Trang chủKinh tếNông nghiệpVụ không mua lúa trong đề án 1 triệu ha ở Cần...

Vụ không mua lúa trong đề án 1 triệu ha ở Cần Thơ do hợp đồng kinh tế không có giá trị?

Vụ lúa Đông Xuân 2025, Hợp tác xã Tiến Thuận ở TP.Cần Thơ làm mô hình thí điểm Đề án “1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” nhưng khi thu hoạch, lúa không được doanh nghiệp liên kết (Công ty Cổ phần Hoàng Minh Nhật) thu mua, dù trước đó, 2 đơn vị đã ký hợp đồng kinh tế.

Liên quan đến bài “Một doanh nghiệp tại Cần Thơ không mua lúa trong đề án 1 triệu ha của hợp tác xã, vì sao?”, theo phóng viên Dân Việt tìm hiểu, trước đó, giữa doanh nghiệp và hợp tác xã đã ký hợp đồng kinh tế mua bán lúa tươi của cả 3 vụ: Hè Thu 2024, Thu Đông 2024 và Đông Xuân 2024-2025.

Vụ DN không mua lúa trong đề án 1 triệu ha của HTX tại Cần Thơ: Hợp đồng kinh tế không có giá trị? - Ảnh 1.

Công ty Cổ phần Hoàng Minh Nhật và Hợp tác xã nông nghiệp Tiến Thuận ở Cần Thơ ký hợp đồng kinh tế tiêu thụ lúa trong mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Ảnh: H.X

Theo nội dung ký kết trong hợp đồng kinh tế giữa Công ty Cổ phần Hoàng Minh Nhật và Hợp tác xã nông nghiệp Tiến Thuận, phía công ty sẽ bao tiêu toàn bộ số lượng lúa trong mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao) với giá 7.050 đồng/kg.

Về phía hợp tác xã nông nghiệp Tiến Thuận phải sử dụng giống OM5451, canh tác theo quy trình đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, không sử dụng hóa chất độc hại, lạm dụng hóa chất trong canh tác. Lúa tươi mới thu hoạch có hạt chắc, độ thuần cao, lúa lẫn thấp, hạt xanh non ít, không có hạt cỏ, ít tạp chất…

Nếu hạt xanh non tỷ lệ 7:3, hạt hư trên 3%, tạp chất trên 5% trọng lượng, lẫn nếp trên 2% doanh nghiệp sẽ không thu mua.

Khi bắt đầu thu hoạch, hai bên sẽ tiến hành lấy mẫu lúa đại diện để kiểm nghiệm. Nếu lúa đạt tiêu chuẩn được quy định trong phụ lục hợp đồng và có chứng nhận giảm phát thải theo Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giá thu mua đã chốt sẽ được cộng thêm 300 đồng/kg.

Hợp đồng kinh tế cũng nêu rõ, nếu giá cả biến động bất thường, ảnh hưởng đến việc thu mua, hai bên sẽ bàn bạc, thống nhất lại giá và số lượng giao hàng cụ thể.

Như vậy, hợp đồng kinh tế đã có quy định rõ về trách nhiệm của 2 bên. Tuy nhiên, khi trao đổi với phóng viên về vấn đề này, 2 đơn vị gần như không quan tâm đến hợp đồng trước đó.

Cụ thể, ông Nguyễn Cao Khải – Giám đốc Hợp tác xã Tiến Thuận cho biết, hợp đồng chỉ mang tính chất theo thời vụ, không mang tính chất ràng buộc. 

Đây cũng là lý do khi có sản phẩm (lúa chín), hợp tác xã đã bán cho thương lái bên ngoài khi không liên hệ được cho đại diện doanh nghiệp ký hợp đồng kinh tế. Và sau khi lúa Đông Xuân 2024-2025 bán hết cho thương lái bên ngoài, hợp tác xã cũng không nói gì về hợp đồng với phía công ty.

Liên quan đến vụ việc trên, ông Nguyễn Văn Nhựt – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hoàng Minh Nhật cũng cho biết, sự phối hợp giữa 2 bên “chưa ổn, chưa mang tính ràng buộc”. Trong trường hợp nếu tiếp tục hợp tác liên kết, 2 bên cần ngồi lại bàn cho chặt chẽ hơn, đảm bảo hài hòa quyền lợi các bên.

Như Dân Việt đã thông tin, vụ lúa Đông Xuân 2025 vừa qua, Hợp tác xã Tiến Thuận (xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ) tiếp tục làm mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Tuy nhiên, khi thu hoạch lúa, thay vì bán cho công ty liên kết thực hiện đề án, hợp tác xã Tiến Thuận phải bán cho thương lái bên ngoài.

