Trang chủChính trịChủ quyềnTìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu...

Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn


Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế đặc biệt là du lịch đã dẫn đến nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của đảo Lý Sơn hiện đang cạn kiệt dần. Theo UBND huyện Lý Sơn, tình trạng nước nhiễm mặn đã lan rộng toàn đảo Lý Sơn khiến 325ha diện tích đất nông nghiệp và hơn 22.000 dân trên đảo phải chịu cảnh “khát” nước ngọt. Theo kết quả quan trắc, hiện trên địa bàn đảo Lý Sơn, tính độ sâu từ 25- 38 m trở xuống, nước dưới đất đã bị nhiễm mặn hoàn toàn; theo chiều ngang thì tình trạng xâm nhập mặn đã ăn sâu trung tâm đảo 2km.

nuoc11.jpg
Tình trạng khai thác quá mức khiến nguồn nước trên đảo Lý Sơn ngày càng cạn kiệt và nhiễm mặn

Thôn Tây An Vĩnh là khu vực chịu nhiễm mặn nặng nhất trên đảo với gần 1.300 hộ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Để có nước ăn uống hằng ngày, nhiều hộ gia đình phải xử lý nước nhiễm mặn bằng máy lọc nước hoặc mua nước đóng bình về dùng.

Toàn huyện có một hồ chứa nước là hồ Thới Lới, 2 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Năm 2014 chỉ có 546 giếng, thì nay đã lên tới 2.149 giếng (mật độ hơn 210 giếng/km2). Số lượng giếng nước càng tăng thì đảo Lý Sơn lại càng khát.

nuoc.jpg
Lượng nước sụt giảm khiến đời sống và sản xuất của người dân Lý Sơn gặp nhiều khó khăn

Lượng nước ngầm trên đảo Lý Sơn sụt giảm và nhiễm mặn đang gây nhiều khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Bà Phạm Thị Trường (huyện Lý Sơn) cho biết: “Mấy cái giếng đào đã cạn nước, một số nhiễm mặn nên tôi phải chuyển đổi từ trồng hành sang trồng bắp để tiết kiệm nước vào mùa hè. Thế nhưng, nước cũng không đủ để duy trì cho cây phát triển. Một số người dân không có giếng thì phải đi nhờ nước từ các giếng của các hộ lân cận, trung bình họ phải trả khoảng 120.000 đồng/giờ để chạy nước tưới cho đồng ruộng”.

Năm 2016, tỉnh Quảng Ngãi cấm đào, khoan giếng mới để bảo vệ túi nước ngọt trên đảo Lý Sơn. Bất cứ tổ chức, cá nhân nào muốn khoan giếng đều phải xin phép. Tuy nhiên, tình trạng khoan giếng trái phép vẫn tiếp tục tái diễn. Hằng năm, chính quyền địa phương phát hiện, xử phạt nhiều trường hợp lén lút khoan giếng lấy nước trồng hành, tỏi.

nuoc12.jpg
Công trình Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt tại đảo Bé không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân

Mới đây, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trực tiếp kiểm tra dự án hệ thống trữ nước sinh hoạt kết hợp tưới tiết kiệm cho nông nghiệp đảo Lý Sơn. Dự án có mức đầu tư 75 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 45 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020. Quy mô đầu tư xây dựng các hạng mục như bể chứa, kênh thu gom nước, hệ thống đường ống cấp nước, nhà quản lý. Dự án được thực hiện đến tháng 4 năm 2020 đạt khoảng 21% khối lượng.

Tuy nhiên, hiện dự án đang tạm dừng thi công. Nguyên nhân là do bể chứa nước 2A tại chân núi Giếng Tiền, nằm trong khu vực bảo vệ II của di tích thắng cảnh núi Giếng Tiền. Hiện huyện Lý Sơn đang chờ phê duyệt của Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 theo quyết định điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất để có cơ sở cập nhật cho dự án, tiến hành làm các bước điều chỉnh dự án.

nuoc5.jpg
Toàn huyện có một hồ chứa nước là hồ Thới Lới cũng cạn kiệt vào mùa khô

Qua kiểm tra, ông Minh yêu cầu huyện Lý Sơn phải có báo cáo tổng thể, toàn diện và làm rõ trách nhiệm của đơn vị tư vấn trong quá trình khảo sát, lập dự án. Sau khi có báo cáo giải trình của đơn vị tư vấn, huyện Lý Sơn có báo cáo nhận rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trước UBND tỉnh, chậm nhất trước ngày 30/5/2023. Đồng thời, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành rà soát toàn bộ dự án, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh để giải quyết vướng mắc của dự án theo hướng kết thúc dự án hoặc điều chỉnh thời gian và mục tiêu thực hiện dự án.

Theo tính toán của ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi, với hơn 10km2 diện tích lưu vực, ước tổng lượng nước mưa trên đảo khoảng 9 triệu m3/năm. Nếu trừ lượng nước thấm vào đất và bốc hơi, lượng nước mưa còn lại khoảng 3 triệu m3 chảy tràn ra bề mặt, sau đó đổ ra biển. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước cho khoảng 70% hộ gia đình và phục vụ phần diện tích sản xuất nông nghiệp còn lại (khoảng 200ha) cần hơn 1 triệu m3.

Ông Võ Quốc Hùng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, cho rằng, giải pháp khả thi nhất là đầu tư xây dựng hệ thống kênh xung quanh đảo, để thu gom nước mặt vào các bể trữ tập trung với tổng kinh phí đầu tư khoảng 250 tỷ đồng.

