Trang chủDi sảnBài 2: Khẳng định tính xác thực của di sản

Bài 2: Khẳng định tính xác thực của di sản


VHO – Không chỉ là công trình đá vĩ đại giữa vùng đất địa linh, Thành Nhà Hồ còn ẩn giấu trong lòng đất một kho tàng hiện vật phong phú, quý giá. Chính những mảnh gốm, viên gạch, chân tảng, cấu kiện kiến trúc… được tìm thấy qua các cuộc khai quật khảo cổ học trong gần 20 năm qua đã cung cấp bằng chứng khoa học xác đáng, khẳng định tính toàn vẹn, tính xác thực – yếu tố cốt lõi giúp Di sản Thành nhà Hồ được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới.

Hiện vật khảo cổ – Những “nhân chứng sống” của lịch sử

Thành nhà Hồ được xây dựng trong thời gian cực ngắn, chỉ hơn ba tháng đầu năm 1397 nhưng đến nay vẫn còn nguyên khối tường thành đá dài hơn 3,5km, đồ sộ và kiên cố.

Tuy nhiên, để hiểu sâu về triều đại nhà Hồ và để chứng minh tính toàn vẹn, tính xác thực của một quần thể di sản, những bức tường đá chưa đủ. Cần có những bằng chứng cụ thể về không gian sinh hoạt, kỹ thuật xây dựng, đời sống vật chất và tâm linh trong khu thành và đó chính là vai trò của các hiện vật khảo cổ.

Bài 2: Khẳng định tính xác thực của di sản - ảnh 1
Gạch đất nung được tìm thấy qua các cuộc khai quật tại Thành nhà Hồ

Từ năm 2004 đến nay, Viện Khảo cổ học phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã tiến hành nhiều cuộc điều tra, khai quật lớn tại các khu vực trọng điểm trong nội thành, tôn miếu, đàn tế Nam Giao và vùng phụ cận.

Bài 2: Khẳng định tính xác thực của di sản - ảnh 2
Gạch in chữ Hán được khai quật tại khu vực nội thành Thành nhà Hồ – minh chứng về quy trình sản xuất vật liệu xây dựng dưới thời nhà Hồ

Qua đó, hàng vạn hiện vật đã được phát hiện, gồm gạch xây, đá kiến trúc, gốm sứ, đồ đồng, xương thú, than tro… Phần lớn hiện vật còn nằm nguyên tại chỗ, chưa bị xáo trộn, có tầng văn hóa rõ ràng và niên đại trùng khớp với thời kỳ tồn tại ngắn ngủi của triều Hồ.

Đáng chú ý là số lượng lớn gạch xây có in, khắc chữ Hán, chữ Nôm ghi dấu các địa danh sản xuất gạch để phục vụ cho xây dựng kinh đô qua các giai đoạn. Điều này phản ánh sự chuyển tiếp từ thời Trần sang Hồ rồi Lê sơ. Kỹ thuật nung gạch, hình dáng và chất lượng gạch cũng cho thấy trình độ kỹ thuật cao và sự thống nhất trong quy hoạch xây dựng.

Những viên gạch in tên địa danh không chỉ xác lập niên đại cho các công trình kiến trúc như Chính điện, tôn miếu hay đàn tế, mà còn là bằng chứng trực tiếp, giúp đối chiếu tài liệu sử học với khảo cổ học.

Bài 2: Khẳng định tính xác thực của di sản - ảnh 3
Theo các nhà nghiên cứu, đây là loại gạch sản xuất vào những năm xây dựng Đàn tế Nam Giao của nhà Hồ (1400-1402)

Không dừng ở đó, các mảnh gốm men trắng, men ngọc, men xanh lam, gốm thô, gốm hoa nâu… được phát hiện với số lượng rất lớn. Nhiều hiện vật trang trí tinh xảo, có niên đại cuối thời Trần – đầu Hồ, là sản phẩm của các lò gốm nopoir tiếng trong nước quan nhiều giai đoạn lịch sử vàng son của dân tộc.

Đây là minh chứng sinh động về đời sống sinh hoạt, nghi lễ và cả hoạt động giao lưu văn hóa – kỹ nghệ giữa Tây Đô với các vùng khác.

Một số hiện vật đặc biệt như nắp đỉnh, chân đèn, lư hương, đồ tế tự… xuất hiện tại khu vực đàn tế Nam Giao và các miếu thờ, thể hiện nghi lễ tế trời, tế tổ mang đậm màu sắc Nho giáo.

Những di vật này phản ánh đời sống tâm linh của triều đình nhà Hồ, góp phần khẳng định tính xác thực về chức năng sử dụng các công trình nghi lễ quan trọng.

