Trang chủKinh tếNông nghiệpCho vay theo Nghị quyết số 11, giúp phục hồi và phát...

Cho vay theo Nghị quyết số 11, giúp phục hồi và phát triển kinh tế

Sau hơn 01 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội (Nghị quyết số 11/NQ-CP), trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có khoảng 4.000 lượt khách hàng được vay vốn với số tiền giải ngân hơn 232,5 tỷ đồng. Qua đó, góp phần giúp người nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư SXKD, tạo việc làm, phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.

ha nam cho vay theo nghi quyet so 11 giup phuc hoi va phat trien kinh te
Mô hình trang trại đa canh của anh Vũ Ngọc Tú ở thôn Nham Tràng, xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm

Ngay sau khi được Trung ương phân bổ nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam đã nhanh chóng đưa vốn đến đối tượng thụ hưởng với mục tiêu hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Gia đình anh Vũ Ngọc Tú ở thôn Nham Tràng, xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm có mô hình trang trại đa canh với đa dạng các con nuôi, cây trồng như: dê, vịt, cá. Lúc cao điểm, anh còn nuôi thêm lợn rừng lai. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và dịch tả lợn Châu Phi, cùng với khó khăn trong tìm đầu ra khiến gia đình anh chịu thua lỗ trong một khoảng thời gian dài.

Sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH huyện Thanh Liêm vào giữa năm 2022, anh Tú rất phấn khởi, bởi với việc được hỗ trợ lãi suất 2%/năm, gia đình anh đã vơi bớt được khó khăn, để tiếp tục đầu tư, phục hồi con nuôi, cây trồng.

Gia đình anh Tú là một trong hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam được vay vốn các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Nguồn vốn này đã góp phần giúp các hộ gia đình có vốn đầu tư phục hồi sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, mua giống, phân bón phục vụ sản xuất và dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ.

Đến hết tháng 4/2023, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã thực hiện giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, dư nợ đạt 232,5 tỷ đồng với 4.062 lượt khách hàng vay vốn; trong đó, cho vay HSSV mua máy tính đạt 19,3 tỷ đồng, với 1.948 lượt học sinh, sinh viên của 1.118 lượt hộ vay mua máy vi tính và thiết bị học tập trực tuyến; cho vay nhà ở xã hội đạt 71,1 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng 182 căn nhà ở xã hội; cho vay hỗ trợ việc làm đạt 140 tỷ đồng, với 1.905 lượt khách hàng được vay vốn; cho vay các cơ sở giáo dục mầm non tiểu học ngoài công lập đạt 2,2 tỷ đồng với 27 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập vay vốn.

Chi nhánh đã giải ngân số vốn vay các chương trình tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất đạt hơn 1.173 tỷ đồng, cho hơn 28 nghìn khách hàng; thực hiện hỗ trợ lãi suất 2%/năm đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm với tổng số tiền hỗ trợ là 14,2 tỷ đồng.

Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam lê Thị Kim Dung cho biết: Thời gian tới, trên cơ sở khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai vay vốn, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thực hiện tốt Nghị quyết số 11/NQ-CP; tăng cường rà soát đối tượng vay vốn; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, giải ngân kịp thời các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, bảo đảm hiệu quả, đúng đối tượng để kịp thời hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, nhất là tập trung tuyên truyền chính sách cho vay Nhà ở xã hội để mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận chính sách nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả nhất.

Tiếp nối các chương trình tín dụng chính sách đã và đang phát huy hiệu, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP là một trong những giải pháp sẽ tạo thêm nhiều động lực và “sức bật” cho nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.





Source link

Cùng chủ đề

Tín dụng chính sách đưa đường cho “Đảng viên đi trước”

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã...

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.Chỉ thị số 40-CT/TW...

Về công tác phong trào xóa đói giảm nghèo

Nhớ mãi Ngân hàng chính sách ở muôn nơi Giúp đỡ bà con đẹp cuộc đời Vay vốn làm ăn, giàu phát đạt Giải ngân sản xuất, tậu xe hơi Hộ nghèo đã giảm, tăng thu nhập Hộ đói không còn, sống thảnh thơi Nước mạnh, dân giàu, nhà hạnh phúc Nhân dân ghi...

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 3)

Nhiều kết quả quan trọng đạt được trong 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội đang và sẽ trở thành điểm tựa để các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đưa hoạt động tín dụng chính sách phát triển...

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 2)

Trên hành trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Hoà Bình những năm qua, không thể không kể đến vai trò quan trọng của tín dụng chính sách. Nguồn vốn tín dụng do Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Hoà Bình triển khai đã trở thành “trợ lực” thiết thực, hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, xây dựng và phát triển kinh tế. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 5/2/2025 phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Một số lĩnh vực khoa học, công nghệ và ứng dụng năng lượng nguyên tử của Việt Nam có thế mạnh vươn lên đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. ...

