Trang chủDestinationsThái BìnhTiền Hải: Thực hiện tốt công tác tôn giáo

Tiền Hải: Thực hiện tốt công tác tôn giáo


Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Tiền Hải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tôn giáo, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Lãnh đạo xã Nam Chính (Tiền Hải) thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con giáo dân.

Giáo xứ Hữu Vi, xã Nam Chính hiện có gần 400 hộ với khoảng 2.000 nhân khẩu. Ông Trần Xuân Tuynh, Chủ tịch Hội đồng mục vụ giáo xứ cho biết: Giáo xứ  luôn hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Vào các ngày lễ trọng, các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương đều đến thăm, chúc mừng, tạo sự gắn bó với đồng bào có đạo. Các thành viên trong giáo xứ luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do các cấp, các ngành phát động. Trước khi tiến hành xây dựng các công trình trong khuôn viên nhà thờ, chúng tôi đều báo cáo với cấp có thẩm quyền theo đúng quy định. Năm 2022 là năm thứ 5 liên tiếp giáo xứ được công nhận là “Xứ, họ đạo 4 gương mẫu”.

Theo đồng chí Dương Khánh Doanh, Bí thư Đảng ủy xã: Nam Chính hiện có 2 giáo xứ, 3 giáo họ với số lượng người theo đạo Công giáo chiếm 50% dân số. Ngoài ra, trên địa bàn còn có chùa Chính Giác với số lượng tín đồ Phật tử khá đông. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội tích cực tuyên truyền, vận động các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, tích cực tham gia các cuộc vận động, các hoạt động nhân đạo từ thiện, xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo trên địa bàn đăng ký chương trình hoạt động và cam kết duy trì hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Nhìn chung, các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo thực hiện rất tốt. Hàng năm, các xứ, họ đạo đều được công nhận là “Xứ, họ đạo 4 gương mẫu”, chùa Chính Giác được công nhận là “Chùa cảnh 4 gương mẫu”… Các hoạt động tôn giáo ổn định góp phần phát triển kinh tế địa phương với tốc độ tăng trưởng bình quân 12,4%/năm, thu nhập của người dân bình quân đạt trên 53,3 triệu đồng/năm.

Theo đồng chí Hoàng Văn Túy, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Tiền Hải: Trên địa bàn huyện có 2 tôn giáo chính là đạo Phật và đạo Công giáo; riêng đạo Công giáo có trên 48.000 tín đồ, chiếm 22,3% dân số toàn huyện và 1/3 giáo dân toàn tỉnh. Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 – 2020 và những năm tiếp theo; chỉ đạo thực hiện tốt đoàn kết tôn giáo, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, phát huy vai trò tích cực của đồng bào các tôn giáo trong phát triển kinh tế – xã hội. Công tác tín ngưỡng, tôn giáo trở thành một nội dung trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của huyện và các địa phương. Các đảng bộ, chi bộ đưa nội dung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tín ngưỡng, tôn giáo vào các buổi sinh hoạt của tổ chức đảng. Quan tâm giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến công tác tôn giáo cũng như tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của chức sắc, tín đồ các tôn giáo; củng cố hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ nòng cốt trong vùng có đông đồng bào tôn giáo, góp phần tăng cường đồng thuận trong xã hội. Chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời đẹp đạo”. Nhiệm kỳ 2021 – 2026, toàn huyện có 52 chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tham gia đại biểu HĐND huyện, HĐND xã, 1 linh mục là đại biểu HĐND tỉnh. 5 năm qua, toàn huyện kết nạp 8 đảng viên là người có đạo.

Bên cạnh đó, việc chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo luôn được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, nhất là vùng đồng bào các tôn giáo được thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào tôn giáo có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến; tỷ lệ hộ nghèo giảm. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào không ngừng được nâng lên, góp phần củng cố niềm tin của đồng bào các tôn giáo vào Đảng, Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Cùng với đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vụ việc về tôn giáo cũng được các cấp, các ngành trong huyện quan tâm và đã giải quyết nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng nguyện vọng của tín đồ, chức sắc các tôn giáo, giữ gìn được an ninh tôn giáo ở địa phương.

Nhà thờ Giáo xứ Hữu Vi, xã Nam Chính, huyện Tiền Hải.

Đào Quyên





Source link

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò của tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Trong tham luận, Thượng Chánh Phối Sư Huỳnh Thanh Phong nhấn mạnh, bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) là trách nhiệm chung của toàn dân, toàn xã hội, trong đó...

Bão số 3 áp sát, Thái Bình biển động rất mạnh

Bắt đầu từ sáng 7/9, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; vùng biển ngoài khơi huyện Thái Thụy - Tiền Hải gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 11, 12, sóng biển dâng cao từ 3 đến 5m, biển động dữ dội. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/bao-so-3-ap-sat-thai-binh-bien-dong-rat-manh-133864.htm

Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải

Ngày 23/8, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị công bố vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Lại Văn Hoàn cho biết, năm 2014, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án và xác lập khu rừng đặc dụng có diện tích 12.500ha với tên gọi Khu bảo tồn thiên nhiên đất...