Sau khi việc đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và bể chứa hoàn thành, số nước ngọt này (1 triệu m3) dự kiến sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy sản khoảng 600.000 m3, phần còn lại (khoảng 400.000 m3) thông qua hệ thống xử lý phục vụ sinh hoạt và phát triển dịch vụ, du lịch





Nguồn

Cùng chủ đề

3 loại đồ uống cần tránh dịp tết

Mỡ nội tạng là mỡ bao quanh các cơ quan nội tạng trong bụng. Nhưng bụng lại là nơi không nên tích tụ quá nhiều mỡ vì dễ gây bệnh. Những người có mỡ nội tạng cần tránh một số loại đồ uống,...

4 món ngày tết người có nồng độ cholesterol cao cần tránh

Cholesterol cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch, đột quỵ và đau tim. Với những người có nồng độ cholesterol cao, để bảo vệ sức khỏe trong những ngày tết thì họ cần lựa chọn thực...

4 loại thực phẩm cần tránh để thận hoạt động tốt

Duy trì thận khỏe mạnh là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Những món chúng ta ăn sẽ ảnh hưởng đáng kể với thận. Bằng cách tránh một số món, chúng ta có thể giúp thận hoạt động hiệu...

Quảng Ngãi “chạy nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

Nhiều khó khăn cản trở giải ngân vốn đầu tư công Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Quảng Ngãi là hơn 6.900 tỷ đồng. Số vốn này bố trí đầu tư 49 dự án chuyển tiếp, 2 dự án chuẩn bị đầu tư, 29 dự án khởi công mới. Đến nay, tỉnh đã phân khai cho các dự án gần 5.700 tỷ đồng, còn lại 1.200 tỷ đồng chưa phân khai do chưa có nguồn thu. Thế...

Trẻ em Việt thừa cân, béo phì cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á

Các chuyên gia y tế cho rằng cần có các biện pháp đồng bộ ngăn chặn thừa cân, béo phì ở trẻ em, trong đó hạn chế đồ uống có đường bằng cách đánh thuế. Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội nghe báo cáo về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

(TN&MT) - Chiều ngày 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo về chủ trương đầu tư cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là một trong những dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển hạ tầng giao...

Cung ứng đủ vật liệu bám sát tiến độ công trình giao thông trọng điểm

Sáng 13/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác đã kiểm tra đột xuất tại nút giao cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu với đường dẫn vào sân bay Long Thành, và ngay sau đó có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, chủ đầu tư, nhà thầu, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan… về tình hình cung ứng vật liệu xây dựng phục vụ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và...

Đại biểu Quốc hội thống nhất việc cải cách bộ máy là bước đi cần thiết để phát triển đất nước

(TN&MT) - Sáng ngày 13/2, trong phiên họp của Tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH Yên Bái, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh, Đoàn ĐBQH Lâm Đồng, Đoàn ĐBQH Cà Mau) tại Kỳ họp thường lần thứ 9, các đại biểu đã tiến hành thảo luận tại tổ về hai dự án Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương sửa đổi. Đây là hai dự án luật quan trọng trong tiến trình cải cách bộ máy...

Xây dựng luật cần tạo không gian cho đổi mới sáng tạo, miễn là không tham nhũng, tiêu cực

Sáng 12/2, ngay sau phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). ...

Tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

(TN&MT) - Chiều 12/2, Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với sự cần thiết sửa đổi, phạm vi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật nhằm thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền...

Bài đọc nhiều

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

Kiểm tra, giám sát Dự án giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

Tới dự có Bà Phạm Thu Hằng, Phó Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Huỳnh Trung Sơn, Phó Chủ tịch huyện Côn Đảo cùng đại diện WWF...

Khẩn trương chuẩn bị thẩm tra dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Đề cập về công tác lập pháp và giám sát trong năm 2024, tại cuộc họp tổng kết, đánh giá công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức mới...

Đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên thăm Kho 858

HQ Online - Sáng 5/4, tại TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Trịnh Việt Hùng, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên làm trưởng đoàn đã đến thăm Kho 858, Cục Kỹ thuật Hải...

Cùng chuyên mục

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tiếp nhận 50 chiến sĩ tại Quảng Nam

(NLĐO) - Ngày 13-2, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tiến hành nhận 50 chiến sĩ mới năm 2025 của tỉnh Quảng Nam. ...

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mới nhất

Thông tư 29 không cấm dạy thêm, học thêm

Trước nhiều luồng dư luận xoay quanh việc Thông tư 29 sẽ được áp dụng như thế nào, ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở GDĐT TP.HCM khẳng định...

Dư địa lớn trong khai thác tiềm năng của công nghệ tế bào gốc

Nhờ kết quả nghiên cứu tế bào gốc, ngành y học đang tiến gần đến việc tạo ra liệu pháp điều trị các căn bệnh mà y học từ lâu phải đau đầu. Dư địa lớn trong khai thác tiềm năng của công nghệ tế bào gốcNhờ kết quả nghiên cứu tế bào gốc, ngành y học đang tiến gần...

Cháy gara ô tô ở Hà Nội

Một gara ô tô nằm trong ngõ 543 đường Giải Phóng (Hà Nội) bất ngờ bốc cháy, người dân đã tìm cách dập lửa nhưng bất thành. Theo thông tin ban đầu, tối 13/2, một vụ cháy xảy ra tại gara ô tô nằm trong ngõ 543 đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Người dân chứng kiến sự việc...

Mới nhất