Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhLý do TP HCM chưa đón được nhiều 'đại bàng' FDI

Lý do TP HCM chưa đón được nhiều ‘đại bàng’ FDI


Vốn FDI vào TP HCM chững lại trong bối cảnh quỹ đất hạn chế, hạ tầng chưa tốt và các địa phương khác ngày càng tỏ ra năng động hơn.

Lũy kế từ 1988 đến tháng 4/2023, TP HCM dẫn đầu cả nước với 11.668 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt hơn 56,68 tỷ USD. Số này có thể đạt gần 80,91 tỷ USD nếu cộng cả số góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên gần đây, vốn ngoại vào TP HCM có dấu hiệu chững lại. Năm ngoái, tổng giá trị FDI đạt 4,33 tỷ USD, bằng 60,29% năm 2021. Trong 4 tháng đầu năm nay, thành phố nhận được 979,6 triệu USD, giảm 23,4% so với cùng kỳ 2022.

Việc TP HCM chững lại sau nhiều năm luôn đi đầu về thu hút FDI, cần được “đánh giá nghiêm túc”, theo nhận xét của PGS. TS Ngô Ngọc Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế TP HCM.





Khu trung tâm TP HCM, quận 1, tháng 11/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Khu trung tâm TP HCM, quận 1, tháng 11/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Chia sẻ tại tọa đàm về chủ đề này tuần trước ở TP HCM, ông Ngô Nghị Cương, Giám đốc công ty tư vấn đầu tư C+, cho rằng thu hút đầu tư của thành phố trong 4 tháng qua “không tích cực”.

“Khi mời gọi các nhà đầu tư chiến lược, so cái họ cần với thứ mình có đã phù hợp chưa? Những yêu cầu của họ về hạ tầng cứng – mềm có bị lệch và khác so với thế mạnh mà TP HCM có thời gian qua hay không”, ông Cương đặt vấn đề.

Ông Phúc Nguyễn, Luật sư chuyên hướng dẫn đầu tư của Công ty luật HM&P, cho rằng những lợi thế to lớn đang vơi dần theo thời gian. “Trước đây các nhà đầu tư rất thích TP HCM và nghĩ đến đầu tiên khi muốn rót vốn, nhưng hiện giờ họ dịch chuyển ra Bắc nhiều hơn”, ông Phúc nhận xét.

Sau khi “đại bàng” Intel về làm tổ tại Khu công nghệ cao TP HCM với tổng vốn đầu tư lũy kế đến nay hơn 1,5 tỷ USD, TP HCM chỉ đón thêm một ông lớn khác là Samsung. Năm ngoái, Samsung HCMC CE Complex tăng vốn trên 841 triệu USD, giúp TP HCM có dự án “khủng” góp mặt trong top 5 dự án FDI lớn nhất năm cả nước.

TP HCM vẫn nằm trong top đầu thu hút tổng vốn FDI cả nước các năm qua nhưng các dự án tỷ USD có xu hướng chọn những địa phương khác. Giai đoạn 2017-2021, top 5 các dự án lớn nhất hàng năm thường phân bổ ở Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương hoặc vài tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trong suốt giai đoạn này, chỉ 2019 là TP HCM có 2 dự án trong top 5 nhưng giá trị rót vốn cũng chỉ 650 triệu USD (Techtronic Tools) và 300 triệu USD (Wanna Explore Travel).

Thách thức từ trong ra ngoài

TP HCM đang xây dựng đề án thu hút vốn FDI giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn 2030, trong đó hướng tới nhà đầu tư chiến lược (rót vốn từ 30.000 tỷ đồng cho dự án thông thường hoặc từ 3.000 tỷ đồng vào dự án nghiên cứu đổi mới sáng tạo).

Theo Sở Kế hoạch – Đầu tư TP HCM, đến 2025, địa phương này kỳ vọng thu hút trên 50 dự án công nghệ cao, với ít nhất một tập đoàn công nghệ cao tên tuổi lớn, tổng vốn đầu tư ít nhất đạt 3 tỷ USD. Đồng thời, mục tiêu là tỷ lệ vốn đăng ký đầu tư của 17 nhà đầu tư trọng điểm đạt 70% tổng vốn giai đoạn 2023-2025. Nhóm này gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Nga, Anh, Mỹ.

