako Di’a. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Indonesia)

“Con thuyền ASEAN” trước đại dương

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 diễn ra tại Indonesia từ ngày 9-11/5, trong bối cảnh thế giới, khu vực có những diễn biến đan xen phức tạp. Khủng hoảng Ukraine, cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn; nguy cơ xung đột, chiến tranh; thách thức an ninh toàn cầu về biến đổi khí hậu, dịch bệnh, suy thoái kinh tế, an ninh năng lượng, lương thực, an ninh không gian mạng… Sự cọ xát giữa trật tự thế giới đơn cực và xu thế đa cực ngày càng rõ.

Bên cạnh đó, bức tranh thế giới cũng có phần tươi mới nhờ các gam màu sáng. Đó là việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của các khu vực, trong đó có ASEAN. Iran và Saudi Arabia thỏa thuận bình thường hóa quan hệ song phương sau gần 7 năm thù địch; Syria xác nhận khôi phục quan hệ ngoại giao với Saudi Arabia và tiếp theo là với Thổ Nhĩ Kỳ. Liên đoàn Arab quyết định kết nạp lại Syria sau hơn một thập kỷ bị đình chỉ tư cách thành viên. Những động thái trên ở khu vực Arab, Trung Đông cho thấy xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác ngày càng rõ hơn.

Châu Âu sa vào vòng xoáy đối đầu giữa phương Tây và Nga càng làm tăng vị trí địa chiến lược của châu Á-Thái Bình Dương. Tiến trình xây dựng Cộng đồng đạt được những kết quả quan trọng, ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới; tiếp tục là tâm điểm của hàng loạt sáng kiến liên kết, kết nối khu vực, có vị trí ngày càng quan trọng trong chiến lược của các nước lớn. Đồng thời, khu vực này cũng là nơi cạnh tranh chiến lược quyết liệt giữa Mỹ, Trung Quốc, Nga và các nước lớn khác.

Bối cảnh đó, như chia sẻ của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực: ASEAN đang có vị thế tốt, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Nói một cách hình ảnh, nếu biết tận dụng dòng chảy, hướng gió, “con thuyền ASEAN” sẽ vững vàng lướt sóng, vươn ra đại dương. Ngược lại, có thể mắc phải “sóng ngầm”, “vòng xoáy” của những dòng chảy đan xen, ngược chiều.

Định vị, định hướng Tầm nhìn đến năm 2045

Chủ đề của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng” thể hiện mục tiêu, tham vọng của Cộng đồng trong giai đoạn mới. Nhằm thực hiện quyết tâm đó, Hội nghị đã tiến hành 8 phiên họp thượng đỉnh, nhiều cuộc gặp song phương giữa các quốc gia thành viên; thảo luận và thông qua 10 văn kiện quan trọng, định hướng cho xây dựng Cộng đồng, hợp tác nội khối và với các đối tác đến năm 2025, Tầm nhìn đến năm 2045.

Tuyên bố chung về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 hướng tới tương lai, giải quyết các thách thức, xu hướng trong và ngoài khu vực trong 20 năm tới. Tuyên bố chung về tăng cường năng lực, hiệu quả thể chế ASEAN, tiếp tục khẳng định cam kết thực hiện nỗ lực duy trì vai trò trung tâm, sự thống nhất và phù hợp của ASEAN giữa những thách thức của thế giới, khu vực.

Hội nghị khẳng định cam kết hợp tác mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, các vấn đề ưu tiên như: thúc đẩy tăng trưởng và hồi phục; thúc đẩy kết nối thanh toán khu vực, tăng cường giao dịch bằng đồng bản tệ; ổn định tài chính; ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng…

Trên cơ sở đánh giá khách quan bối cảnh, tình hình thế giới, khu vực và kết quả đạt được những năm qua, Hội nghị cấp cao lần này đã lựa chọn trọng tâm, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản, giải pháp chủ yếu cho giai đoạn mới. Như vậy, ASEAN định vị đúng vị trí của mình và định hướng rõ con đường, tương lai phát triển. Tuy còn những khó khăn, thách thức, cả bên trong và bên ngoài, nhưng có cơ sở để tin ASEAN sẽ thực hiện được mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới.

Kết quả đạt được của Hội nghị là nhờ tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và sự đồng thuận của lãnh đạo các quốc gia thành viên. Trong đó, Việt Nam có những đóng góp quan trọng.

Thông điệp và đóng góp của Việt Nam

Việt Nam luôn khẳng định đường lối nhất quán coi ASEAN là bộ phận quan trọng, không tách rời trong chính sách đối ngoại. Trên tinh thần đó, trong Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn Việt Nam đưa ra nhiều thông điệp quan trọng, đóng góp, đề xuất chủ trương, biện pháp thực chất và hiệu quả cho xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh ba vấn đề cốt lõi quyết định bản sắc, giá trị, sức sống và uy tín, vị thế của ASEAN, tạo nền tảng để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Đó là: giữ vững độc lập, tự chủ chiến lược, vươn mình bứt phá thành tâm điểm của tăng trưởng và thích ứng ngày càng tốt hơn trước những biến động bên ngoài. Tập trung thực hiện các nội dung đột phá: khởi tạo ý tưởng, khơi dậy tự cường và khơi thông nguồn lực. Việt Nam cũng đóng góp nhiều đề xuất về nhiệm vụ cơ bản, giải pháp chủ yếu.

