Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếĐồng hành cùng bệnh nhân lao trên hành trình chiến thắng bệnh...

Đồng hành cùng bệnh nhân lao trên hành trình chiến thắng bệnh tật


Cuộc chiến chống lại bệnh lao không chỉ là trận chiến của riêng người bệnh, mà còn là sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, hướng đến mục tiêu đẩy lùi nỗi đau này.

Đồng hành cùng bệnh nhân lao trên hành trình chiến thắng bệnh tật
Mỗi năm, Việt Nam có hơn 11.000 người tử vong vì lao phổi. (Nguồn: Báo Sức khoẻ và Đời sống)

Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do trực khuẩn lao gây ra. Theo số liệu thống kê năm 2024, Việt Nam phát hiện hơn 113.000 bệnh nhân nhiễm lao, tăng 7% so với năm 2023 và là con số cao nhất từ trước đến nay. Mỗi năm, Việt Nam có hơn 11.000 người tử vong vì căn bệnh này.

Tuy nhiên, đằng sau những con số thống kê đau thương ấy lại là câu chuyện cảm động về nghị lực phi thường của các bệnh nhân lao. Họ không chỉ phải chống chọi với bệnh tật mà còn phải vượt qua sự kỳ thị của xã hội, nỗi đau tinh thần và gánh nặng kinh tế.

Mạng lưới cộng đồng chấm dứt bệnh lao (CSET) là sáng kiến của Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI), do bởi Bệnh viện phổi Trung ương và Quỹ Toàn cầu phòng, chống lao tài trợ.

Thành lập từ năm 2011, tổ chức luôn nỗ lực hiện thực hóa sứ mệnh chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam, thông qua các hoạt động hỗ trợ bệnh nhân cùng gia đình và những người chịu ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Hiện tại, mạng lưới này có hơn 500 thành viên, hoạt động tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bệnh lao không còn là “bản án tử”

Bệnh lao từng được xem là “bản án tử” trong quá khứ, nhưng với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay, căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Dù vậy, điều trị lao vẫn là một hành trình dài, đòi hỏi bệnh nhân phải uống thuốc đều đặn trong ít nhất 6 tháng, thậm chí kéo dài hơn với những ca lao kháng thuốc. Việc tuân thủ phác đồ điều trị càng là một điều khó khăn đối với nhiều bệnh nhân, bởi thuốc chống lao có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cả tâm lý và thể trạng.

Dù hành trình điều trị lao là một chặng đường đầy gian nan, nhiều bệnh nhân vẫn kiên trì bởi họ không hề đơn độc. Trên hành trình ấy, họ luôn có sự đồng hành từ đội ngũ y bác sĩ tận tâm, sự hỗ trợ từ các tổ chức thiện nguyện và sự sẻ chia từ cộng đồng.

Nhờ sự hỗ trợ của các thành viên CSET, anh Cường đã vượt qua cuộc chiến chống lại bệnh lao, trở lại công việc kinh doanh của mình. (Ảnh: CSET)
Nhờ sự hỗ trợ của các thành viên CSET, anh Cường đã vượt qua cuộc chiến chống lại bệnh lao, trở lại công việc kinh doanh của mình. (Ảnh: CSET)

Anh Cường, một bệnh nhân lao ở Hải Phòng, đã trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn khi phải đồng thời điều trị lao và Methadone. Hai phác đồ điều trị khác nhau, cùng với tác dụng phụ của thuốc, đã khiến anh nhiều lần muốn buông xuôi.

“Khi biết mình mắc lao, tôi lo sợ việc sử dụng thuốc lao sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị Methadone. Hai căn bệnh, hai phác đồ, tôi thực sự không biết liệu mình có thể vượt qua”, anh Cường chia sẻ.

Làm việc với người sử dụng Methadone từ năm 2016, đồng thời được hướng dẫn kiến thức về bệnh lao, chị Hằng, một thành viên của CSET, thấu hiểu hơn ai hết các vấn đề mà người dùng chất này có thể gặp phải khi uống thuốc lao.