Tham vọng không nhỏ nhưng khả năng thu hút vốn FDI của TP HCM đang gặp một số thách thức.

Tại Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng cuối tháng 4, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM thừa nhận hạn chế của thành phố trong khả năng hút vốn FDI là hệ thống cơ sở hạ tầng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ) còn chưa đồng bộ, phát triển tương xứng với tiềm năng, nhu cầu phát triển.

Quỹ đất dành cho phát triển các khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt không tăng. Theo số liệu của Ban Quản lý các Khu chế xuất – công nghiệp TP HCM (Hepza) TP HCM được quy hoạch gần 6.000 ha đất công nghiệp nhưng có tới 1.500 ha vướng mắc về pháp lý hoặc giải phóng mặt bằng. Năm nay, Hepza chỉ được phân bổ 41 ha đất nông nghiệp để cho thuê và số đất này lại nằm rải rác trong các khu chế xuất, khu công nghiệp chứ không tập trung quy mô lớn. Do đó, chỗ nào để “đại bàng” có nơi làm tổ được cũng không đơn giản.

Ông Phúc Nguyễn bổ sung 2 nguyên nhân là các kênh thông tin đầu tư của thành phố còn kém và khó tiếp cận. Các địa phương khác dần năng động và tận tình hướng dẫn doanh nghiệp triển khai thủ tục đầu tư hơn. Thực tế, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TP HCM năm nay giảm 13 bậc, xuống vị trí thứ 27.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, thu hút đầu tư những năm tới sẽ gặp thách thức vì TP HCM đang bị cạnh tranh lớn bởi nơi khác, nhất là ở yếu tố bền vững. Các tập đoàn lớn ngày càng đề cao ESG (các tiêu chí bền vững về môi trường, xã hội và quản trị) khi lựa chọn nơi đầu tư. Với hạng 49/63 tỉnh – thành, TP HCM không phải là địa phương có thành tích cao trong “Chỉ số xanh” (PGI – đánh giá địa phương thân thiện với môi trường) mà VCCI cho ra mắt hồi tháng 4.

Nói về các bất lợi bên ngoài dưới góc nhìn chuyên gia, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, cho biết xu hướng FDI trên toàn cầu đang giảm, do biến động địa chính trị và chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận G7 chốt vào tháng 6/2021, dự kiến áp dụng năm 2024. Mức thuế tối thiểu là 15%, đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu hợp nhất từ 800 triệu USD trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất.

“Chúng ta đang ưu đãi cho các tập đoàn lớn mức thuế thấp hơn 15%. Nếu giữ ưu đãi đó thì họ bị đánh thuế bù ở chính quốc, khiến ưu đãi mất tác dụng. Đó là bất lợi nên cần đối sách để vừa tham gia luật chơi mới vừa giữ chân họ”, ông nói.

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) cũng nhìn nhận thuế tối thiểu toàn cầu là thách thức không nhỏ. Khi không còn “quân bài tốt” là ưu đãi thuế đòi hỏi đổi chiến thuật mới để hút “đại bàng” về làm tổ.

Chiến thuật nào cho TP HCM?

Bà Cao Thị Phi Vân, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM cho rằng không thể tính đến thuế khi thu hút đầu tư mà cần cải thiện môi trường đầu tư.

Bà nêu 8 yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm, kèm với đánh giá về hiện trạng “mạnh – yếu” của TP HCM, gồm: ổn định chính trị (lợi thế đang có); môi trường đầu tư minh bạch – rõ ràng, chính sách dễ hiểu, ít thay đổi và dễ dự đoán (đang cải thiện); nguồn nhân lực (có khởi động tốt); hạ tầng kỹ thuật – giao thông – viễn thông (đang cải thiện); chuỗi cung ứng (cần đẩy mạnh liên kết vùng); môi trường – giáo dụcy tế (đang cải thiện).

Ông Nguyễn Tú Anh cho rằng thuế tối thiểu toàn cầu là bất lợi nhưng cũng là cơ hội. Chính sách này khiến các thiên đường thuế (nơi thu hút đầu tư bằng chính sách miễn thuế) mất sức hút. Ngược lại, đó là thời cơ để TP HCM phát triển thành trung tâm tài chính, tham gia tái phân bổ dòng vốn đầu tư cho khu vực xung quanh.