“Thời điểm thu hoạch lúa, tôi đã gọi điện với cán bộ phụ trách vùng nguyên liệu của doanh nghiệp, để thống nhất thời gian và phương án thu mua nhưng không nhận được phản hồi. Lo sợ lúa chín quá ngày nên phải bán lúa cho thương lái bên ngoài” – Ông Khải cho biết.

Theo ông Khải, vụ lúa Đông Xuân 2025, hợp tác xã làm 50ha lúa OM 5451 theo đề án, theo đó, năng suất đạt từ 8,6-9 tấn/ha và giá lúa bán ra là 5.700 đồng/kg (tương đương với giá thị trường bên ngoài).

Trả lời về lý do vì sao không mua lúa của hợp tác xã, ông Nhựt cho biết, nguyên nhân không mua lúa cho hợp tác xã Tiến Thuận trong vụ Đông Xuân là do áp lực thu mua quá lớn nên sắp xếp thu mua bị động.

Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác, trong đó có việc phối hợp, hỗ trợ qua lại giữa doanh nghiệp và hợp tác xã chưa chặt chẽ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong vụ lúa Hè Thu và Thu Đông năm 2024, cũng do nhiều nguyên nhân đến từ 2 phía, lúa làm theo mô hình thí điểm đề án của hợp tác xã Tiến Thuận vẫn không do Công ty Cổ phần Hoàng Minh Nhật thu mua hoàn toàn.

Hợp tác xã Tiến Thuận là đơn vị đầu tiên tại TP.Cần Thơ thực hiện thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và Công ty Cổ phần Hoàng Minh Nhật được Sở NNPTNT TP.Cần Thơ (nay là Sở NN&MT TP.Cần Thơ) lựa chọn liên kết trong đề án với vai trò thu mua lúa.

Đây cũng là điểm thường xuyên được chọn để tổ chức hội thảo, giới thiệu mô hình cho ngành nông nghiệp trong và ngoài nước tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

Trong vụ Hè Thu 2025, Hợp tác xã Tiến Thuận vẫn làm theo quy trình sản xuất của đề án 1 triệu ha lúa. Tuy nhiên, chỉ sản xuất lúa giống, chứ không làm lúa thương phẩm bán cho doanh nghiệp phục vụ xuất khẩu gạo.





Nguồn: https://danviet.vn/vu-khong-mua-lua-trong-de-an-1-trieu-ha-o-can-tho-do-hop-dong-kinh-te-khong-co-gia-tri-20250328092624282.htm

Cùng chủ đề

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây là dự án nhóm B, thuộc lĩnh vực văn hoá – lịch sử, với tổng mức đầu tư khoảng 65,8...

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận tải, ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển ngành hàng hải, đặc biệt là trong...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di vật với 4.807 tiêu bản. Trong đó tập trung chủ yếu là các loại vật liệu kiến trúc, trang trí...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu chuẩn Công trình xanh tại Việt Nam.“LOTUS không chỉ là một chứng nhận mà là một lời khẳng định: di...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Một huyện của Lạng Sơn đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất từ các loại nông sản, đặc sản nổi tiếng

Huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) đã đẩy mạnh phát triển các cây trồng chủ lực, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa lớn. Điển hình là chuỗi liên kết cây na, cây hồi, cây ớt...Các cây trồng thông thường, cây đặc sản trồng theo tiêu chuẩn VietGAP,...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường trao loạt quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị ngày đầu hợp nhất

Chiều 1/3, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã công bố Nghị quyết của Quốc hội và triển khai công tác cán bộ. Theo đó, lãnh đạo Bộ đã công bố và trao một loạt quyết định bổ nhiệm cán bộ các đơn vị trực thuộc. ...

Phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, nâng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Tạo dựng nét riêng độc đáo Từng được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm”, huyện Mỹ Đức đến nay vẫn duy trì và phát triển khá mạnh mẽ nghề dệt tơ tằm truyền thống. Những sản phẩm của nghệ nhân ở vùng đất này không chỉ độc đáo mà còn ngày một cải tiến phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Đáng chú ý trong số đó có sản phẩm chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH...

La liệt động vật hoang dã quý hiếm “hiện ra” ở một khu rừng Bình Thuận, có gà rừng, con mang đỏ

Sau thời gian đặt bẫy ảnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loại chim, loài thú là động vật rừng, động vật hoang dã; trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo...

Rắn hổ mang, con động vật hoang dã to dài, cả làng Vĩnh Phúc nuôi thành công, đẻ trứng cản chả kịp

Xã Vĩnh Sơn (thường gọi là làng rắn Vĩnh Sơn), huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được mệnh danh là thủ phủ nuôi rắn của Việt Nam (trong đó có nuôi rắn hổ mang) với sản lượng hàng năm khoảng 250 tấn rắn thịt thương phẩm và khoảng 3 - 4...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Mới nhất