Bài 2: Khẳng định tính xác thực của di sản - ảnh 4
Hoa văn trang trí bằng đất nung phát hiện tại Thành nhà Hồ – hiện vật khảo cổ mang đậm phong cách nghệ thuật thời Trần – Hồ, phản ánh trình độ thủ công và tín ngưỡng đương thời

Đặc biệt, nhiều hiện vật kiến trúc bằng đá như: Gia cố trụ móng, chân tảng, phiến, thềm bậc, lan can, thanh đá ghép mộng âm – dương… được phát lộ trong tình trạng gần như nguyên vẹn. Những cấu kiện này giúp xác định quy mô, mặt bằng, hướng trục và chức năng các công trình, từ đó phục dựng được kiến trúc tổng thể kinh thành một cách khoa học.

Những khối đá xanh lớn, được gia công tỉ mỉ, ghép kín khít cho thấy trình độ kỹ thuật cao của thợ thủ công nhà Hồ, đồng thời là bằng chứng rõ ràng về năng lực tổ chức xây dựng trong giai đoạn lịch sử đặc biệt.

Điều đáng nói là tất cả các hiện vật khảo cổ này đều được phát hiện đúng vị trí cấu trúc không gian đô thị cổ, trong tầng địa tầng không bị xáo trộn, thể hiện rõ giá trị nguyên gốc và xác thực. Đây là yếu tố then chốt trong đánh giá của UNESCO khi xem xét giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Thành nhà Hồ.

Bài 2: Khẳng định tính xác thực của di sản - ảnh 5
Hiện vật gốm men tinh xảo có niên đại cuối Trần – đầu Hồ, được trưng bày tại Nhà trưng bày Di sản Thành nhà Hồ

Bảo tồn hiện vật tại chỗ – Gìn giữ giá trị nguyên gốc cho thế hệ sau

Trong đánh giá của UNESCO, tính xác thực không chỉ dừng ở niên đại hay kỹ thuật, mà còn bao gồm sự nguyên gốc của bối cảnh phát lộ và công tác bảo tồn phù hợp. Thành nhà Hồ là một trong số ít các Di sản thế giới ở Việt Nam triển khai đồng bộ việc khai quật khảo cổ gắn với bảo tồn hiện vật tại chỗ (in situ), theo đúng nguyên tắc quốc tế.

Sau mỗi đợt khai quật, các hiện vật như chân tảng, móng nền, gạch in chữ, cấu kiện đá… đều được bảo vệ cẩn trọng bằng phương pháp che phủ địa tầng, sử dụng lớp geotextile, cát sạch và màng chuyên dụng, nhằm chống xâm thực, hạn chế phong hóa và đảm bảo tính nguyên trạng. Một số hố khai quật tiêu biểu còn được phục dựng tạm thời để trưng bày ngoài trời, phục vụ giáo dục cộng đồng và du khách.

Bài 2: Khẳng định tính xác thực của di sản - ảnh 6
Bát men, gôm thế kỷ 15 – 16 được trung bày tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ hiện đang phối hợp với các chuyên gia của UNESCO, Viện Khảo cổ học và các tổ chức quốc tế để số hóa toàn bộ dữ liệu hiện vật khảo cổ học, xây dựng cơ sở dữ liệu 3D và bản đồ phân bố hiện vật. Việc ứng dụng công nghệ không chỉ góp phần bảo vệ hiện vật mà còn mở ra hướng tiếp cận mới cho nghiên cứu, trưng bày và truyền thông di sản.

Đáng chú ý, nhiều hiện vật tiêu biểu đã được tuyển chọn, bảo quản và đưa vào trưng bày tại Nhà trưng bày Di sản Thành nhà Hồ, phục vụ nghiên cứu, tham quan và giáo dục. Đây là cách chuyển hóa giá trị khảo cổ học thành giá trị giáo dục và phát triển bền vững, đúng với tinh thần của Công ước Di sản Thế giới năm 1972.

Việc khai quật, phục dựng, bảo tồn hiện vật khảo cổ tại chỗ không chỉ góp phần bảo lưu tính xác thực mà còn tạo nền tảng cho các dự án phục dựng, diễn giải di sản trong tương lai. Với một quần thể kiến trúc cổ chỉ còn lại phần tường thành như Thành nhà Hồ, việc gìn giữ hiện vật khảo cổ nguyên vị trí chính là chìa khóa bảo tồn trí nhớ lịch sử cho thế hệ mai sau.

