Trang chủNewsNhân quyềnNhân lên cánh rừng gỗ lớn tạo sinh kế bền vững

Nhân lên cánh rừng gỗ lớn tạo sinh kế bền vững


Chủ trương đúng đắn

Để hiện thực hóa chủ trương về trồng rừng gỗ lớn, năm 2019 tỉnh Quảng Ninh đã có Nghị quyết 19-NQ/TU về phát triển lâm nghiệp bền vững đến 2025, tầm nhìn đến 2030 và Nghị quyết 337/2021/NQ-HĐND quy định một số chính sách đặc thù nhằm khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững như bố trí ngân sách đầu tư hàng năm cho phát triển lâm nghiệp, hỗ trợ cây giống và lãi suất ngân hàng cho người trồng rừng.

Trong 5 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã huy động được trên 444 tỷ đồng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác và nâng cao chất lượng, năng suất trồng rừng. Giai đoạn 2017- 2022, toàn tỉnh trồng được 73.746ha rừng tập trung. Chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh trồng rừng tập trung được 5.972ha, trong đó trồng lim, giổi, lát là trên 380 ha.

anh-qn-001.jpg
Người dân xã Đồn Đạc thu hoạch vỏ quế cho thu nhập cao, giúp nhiều gia đình ở địa phương vươn lên thoát nghèo bền vững

Nhằm cụ thể hóa chủ trương của tỉnh, huyện miền núi Ba Chẽ đã xây dựng đề án Phát triển rừng trồng gỗ lớn giai đoạn 2019-2025, với mục tiêu đến năm 2025 hình thành và phát triển ổn định vùng gỗ lớn quy mô 5.000ha, đáp ứng nhu cầu gỗ lớn phục vụ chế biến sâu và xuất khẩu. Năm 2023, huyện Ba Chẽ đề ra mục tiêu trồng trên 940ha rừng gỗ lớn và cây bản địa. Trong đó, diện tích lim, lát, giổi là 420ha, các loài cây bản địa quế, thông, sa mộc là 520ha và 120ha cây dược liệu trà hoa vàng, ba kích, cát sâm.

Trao đổi với PV, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ba Chẽ Vi Thanh Vinh cho biết, để tháo gỡ những khó khăn cho người dân, huyện Ba Chẽ đã thành lập Tổ công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, cá nhân đăng ký thực hiện trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa. Đồng thời, hỗ trợ 100% kinh phí mua cây giống, vay vốn lãi suất thấp, đề xuất phương án trồng cây dược liệu quý của địa phương dưới tán rừng gỗ lớn để người trồng rừng có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống.

Anh Triệu Kim Phượng, ở thôn Tàu Tiên, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ chia sẻ, gia đình tôi cũng như nhiều hộ khác trong thôn vốn sinh ra từ vùng rừng núi, quen với việc làm nghề rừng, trước đây có trồng keo, sau 5 đến 6 năm được thu hoạch, nhưng giá bán bấp bênh, nên thu nhập không đáng là bao mà lại còn làm đất nhanh bạc màu. Từ khi gia đình được hỗ trợ vốn, cây giống đã chuyển sang trồng quế, với 500 gốc quế đang cho thu hoạch đã giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống.

Nâng cao đời sống người dân

Vẫn biết lợi thế của việc trồng rừng gỗ lớn, nhưng việc thay đổi tư duy của người dân về trồng rừng bền vững không hề dễ dàng, nhất là đối với vùng bà con DTTS miền núi. Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh bằng những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển rừng gỗ lớn cùng với việc tích cực tuyên truyền, vận động người dân đã dần phát huy hiệu quả. Người dân được hỗ trợ cây giống, hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn trồng các loại cây ngắn ngày, cây bản địa xen kẽ dưới những tán rừng gỗ lớn, từng bước mang lại thu nhập ổn định, lâu dài, cũng như để bà con yên tâm sản xuất.

anh-qn-002.jpg
Người dân xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu ươm giống cây quế, hồi cho giá trị kinh tế cao trồng thay thế cây keo

Ông Vi Thanh Vinh cho biết thêm: Huyện Ba Chẽ đã quy hoạch các vùng trồng cây dược liệu, triển khai Đề án Bảo tồn và phát triển dược liệu trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 – 2025, trong đó, mục tiêu trồng mới hơn 100ha/năm các loài dược liệu. Đồng thời, xây dựng mô hình liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ dược liệu khu vực miền núi phía Bắc tại xã Thanh Lâm với sản phẩm chính là cây ba kích được trồng xen dưới tán rừng keo, trám, giổi, cây ăn quả, cho năng suất đạt 5 tấn/ha, thu nhập 350 triệu đồng/ha/năm.