Thứ nhất củng cố đoàn kết, thống nhất, giữ vững độc lập, tự lực, tự cường, là nền tảng để phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm của ASEAN. Củng cố đoàn kết và thống nhất là nhiệm vụ căn cốt cho một ASEAN độc lập và tự cường. Chỉ có đoàn kết, thống nhất trong ý chí và hành động, ASEAN mới có thể tiến xa. ASEAN cần giữ vững cân bằng chiến lược trong quan hệ với các đối tác, nhất là các nước lớn; tạo dựng và thúc đẩy văn hóa đối thoại, hợp tác tham vấn, xây dựng lòng tin chiến lược; phối hợp ứng phó với các thách thức chung.

Thứ hai là thúc đẩy kết nối khu vực cả về thể chế, hạ tầng và con người để tháo gỡ các điểm nghẽn, khai thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng phát triển. Để thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững, cần ưu tiên mở rộng thị trường nội khối, nỗ lực đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, triển khai đồng bộ, quyết liệt các dự án kết nối khu vực, tạo chuyển biến mạnh mẽ cho môi trường đầu tư, kinh doanh và du lịch. Quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế số, chính phủ số, kinh tế tuần hoàn, kết nối mạng lưới điện; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…

Thứ ba là, lấy người dân làm trung tâm, mục tiêu và động lực xây dựng Cộng đồng ASEAN. Đây là quan điểm cơ bản của Việt Nam và cũng là tinh thần cốt lõi của ASEAN. Muốn vậy, cần quan tâm, nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, tiểu vùng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Hợp tác tiểu vùng phải gắn kết với các chương trình hợp tác chung của Cộng đồng ASEAN trên các lĩnh vực, mở rộng không gian phát triển, bảo đảm cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả người dân.

Để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, ASEAN cần phát huy tinh thần trách nhiệm, vì mục tiêu chung, hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích Cộng đồng.

Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quan điểm của Việt Nam, tiếp tục khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về các vấn đề cùng quan tâm. Thủ tướng đề nghị ASEAN kiên định mục tiêu hỗ trợ Myanmar thực hiện đầy đủ “Đồng thuận 5 điểm”, vì người dân Myanmar, vì sự đoàn kết, uy tín và hình ảnh của ASEAN, vì sự kỳ vọng của cộng đồng quốc tế; ủng hộ Chủ tịch Indonesia và Đặc phái viên phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt ASEAN thực hiện mục tiêu đề ra.

Đối với vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn tự do hàng hải và hàng không vừa là lợi ích, vừa là trách nhiệm của tất cả các nước. Đề nghị thúc đẩy thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); phấn đấu xây dựng Bộ quy tắc ứng Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982).

Liên quan đến xung đột Nga-Ukraine, Việt Nam cho rằng cần duy trì cách tiếp cận khách quan, cân bằng, có trách nhiệm, phối hợp với các đối tác, để giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng với khu vực, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của thế giới.

Trong hai ngày tham dự hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn Việt Nam có gần 20 hoạt động đa phương và song phương; luôn bám sát chủ đề, mục tiêu, các trọng tâm, ưu tiên và nhiệm vụ cơ bản, giải pháp chủ yếu, thể hiện quyết tâm đóng góp thực chất và hiệu quả cho xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Ý kiến, quan điểm của Việt Nam nhận được sự đồng thuận của lãnh đạo các quốc gia thành viên, dư luận quốc tế, được ghi nhận, đưa vào các văn kiện, góp phần cho thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42. Điều đó khẳng định Việt Nam luôn thống nhất cao giữa tuyên bố và hành động, là một thành viên tích cực, chủ động, có trách nhiệm của Cộng đồng ASEAN và cộng đồng quốc tế.

Như đánh giá của Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn, Việt Nam luôn có những đóng góp quan trọng, chủ động và tích cực cho Cộng đồng ASEAN. Sự chuyển mình nhanh chóng và nhiều thành tựu phát triển vượt bậc trong những năm qua không chỉ có giá trị với Việt Nam mà còn đóng góp cho khu vực trên các trụ cột: chính trị – an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội.

ASEAN 42: Quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN tầm vóc, bền vững, bao trùm, hết mình vì lợi ích người dân ASEAN 42: Quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN tầm vóc, bền vững, bao trùm, hết mình vì lợi ích người dân

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh như vậy khi trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác tham dự Hội …





Nguồn

Cùng chủ đề

Cam kết về bao trùm và bền vững

Malaysia chọn chủ đề “Bao trùm và bền vững” cho năm Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2025, một năm đặc biệt khi Khối kỷ niệm 10 năm Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột.

Sắc màu Việt Nam tại ASEAN Family Day 2024

Ngày 13/12, Ủy ban ASEAN tại Islamabad (ACI) đã tổ chức Ngày Gia đình ASEAN (Asean Family Day 2024) với sự tham dự đông đảo của các cán bộ, nhân viên và gia đình Đại sứ quán các nước ASEAN tại Pakistan.