Ông Ngô Nghị Cương của C+ đề xuất thu hút FDI sắp tới cần nhắm vào mục tiêu phát triển TP HCM thành trung tâm dịch vụ, tài chính, thương mại. “Nên mời gọi sự tham gia của các hiệp hội, tổ chức trong các lĩnh vực này. Họ có quan hệ có thể giúp kêu gọi đối tác trong ngành đến đây”, ông nói.

“Chúng ta tập trung vào quỹ đất khá nhiều, danh sách doanh nghiệp chờ xin vào các khu công nghiệp cũng đang dài. Nhưng thay vào đó, nên phát huy các mặt khác như thương mại điện tử, phần mềm, trung tâm tài chính, hệ thống y tế”, bà Vân nói, ủng hộ ý tưởng trung tâm tài chính, bên cạnh các ngành ít tốn đất khác.

Việc mở rộng quỹ đất công nghiệp cũng là con dao hai lưỡi, theo PGS. TS Ngô Ngọc Vinh. Vì vậy, có thể chọn cách tăng chất lượng các khu công nghiệp, chấp nhận mời các đơn vị không chuyển đổi chất lượng sang những địa phương lân cận.

Ông Trương Minh Huy Vũ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM (HIDS) cho hay đơn vị này đang nghiên cứu thí điểm nâng cấp chất lượng 5 khu công nghiệp trên địa bàn. TP HCM cũng đang có các dự án hạ tầng liên vùng để tạo điều kiện phát triển các đô thị công nghiệp dọc trục giao thông liên vùng, giải quyết bài toán quỹ đất. Thành phố cũng đang nghiên cứu xin dùng ngân sách địa phương để đầu tư cho các dự án liên vùng nhằm đẩy nhanh tốc độ.

Ông Phạm Ngọc Quý Châu và bà Cao Thị Phi cùng quan điểm cần ưu tiên là huy động, chăm sóc những nhà đầu tư hiện hữu thay vì chỉ tập trung đón “đại bàng” mới. Thực tế, trong 4 tháng qua, nếu vốn mới rót vào chỉ 171,3 triệu USD thì vốn điều chỉnh đến 372,6 triệu USD. Tương tự, vào năm ngoái, vốn cấp mới chỉ ở mức hơn 591,63 triệu USD trong tổng vốn hơn 4 tỷ USD.

Nhiều chuyên gia tư vấn đầu tư cũng cho rằng TP HCM cần cải thiện hàng loạt vấn đề khác như cơ sở hạ tầng và môi trường sống. “Thành phố có nhiều ưu điểm nhưng bất lợi về xã hội như kẹt xe, ngập lụt, ô nhiễm không khí khiến các nhà đầu tư và chuyên gia ngần ngại”, ông Phạm Phú Trường, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP HCM nói.

Viễn Thông



Source link

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế – xã hội

DNVN - Nhấn mạnh những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang mong muốn Ban Kinh tế Trung ương khẳng định vị thế, vai trò của mình trong năm 2025; phát huy vai trò tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế -...

Thị trường cổ phiếu tại châu Á biến động trái chiều

Thị trường cổ phiếu châu Á biến động trái chiều vào thứ Hai, trước một tuần đầy ắp các tin tức kinh tế dự kiến sẽ nhấn mạnh sự vượt trội tương đối của Hoa Kỳ. Thị trường cổ phiếu tại châu Á biến động trái chiều vào thứ Hai, trước một tuần đầy ắp các tin tức kinh tế dự kiến sẽ nhấn mạnh sự vượt trội tương đối của Hoa Kỳ và hỗ trợ...

Khoan dầu tại một số vùng biển tại Mỹ sẽ bị cấm vĩnh viễn?

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ cấm vĩnh viễn việc khoan dầu khí ngoài khơi ở một số khu vực của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ cấm vĩnh viễn việc khoan dầu khí ngoài khơi ở một số khu vực của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Các...

ChatGPT ‘đổ bộ’ trên điện thoại cố định và ứng dụng nhắn tin

DNVN - Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục phát triển vượt bậc khi OpenAI chính thức giới thiệu trợ lý ảo ChatGPT trên điện thoại cố định. ...

Ông Biden cảnh báo kế hoạch kinh tế của ông Trump sẽ là ‘thảm họa’

Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo những lập trường kinh tế và thuế quan của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể gây hậu quả cho người dân Mỹ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

GRDP Quảng Nam 2024 tăng trưởng 7,1%, nhưng vẫn lo khi ‘kiểm tra quán karaoke là có ma túy’

Đó là thông tin tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội năm 2024 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025, do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chiều 10-1. Ông Dũng cho hay năm 2025, tỉnh sẽ thực hiện...