Ươm mầm “con chữ” nơi xã đảo biên giới Tiên Hải

"Vì lợi ích mười năm phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người" - lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn tới hôm nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị giữa ngàn khơi xa xôi. Có những giáo viên nhớ lời Bác dạy, đã tình nguyện xung phong đến với vùng biển đảo tiền tiêu của Tổ Quốc để gieo con chữ, ươm mầm cho thế hệ tương lai của đất nước. Ở đâu có...

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh tiếp đoàn đại biểu chức sắc, chức việc, cốt cán tôn giáo vùng đồng bào Chăm tỉnh...

Thông tin về tình hình đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, ông Trương Thanh Long, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh cho biết, trong những năm qua, đồng bào Chăm tại tỉnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kẹo lạc, kẹo dồi Trường Thuận: Sản phẩm OCOP 4 sao

Năm 2020, sản phẩm kẹo lạc, kẹo dồi của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Trường Thuận, thôn Dương Ngọc, xã Tân Tiến (Hưng Hà) được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Đây chính là cơ hội để Công ty xây dựng thương hiệu bền vững, mở rộng thị trường, củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Anh Phan Văn Trường (người bên phải), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại...

Những nữ giám đốc biến nông sản Nghệ An thành sản phẩm OCOP giá trị

Từ những nông sản như ngô, khoai, đậu, lạc... 2 nữ giám đốc trẻ ở Nghệ An đã xây dựng thành công các sản phẩm sữa hạt, bột ngũ cốc dinh dưỡng đạt chuẩn OCOP được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Chế biến mỳ từ mầm lúa mỳ. Ảnh: Sách Nguyễn Bà mẹ trẻ và thương hiệu Mami farm Là một bà mẹ trẻ, trong quá trình chăm sóc con nhỏ, chị Trần Thị Thúy Hằng nhận thấy nhu...

Huyện Đông Hưng có thêm 4 sản phẩm đủ điều kiện đạt OCOP năm 2024

Sáng ngày 27/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Sản phẩm bánh cáy Thiên Đức được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hạng 4 sao. Có 3 chủ thể đăng ký bình xét sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng năm 2024 gồm hộ kinh doanh Trần Văn Đức, xã Nguyên Xá với sản phẩm bánh cáy Thiên Đức; cơ...

Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP

Đến nay, tỉnh Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP, tăng 88 sản phẩm so với năm 2023. Gạo chợ Gốc của HTX Thương mại dịch vụ và Kinh doanh lúa gạo Bình Thanh (Kiến Xương) đạt OCOP 3 sao. Các sản phẩm OCOP được tuyên truyền, quảng bá, tạo gian hàng trên sản thương mại Postmart.vn; tham gia sàn thương mại điện tử uy tín trong nước và nước ngoài (Alibaba, Sendo, Shopee, Saigon Co.op); trưng bày, giới thiệu, giao...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 14 - 16/12/2024. Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/223/214042/ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-nam-2024

Bài đọc nhiều

Hưng Hà: Khởi công xây dựng 12 nhà ở doanh trại cho công an xã chính quy

Hưng Hà: Khởi công xây dựng 12 nhà ở doanh trại cho công an xã chính quy ...

Ngành y tế ứng phó với nắng nóng, hạn hán

Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.Ảnh minh họa. Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng...

Vũ Thư: Mặt đê nát, dân khổ khi tham gia giao thông

Mặt bê tông gãy nát, ổ gà, lồi lõm là thực trạng của tuyến đê Hồng Hà II qua địa bàn xã Tự Tân, Tân Lập (Vũ Thư) những năm gần đây. Không chỉ gây khó khăn, nguy hiểm cho người tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng đến công tác phòng, chống mưa lũ, cứu hộ đê trong mùa mưa bão.Đường đê đoạn Cống Gù (xã Tân Lập) gãy nát, bụi mù mịt mỗi khi có...

Công an xã Đông Hợp: Thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”

Xã Đông Hợp (Đông Hưng) nằm trên địa bàn cửa ngõ ra vào huyện, có quốc lộ 10 chạy qua, tạo thuận lợi để người dân kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự (ANTT), an toàn giao thông (ATGT). Chính vì thế, Công an xã Đông Hợp đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân thực hiện tốt phong trào thi đua...

Góp sức đẩy nhanh tiến độ cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử

Góp sức đẩy nhanh tiến độ cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử ...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới

Thông tin với báo chí ngày 5/2/2025, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới khi giá tăng vọt trong năm 2024. Tổng nhu cầu vàng đạt mức cao kỷ lục mới Báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng trong quý IV...

Nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam hòa lưới điện quốc gia

(PLVN) - Ngày 5/2, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 (tại Khu công nghiệp Ông Kèo, tỉnh Đồng Nai) là nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam, đã hòa lưới điện quốc gia. (PLVN) - Ngày 5/2, ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng...

Mua vàng trên hội nhóm ‘cưa đôi’ chênh lệch, nguy cơ gặp vàng nhái SJC

Trên thực tế, cách này lợi thì ít mà rủi ro thì nhiều, đặc biệt cho phía người mua vì nguy cơ gặp phải vàng nhái SJC. ...

Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng. Tối 5/2, nguồn tin từ Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ xin nghỉ hưu trước tuổi. Nguyện vọng của ông Tùng đã được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đồng ý. Ông Tùng (58 tuổi) còn gần 5 năm...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình...

Mới nhất