Trao giải thưởng Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

(Tổ Quốc) - Tối ngày 6/12, tại Hải Phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng và các đơn vị có liên quan tổ chức Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - Việt Nam...

Hướng tới một cộng đồng ASEAN thịnh vượng, đoàn kết và phát triển

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chương trình thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Trường Đại học Quốc gia Malaya. ...

Kỳ vọng Cộng đồng ASEAN vươn lên hơn nữa trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ, Việt Nam kỳ vọng về sự vươn lên hơn nữa của Cộng đồng ASEAN cũng như mỗi nước thành viên trong kỷ nguyên mới, vì sự phát triển của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.   Lãnh đạo Đại học Quốc gia Malaya đón Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: TTXVN Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22.11, Tổng Bí thư...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Panama chính thức rút khỏi sáng kiến Vành đai và Con đường, khẳng định không cắt đứt quan hệ với Trung Quốc

Ngày 6/2, Tổng thống Panama Jose Raul Mulino đã ra thông báo về việc nước này chính thức rút khỏi sáng kiến về cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Mỹ cần đất hiếm của Ukraine để rời xa Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn tiếp cận các mỏ khoáng sản của Ukraine để đổi lấy viện trợ quân sự trong tương lai. Với giới phân tích, điều đó không hoàn toàn bất ngờ. Từ lâu, nền kinh tế lớn nhất thế giới và các nước phương Tây khác đã "để mắt" đến nguồn khoáng sản phong phú của Kiev.

Thời gian công bố môn thứ ba thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Ngày 6/2, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, vào cuối tháng 3/2025 sẽ công bố môn thi thứ ba vào lớp 10.

Thị trường trong nước tăng mạnh, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang nền kinh tế số 1 châu Âu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/2/2025 tại thị trường trong nước tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 150.500 – 153.000 đồng/kg.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh trừng phạt một tổ chức quốc tế

Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp áp đặt trừng phạt đối với Tòa án Hình sự quốc tế (ICC).

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Nhiệt độ hạ thấp, miền Bắc rét đậm, trời nồm ầm

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại diện rộng. Nhiệt độ vùng núi có nơi xuống dưới 3 độ C, vùng núi cao có khả năng xuất hiện mưa tuyết và băng giá. Một đợt không khí lạnh mạnh đang tiến về phía Nam và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày tới. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc...

Cùng chuyên mục

Lãnh đạo Thành ủy dự phát động Tết trồng cây tại Quận Hai Bà Trưng

Kinhtedothi-Sáng nay, 7/2, tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, UBND Quận Hai Bà Trưng tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025. Dự chương trình có: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong. Cùng dự có: Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung; lãnh đạo quận...

Ôtô nổ 2 lốp sau khi đi qua khe co giãn bị bung trên cao tốc

(NLĐO)- Nhiều ôtô khi lưu thông trên tuyến cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn qua Thanh Hóa đã bị nổ lốp khi đi qua khe co giãn bị bung bật ...

Cơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá

Góp mặt trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nên việc sửa đổi Luật Hoá chất được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội bứt phá cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hoá chất - ngành công nghiệp quan trọng Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), hóa chất có mặt trong đa số các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngành công nghiệp hóa chất đã...

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý dạy thêm, học thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. Công điện yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trong tháng 2/2025. ...

Bỏ quy định tăng 1 bậc lương khởi điểm đối với nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo được chỉnh lý theo hướng bỏ quy định lương khởi điểm của giáo viên tăng 1 bậc trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước 5 năm. Sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo; trong đó có nhiều quy định liên quan đến...

Mới nhất

Bệnh cúm cần nhập viện khi có các triệu chứng nghiêm trọng

Cúm mùa là bệnh lý truyền nhiễm do virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, bao gồm ba nhóm chính: A, B, và C. Bệnh cúm cần nhập viện khi có triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao kéo dài trên 3 ngày, khó thở, đau ngực, môi tím tái. Tin mới y tế ngày 7/2: Bệnh cúm cần nhập...

Nghị quyết 57-NQ/TW: Kiến tạo hệ sinh thái đưa khoa học bứt phá

Nhiều điểm đột pháTrong giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn năm 2045, Đảng và Nhà nước ta đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm trường hợp vi phạm dạy thêm, học thêm

Thủ tướng yêu cầu các địa phương chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh THCS, THPT trong tháng 2/2025 Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện về tăng...

Bố mẹ tuổi gì thì sẽ hợp sinh con vào năm Ất Tỵ 2025

GĐXH - Năm 2025 là năm Ất Tỵ, thuộc mệnh Hỏa, cụ thể hơn là Phú Đăng Hỏa (lửa đèn to). Người sinh năm Ất Tỵ 2025 mang những đặc điểm của tuổi Tỵ và mệnh Phú Đăng Hỏa. ...

Ôtô nổ 2 lốp sau khi đi qua khe co giãn bị bung trên cao tốc

(NLĐO)- Nhiều ôtô khi lưu thông trên tuyến cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn qua Thanh Hóa đã bị nổ lốp khi đi qua khe...

Mới nhất