Chuyển đổi tư duy là then chốt cho nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng "xanh", ít phát thải và bền vững. Để hiện thực hóa mục tiêu này, vai trò của các đối tác quốc tế, trong đó có FAO, là vô cùng quan trọng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan làm việc với đoàn lãnh đạo cấp cao...

Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các chính sách để đạt tăng trưởng kinh tế 8%

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, khi được hỏi về giải pháp điều hành chính sách tiền tệ để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% như Chính phủ đề ra cho năm 2025, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, để đạt được mức tăng trưởng này, cần sự nỗ lực đồng bộ và quyết liệt của toàn nền kinh tế. Thành công trong...

Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các cải cách quan trọng, tăng hiệu quả chi tiêu công, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của đất nước trong năm 2025 và những năm tiếp theo. ...

Bài đọc nhiều

Một ông nông dân Tiền Giang trồng xen canh sầu riêng với cây ổi kiểu gì mà hễ có trái là ra tiền tỷ?

Nhờ chịu khó học hỏi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà mỗi năm gia đình ông Trần Văn Ôi ở ấp Hữu Lợi, xã Bình Trưng, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã có thu nhập cả tỷ đồng từ mô hình trồng sầu...

Khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm phù hợp với công việc của từng cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông...

Đây là các đặc sản Bình Phước đạt sao OCOP đang giúp nông dân giàu lên, có món mới toanh

Đặc sản Bình Phước có nhiều sản phẩm chất lượng cao, nổi tiếng cả nước như hạt điều rang, rượu dân tộc S'tiêng...Thời gian qua, nhiều nông dân điển hình xây dựng thành công nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, qua đó tăng thu nhập. ...

Một cây mai vàng gần 100 năm tuổi ở Quảng Bình, lên giá tiền tỷ, bà nông dân vẫn lắc đầu là sao?

Cây mai vàng cổ thụ cổ kỳ mỹ này ở sân một nhà dân tại thôn Cừa Phú, xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Cây cổ thụ-lão mai vàng có tuổi đời gần 100 năm tuổi, nhiều người tới trả...

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng 79 năm Ngày truyền thống ngành nông nghiệp

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (14/11/1945 - 14/11/2024), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành...

Cùng chuyên mục

Đây chính là loại hàng nông sản tăng gấp 5-6 lần ngày thường ở Đà Lạt

So với những ngày trước Tết, giá hoa đồng tiền ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tăng gấp 5-6 lần, đạt từ 120.000 – 130.000 đồng/bó (bó 20 cành). Cùng với đó, nhiều loại hoa cũng tăng giá khiến người dân phấn khởi. ...

Đón đỉnh điểm không khí lạnh cực mạnh, Hà Nội mưa phùn, giá bấc, thời điểm nào lạnh nhất?

Tin không khí lạnh mới nhất: Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm nay (7/2), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc. Khu vực Hà Nội: trời rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp...

Chợt thấy một con động vật hoang dã bị thương bên lề đường, một người Huế đem nộp cho kiểm lâm

Phát hiện một con tê tê java-loài động vật vật hoang dã quý hiếm bị thương bên lề đường, người đàn ông ở Huế đã bắt giữ để giao nộp cho kiểm lâm. ...

Trồng cam đường Canh trên ruộng bậc thang ở một huyện của Bắc Kạn có thu nhập tốt

Cây cam đường Canh được trồng trên các thửa ruộng bậc thang tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn không chỉ sinh trưởng, phát triển tốt mà còn cho thu nhập cao, giúp không ít hội viên nông dân của huyện Na Rì thoát nghèo, vươn lên làm giàu. ...

Chuyển đổi tư duy là then chốt cho nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng "xanh", ít phát thải và bền vững. Để hiện thực hóa mục tiêu này, vai trò của các đối tác quốc tế, trong đó có FAO, là vô cùng quan trọng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan làm việc với đoàn lãnh đạo cấp cao...

Mới nhất

Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm dạy thêm, học thêm

Thủ tướng giao lãnh đạo các địa phÆ°Æ¡ng chỉ đạo cÆ¡ sở giáo dục phổ thông thá»±c hiện quy định về dạy thêm, học thêm; xá»­ lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Yêu cầu trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học...

Rùng rợn ổ rắn độc hơn 100 con ở vườn nhà ngoại ô Sydney

Hôm nay (7.2), một tổ chuyên bắt rắn của Úc thông báo đã tìm ra ổ rắn gồm 102 con rắn độc ở...

Mới nhất