Doanh nghiệp Việt ‘thấp thỏm’ chờ kết quả cuộc bầu cử Mỹ

Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có niềm tin với kết quả bầu cử Mỹ, nhất là khi ông Trump thắng cử sẽ có nhiều triển vọng xuất khẩu, điểm sáng là nông sản Việt Nam vào Mỹ. Theo Hiệp hội...

Cần xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời

Thay vì quy định cứng một con số cố định đến 2030, các doanh nghiệp mong được nới "room" công suất lắp đặt điện mặt trời tự sản tự tiêu theo từng giai đoạn, phù hợp giữa nhu cầu lắp đặt của doanh nghiệp và khả năng cân đối nguồn điện, năng lực điều độ của ngành điện.Xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời lên 15%TS. Cao Anh Tuấn - chuyên gia về năng lượng tái...

Nuôi biển gắn liền phát triển du lịch biển đảo Kiên Giang

Kiên Giang có khoảng 3.870 lồng bè nuôi cá trên biển, đây không chỉ là thế mạnh kinh tế biển mà còn gắn liền với việc phát triển dịch vụ du lịch biển đảo. ...

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu. Hiện nay nhiều sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Temu,... trong đó sàn thương mại điện tử Temu cung cấp hàng hóa giá rẻ gây lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các...

Cùng chuyên mục

Vừa báo lỗ 50 tỷ, Chứng khoán APG lại nhận thêm loạt án phạt

Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Ngày 24/01/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...

Vì sao chuối tiêu tăng giá chóng mặt tới vài trăm ngàn mỗi nải?

Chuối tiêu là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết để bày ngũ quả và thắp hương nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, năm nay giá chuối tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm ở miền Bắc. Vùng trồng chuối thiệt...

Danh sách, địa chỉ 9 phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng Việt Nam được Trung Quốc công nhận

Đến ngày 26-1, đã có 9 trung tâm, phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng của Việt Nam được Trung Quốc công nhận. Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công nhận thêm 2 trung tâm...

Loạt đại gia dồn lực trả nợ trước Tết

(NLĐO) - Tính đến ngày 31-12-2024, HAGL Agrico đã thanh toán toàn bộ các khoản nợ theo thỏa thuận và không còn phát sinh công nợ với Hoàng Anh Gia Lai. ...

Lao dốc mạnh khi vừa mở cửa

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm khi vừa mở cửa giao dịch trên thị trường quốc tế, kéo giá vàng miếng, vàng nhẫn cùng rớt mạnh. ...

Mới nhất

Bản thân em cũng gặp cám dỗ

Hoa khôi Trường Đại học Thương mại 2024 Trần Minh Thu rất giỏi giang và năng động. Song hành với việc học, cô tham gia các hoạt động, các sự kiện...

Hà Nội lý giải gì về việc tăng mức phạt vi phạm giao thông gấp 1,5-2 lần so với Nghị định 168?

(NLĐO)- Theo Hà Nội, việc đề xuất tăng mức hình phạt giúp kiềm chế và làm giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông ...

Sản xuất không đủ cầu, pháo hoa Z121 ‘cháy hàng’ dịp Tết

Tết Ất Tỵ nhu cầu mua pháo hoa chơi Tết của người dân tăng cao, nhưng sản xuất lại không đáp ứng đủ. Những ngày giáp Tết, anh Lê Ngọc An (Cầu Giấy, Hà Nội) tất bật tìm mua pháo hoa để mang về quê Thanh Hoá đón Tết cùng gia đình. Thế nhưng, anh chạy khắp các đại lý...

Thế giới ghi nhận tuần “hạ nhiệt”; trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán?

Giá xăng dầu hôm nay 27/1, tuần trước, giá dầu đã ghi nhận tuần “hạ nhiệt”, cắt đứt chuỗi tăng 4 tuần trước đó. Giá dầu giảm, chịu tác động bởi các quyết sách mới của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống thứ 47 Donald Trump. Việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 23/1/2025 sẽ được thực hiện vào thứ Bảy ngày 1/2/2025 (tức Mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ).

Mới nhất