Còn tại huyện Đầm Hà, theo kế hoạch năm 2023 sẽ trồng 765ha cây gỗ lớn, cây bản địa như lim, lát, giổi, quế, cây phân tán khác. Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 250ha gồm lim, lát, giổi, quế. Đồng thời, huyện tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích người dân, nhất là bà con DTTS tích cực chuyển đổi diện tích trồng keo sang cây gỗ lớn, quế cho thu nhập cao, ổn định cuộc sống.

Ông Lỷ Văn Nhì, thôn Nà Thổng, xã Quảng An chia sẻ, trước đây gia đình trồng hơn 4ha keo, nhưng cho thu nhập thấp, nên chỉ đủ ăn, nhờ được sự vận động của chính quyền, gia đình trong thôn đã trồng cây quế cho thu nhập cao gấp nhiều lần cây keo. Gia đình tôi quyết tâm chuyển 4ha keo sang trồng cây gỗ lớn và cây quế, xen kẽ cùng cây bản địa để có thu nhập trước mắt, ổn định cuộc sống.

anh-qn-003.jpg
Người dân xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà thu hoạch vỏ quế giúp nhiều gia đình ổn định cuộc sống

Trao đổi với PV, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà Trần Anh Cường cho biết, thời gian tới huyện khuyến khích các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp triển khai thực hiện trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa theo định hướng với các loài cây chủ lực phát triển rừng trồng gỗ lớn trên cơ sở sử dụng hợp lý, hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp và sát, đúng với Quy hoạch vùng rừng trồng gỗ lớn của địa phương, đảm bảo năng suất, chất lượng cao, cũng như chú trọng phát triển các mô hình kinh tế dưới tán rừng gỗ lớn.

Nhờ vậy, hiện nay, toàn tỉnh Quảng Ninh chỉ còn 102 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,026%; 2.454 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,635% tổng số hộ dân toàn tỉnh. Trong đó, thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo, cận nghèo; 3 địa phương là thị xã Quảng Yên, huyện Cô Tô, Vân Đồn không còn hộ nghèo; 9 địa phương còn lại tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%.

Những cánh rừng gỗ lớn được hình thành từng bước mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, giúp xóa đói, giảm nghèo cho bà con DTTS ở miền núi, hải đảo. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ con người trước thiên tai, bão lũ.

Chỉ tính trong 2 năm (2021-2022), tỉnh Quảng Ninh đã thí điểm áp dụng chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn, cây bản địa trên địa bàn TP.Hạ Long và huyện Ba Chẽ. Đến nay, đã có 896 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng trên 1.700ha rừng cây gỗ lớn, cây bản địa từ nguồn vốn Ngân hàng CSXH với số tiền 8,48 tỷ đồng. Nhờ đó, chất lượng rừng được nâng lên đáng kể, đưa tổng số diện tích trồng cây bản địa thay thế cây keo lên 7.580ha trên địa bàn tỉnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững. Xuất khẩu thu về hàng chục tỷ USD Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tháng 10 năm 2024 ước đạt 5,91 tỷ USD. Như vậy,...

10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, các công ty lâm nghiệp hoạt động ra sao?

Nhiều công ty lâm nghiệp là đầu tàu liên kếtLà một trong những địa phương có số lượng các công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp, đổi mới khá lớn, đến nay, sau gần 10 năm thực hiện Phương án tổng thể về sắp xếp,...

Chính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững của Quảng Ninh có điểm gì mới?

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua 25 nghị quyết theo thẩm quyền với sự đồng thuận, thống nhất cao từ các đại biểu HĐND tỉnh. Trong đó có nhiều nội dung quan trọng, cần thiết,...

Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Vướng mắc trong chính sách hỗ trợ (Bài 2)

Tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ việc trồng rừng gỗ lớn được triển khai từ năm 2021. Theo đó, năm 2021 và 2022, địa phương chủ yếu là trồng quế, đến nay đạt khoảng 600ha; Năm 2023, toàn xã trồng được 13ha lim, 18ha dổi...Theo lãnh đạo UBND xã, hiện Đồn Đạc có 2 cán bộ địa chính phụ trách mảng trồng rừng gỗ lớn. Với diện tích rất lớn nên dù phải đưa cán bộ...

Thừa Thiên Huế thành lập các tổ công tác cấp tỉnh, cấp huyện phát triển trồng rừng gỗ lớn

Ngày 12/4, theo tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cơ quan này đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn thành lập các tổ công tác cấp huyện để phối hợp triển khai thực hiện phát triển trồng rừng sản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất để ‘xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái’ nhanh nhất

Chiều 11/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thứ tư, phải đa dạng...

Thay đổi cơ bản tư duy quản lý ngành đường sắt

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này tại cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), chiều 11/2. Dự thảo Luật cũng quy định: Cơ chế triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các tuyến đường sắt nhằm...