Bài 2: Khẳng định tính xác thực của di sản - ảnh 7
Hố khai quật tại khu vực nội thành Thành nhà Hồ, phát lộ nền móng và cấu kiện kiến trúc đá nguyên gốc – minh chứng xác thực về quy hoạch và trình độ xây dựng đô thị dưới triều Hồ

Không phải ngẫu nhiên mà Di sản Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí (ii) và (iv) – tức là minh chứng nổi bật cho một giai đoạn lịch sử và một hình thức kiến trúc đô thị tiêu biểu. Bởi ngoài tường thành đá vĩ đại, chính những hiện vật khảo cổ, dù chỉ là mảnh gốm vỡ hay viên gạch in chữ đã cung cấp bằng chứng xác thực, khoa học và thuyết phục về sự tồn tại, tính liên tục, chức năng và trình độ phát triển của kinh đô Tây Đô.

Như lời TS Nguyễn Giang Hải, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học từng chia sẻ: “Hiện vật khảo cổ là thứ không thể ngụy tạo. Chúng là chứng cứ sống, giúp lịch sử lên tiếng một cách trung thực nhất. Thành nhà Hồ giữ được tính xác thực không phải nhờ tường đá vững bền, mà chính là nhờ những lớp đất trầm tích và hiện vật nguyên sơ còn ngủ yên trong lòng đất suốt hơn 600 năm qua”.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/bai-2-khang-dinh-tinh-xac-thuc-cua-di-san-135297.html

Cùng chủ đề

Chuyển hóa di sản văn hóa thành nguồn lực phát triển

(Tổ Quốc) - Trong những năm qua, di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng...

Ra mắt CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận

(Tổ Quốc) - Tiếp nối các sự kiện ra mắt CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới, tối 7.12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Thuận, CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã...

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đôi khi việc xử lý các vấn đề thuộc về di sản còn mang tính một chiều hơn là cuộc đối thoại đa chiều.

Cần một đối thoại đa chiều

Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đôi khi việc xử lý các vấn đề thuộc về di sản còn mang tính một chiều hơn là cuộc đối thoại đa chiều.

Hàng trăm nghệ nhân trình diễn hát Then, đàn Tính tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm

(Tổ Quốc) - Chiều 17/11, 14 đoàn tham gia Liên hoan hát Then, đàn Tính lần thứ VII diễu hành tại trung tâm Hà Nội, thu hút đông đảo người dân và du khách. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài cuối: Nền tảng khoa học cho bảo tồn và phát huy giá trị toàn cầu

VHO - Trên hành trình hơn 600 năm của Di sản Thành nhà Hồ, những khối đá khổng lồ vẫn sừng sững giữa trời không chỉ là di tích lịch sử, mà còn là biểu tượng cho tinh thần dân tộc và trí tuệ thời đại. Trong tương lai, khi các dự án bảo tồn – phục dựng Thành nhà Hồ tiếp tục được triển khai, vai trò của khảo cổ học sẽ càng trở nên cấp thiết. Không...

Phục dựng, tái tạo và hồi sinh các di sản văn hoá quý giá bằng công nghệ | Văn hóa

Giấy phép số: 422/GP-BTTTT, cấp ngày 19.8.2016 Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ Phó Tổng Biên tập: PHAN THANH NAM, NGUYỄN VĂN MƯỜI © Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Không sao chép dưới mọi hình thức nếu chưa có sự chấp thuận bằng văn bản. Văn phòng đại diện phía Nam 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM 028.38230890 12 Trương Hán Siêu, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng 0236.3897798 211 Thống Nhất, phường Phương Sài, TP Nha Trang, Khánh...

Trình chiếu kho báu di sản kiến trúc, âm nhạc, vũ đạo… thời Lý bằng công nghệ

VHO - Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18.5.2025), 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á, Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ”. Triển lãm khai mạc sáng...

Triển lãm “Đường cách mạng – đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc”

VHO - Ngày 16.5, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã khai mạc Triển lãm “Đường cách mạng - đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” và triển lãm “Di sản Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Thông qua triển lãm giúp Nhân dân trong và ngoài địa phương nhận thức đầy đủ hơn về lịch sử, văn hoá của Gia Lai thông qua di sản tư liệu Hán Nôm, từ đó góp phần bảo tồn...

Xếp hạng di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn – Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc

VHO - Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định số 1361/QĐ-BVHTTDL xếp hạng di tích lịch sử Cảng Quy Nhơn – Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc (1954 - 1955) phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là di tích quốc gia.  Quyết định cũng cho biết, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ...

Bài đọc nhiều

Trình chiếu kho báu di sản kiến trúc, âm nhạc, vũ đạo… thời Lý bằng công nghệ

VHO - Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18.5.2025), 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á, Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ”. Triển lãm khai mạc sáng...

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa một cách trọn vẹn và chân xác diện mạo của Hoàng thành xưa, khẳng định tính toàn vẹn – một...