Các ngân hàng cần hy sinh một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế, người dân, doanh...

Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Theo Thủ tướng, các...

Quy định mới về thủ tục đầu tư đặc biệt

Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2025/NĐ-CP ngày 10/2/2025 quy định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt. Nghị định này quy định chi tiết về thủ tục đầu tư đặc biệt quy định tại Điều 36a của Luật Đầu tư, được...

Đầu tư gần 1.800 tỷ đồng xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Thái (Bắc Giang)

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 11/2/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Thái, tỉnh Bắc Giang. Quyết định nêu rõ: Chấp thuận...

Bài đọc nhiều

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Tôn trọng, bảo vệ quyền con người là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

“Nước trời” của người Tà Riềng

Đến xã Đắc Tôi, huyện vùng biên Nam Giang (Quảng Nam) mà không một lần thưởng thức “nước trời” thì quả thật uổng phí. Khắp dãy Trường Sơn, những vạt rừng đoák xanh tươi đựng thứ nước màu trắng đục, thơm dịu, nồng nàn đã gắn bó với đồng bào Tà Riềng (một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié-Triêng) và trở thành đặc sản quê hương Nam Giang. Nơi đây gọi là rượu tà vạt.Có cuộc trở về...

“Bóng hồng” vật lý Việt Nam ở châu Âu

Chia sẻ của cô Phạm Lê Hà Thu (Joni Phạm), nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Melbourne và là nhà vật lý đang làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) nhân Ngày quốc tế phụ nữ và trẻ em gái trong khoa học (11/2).

Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Hội nghị nhận được nhiều sự quan tâm, trao đổi, thảo luận đến từ đại diện các cơ quan, các cơ sở tham gia đóng góp ý kiến triển khai xây dựng nhiều phương án, giải pháp thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc...

Cùng chuyên mục

“Bóng hồng” vật lý Việt Nam ở châu Âu

Chia sẻ của cô Phạm Lê Hà Thu (Joni Phạm), nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Melbourne và là nhà vật lý đang làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) nhân Ngày quốc tế phụ nữ và trẻ em gái trong khoa học (11/2).

“Nước trời” của người Tà Riềng

Đến xã Đắc Tôi, huyện vùng biên Nam Giang (Quảng Nam) mà không một lần thưởng thức “nước trời” thì quả thật uổng phí. Khắp dãy Trường Sơn, những vạt rừng đoák xanh tươi đựng thứ nước màu trắng đục, thơm dịu, nồng nàn đã gắn bó với đồng bào Tà Riềng (một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié-Triêng) và trở thành đặc sản quê hương Nam Giang. Nơi đây gọi là rượu tà vạt.Có cuộc trở về...

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng phải đến tháng 7/2010, quyền tiếp cận nước sạch mới được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận là một quyền cơ bản của con người. Tại Việt Nam, quyền tiếp cận nước sạch không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, mà còn là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Mới nhất

Trò nghịch dại khiến nạn nhân phải ‘sống chung’ với hậu môn nhân tạo cả đời

Mới đây, nam thanh niên 18 tuổi bị bạn làm cùng nghịch dại, dùng máy xịt hơi áp lực cao (thường dùng để xì khô) gí vào hậu môn và xịt mạnh gây vỡ trực tràng, đại tràng. Đây không phải là trường hợp đầu tiên nhập...

Đấm gục đối phương trên sân, cầu thủ trẻ Singapore bị bắt

Video cầu thủ 19 tuổi của Tanjong Pagar United hành hung 2 cầu thủ đối phươngMột cầu thủ 19 tuổi của Tanjong Pagar United đã bị bắt sau khi hành hung 2 cầu thủ của Albirex Niigata ở cuối trận đấu thuộc giải U21 Singapore Premier League (SPL) tại sân vận động Jurong East hôm 10/2.Lực lượng Cảnh...

Lễ hội cầu an của người dân xóm chài miền Tây sông nước

TPO - Ngày 11/2, Lễ hội Miếu bà xóm Chài (phường Hưng Phú, Cái Răng, TP. Cần Thơ) khai mạc, thu hút hàng nghìn người tham gia. Đây là lễ hội truyền thống có từ xa xưa của dân chài lưới với mong muốn cầu an cho quốc thái, dân an, làm ăn may mắn trong năm mới,...

Giá vàng thế giới chứng kiến “cơn cuồng phong”, sẽ tăng tới 3.500 USD/ounce? SJC biến động thất thường

Giá vàng hôm nay 12/2/2024 ghi nhận thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao kỷ lục, tiến gần mốc 3.000 USD/ounce vì thuế quan của ông Trump. Chuyên gia dự báo, giá kim loại quý có thể đạt 3.250 - 3.500 USD/ounce trong thời gian tới.

Mới nhất