Thanh Hóa báo cáo Bộ VHTTDL vụ xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông

VHO - Trước vụ việc xâm phạm nghiêm trọng lăng mộ vua Lê Túc Tông thuộc di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chính thức báo cáo Bộ VHTTDL, đồng thời kiến nghị tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn cho các di tích và cổ vật trên địa bàn. Ngày 13.5, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 2171/SVHTTDL-DSVH...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức bản địa quý giá của đồng bào vùng cao, nơi gìn giữ và trao truyền kinh nghiệm chăm sóc, khai...

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tiếp nhận hiện vật giá trị

VHO - Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2025), sáng 14.5.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức Lễ tiếp nhận hiện vật lọ hoa do gia đình ông Vũ Thanh Tùng trân trọng trao tặng. Trân trọng cảm ơn tình cảm và hiện vật gia đình ông Vũ Thanh Tùng trao tặng, ông Nguyễn Văn Dương, Phó Giám đốc Khu Di tích...

Cùng chuyên mục

Bài cuối: Nền tảng khoa học cho bảo tồn và phát huy giá trị toàn cầu

VHO - Trên hành trình hơn 600 năm của Di sản Thành nhà Hồ, những khối đá khổng lồ vẫn sừng sững giữa trời không chỉ là di tích lịch sử, mà còn là biểu tượng cho tinh thần dân tộc và trí tuệ thời đại. Trong tương lai, khi các dự án bảo tồn – phục dựng Thành nhà Hồ tiếp tục được triển khai, vai trò của khảo cổ học sẽ càng trở nên cấp thiết. Không...

Phục dựng, tái tạo và hồi sinh các di sản văn hoá quý giá bằng công nghệ | Văn hóa

Giấy phép số: 422/GP-BTTTT, cấp ngày 19.8.2016 Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ Phó Tổng Biên tập: PHAN THANH NAM, NGUYỄN VĂN MƯỜI © Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Không sao chép dưới mọi hình thức nếu chưa có sự chấp thuận bằng văn bản. Văn phòng đại diện phía Nam 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM 028.38230890 12 Trương Hán Siêu, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng 0236.3897798 211 Thống Nhất, phường Phương Sài, TP Nha Trang, Khánh...

Trình chiếu kho báu di sản kiến trúc, âm nhạc, vũ đạo… thời Lý bằng công nghệ

VHO - Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18.5.2025), 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á, Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ”. Triển lãm khai mạc sáng...

Triển lãm “Đường cách mạng – đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc”

VHO - Ngày 16.5, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã khai mạc Triển lãm “Đường cách mạng - đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” và triển lãm “Di sản Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Thông qua triển lãm giúp Nhân dân trong và ngoài địa phương nhận thức đầy đủ hơn về lịch sử, văn hoá của Gia Lai thông qua di sản tư liệu Hán Nôm, từ đó góp phần bảo tồn...

Xếp hạng di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn – Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc

VHO - Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định số 1361/QĐ-BVHTTDL xếp hạng di tích lịch sử Cảng Quy Nhơn – Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc (1954 - 1955) phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là di tích quốc gia.  Quyết định cũng cho biết, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ...

Mới nhất

Diễn viên Quang Trung gây bất ngờ khi tuyên bố tài trợ học phí đến hết Đại học cho 7 em nhỏ trong Mái...

Diễn viên Quang Trung và hoa hậu Kiều Duy đã góp sức mang về...

Phục dựng, tái tạo và hồi sinh các di sản văn hoá quý giá bằng công nghệ | Văn hóa

Giấy phép số: 422/GP-BTTTT, cấp ngày 19.8.2016 Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ Phó Tổng Biên tập: PHAN THANH NAM, NGUYỄN VĂN MƯỜI © Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Không sao chép dưới mọi hình thức nếu chưa có sự chấp thuận bằng văn bản. Văn phòng đại diện phía Nam 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3,...

Trình chiếu kho báu di sản kiến trúc, âm nhạc, vũ đạo… thời Lý bằng công nghệ

VHO - Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18.5.2025), 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á, Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ...

MISA cam kết nhận nhiệm vụ phát triển sản phẩm KH&CN trọng điểm quốc gia

MISA là một trong 10 đơn vị tiêu biểu cam kết triển khai các công trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ trọng điểm quốc gia, hướng đến phát triển Nền...

Triển lãm “Đường cách mạng – đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc”

VHO - Ngày 16.5, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã khai mạc Triển lãm “Đường cách mạng - đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” và triển lãm “Di sản Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Thông qua triển lãm giúp Nhân dân trong và ngoài địa phương nhận thức đầy đủ hơn về lịch...

Mới nhất