Chị cũng đã đồng hành cùng anh Cường trong suốt quá trình điều trị, chủ động trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh liều thuốc, giảm thiểu tác dụng phụ do tương tác thuốc. Nhờ sự hỗ trợ tận tình của chị, anh Cường đã vượt qua giai đoạn khó khăn, sức khỏe dần hồi phục.

Ngoài ra, nhờ sự giúp đỡ từ các tình nguyện viên CSET, anh Cường đã được tư vấn, điều chỉnh lượng thuốc phù hợp, giảm thiểu các tác dụng phụ. Nhờ đó, anh có thêm động lực tiếp tục điều trị và phục hồi sức khỏe.

Bên cạnh đó, chị Ninh (22 tuổi), một bệnh nhân lao tại Gia Lai, được chẩn đoán mắc lao kháng đa thuốc. Không có bảo hiểm y tế, hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải điều trị tại Gia Lai trong khi đang làm việc ở Đà Nẵng, những thử thách này tưởng chừng như sẽ vượt quá sức chịu đựng của cô gái trẻ.

Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ kịp thời từ các thành viên CSET tại địa phương, chị Ninh đã được mua Bảo hiểm y tế, hỗ trợ về dinh dưỡng, chi phí di chuyển từ Đà Nẵng về Gia Lai để tái khám và nhận thuốc. Nhờ vậy, chị đã hồi phục sức khỏe, đủ khả năng tìm kiếm công việc phù hợp trong quá trình điều trị.

 Chương trình chăm sóc sức khỏe bền vững tại địa phương đã giúp Ninh giảm bớt gánh nặng trong quá trình điều trị bệnh lao. (Nguồn: CSET)
Chương trình chăm sóc sức khỏe bền vững tại địa phương đã giúp chị Ninh giảm bớt gánh nặng trong quá trình điều trị bệnh lao. (Nguồn: CSET)

Câu chuyện về anh Cường và chị Ninh là minh chứng cho sự kiên cường và nghị lực của các bệnh nhân lao, cũng như vai trò quan trọng của cộng đồng trong hành trình chống lại căn bệnh này.

Sự đồng hành và hỗ trợ từ các sáng kiến cộng đồng như CSET không chỉ giúp bệnh nhân tiếp cận dịch vụ y tế, dinh dưỡng và tư vấn tâm lý mà còn góp phần xóa bỏ định kiến, nâng cao nhận thức xã hội. Nhờ đó, cuộc chiến với bệnh lao không còn là hành trình đơn độc, mà trở thành nỗ lực chung của cả cộng đồng, hướng tới một tương lai không còn nỗi đau này.

Việt Nam hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao

Hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống lao 24/3, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp nhằm tiến tới mục tiêu chấm dứt căn bệnh vào năm 2030. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lao, thể hiện qua cam kết mạnh mẽ cùng nhiều chính sách và hành động cụ thể.

Đáng chú ý, Việt Nam đang xây dựng Kế hoạch chiến lược phòng, chống lao quốc gia giai đoạn 2026-2030, đề xuất Quỹ toàn cầu giai đoạn 2027-2030 và Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh lao đến năm 2030, tầm nhìn 2035. Đồng thời, công tác truyền thông được đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức và giảm kỳ thị đối với người bệnh.

Đồng hành cùng bệnh nhân lao trên hành trình chiến thắng bệnh tật
Người dân quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) xếp hàng tham gia sàng lọc lao tại cộng đồng. (Nguồn: Báo Nhân Dân)

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, tạo định hướng chiến lược dài hạn. Đặc biệt, Công điện số 25/CĐ-TTg ngày 25/3/2024 về tăng cường công tác phòng, chống lao đã thúc đẩy việc triển khai đồng bộ các biện pháp từ trung ương đến địa phương, tăng cường phát hiện chủ động ca bệnh và tối ưu hóa phác đồ điều trị.

Những nỗ lực của Đảng và Nhà nước không chỉ giúp kiểm soát và giảm thiểu số ca mắc lao mà còn mang lại hy vọng cho hàng nghìn bệnh nhân, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hướng đến một thế giới không còn bệnh lao trong tương lai.

Có thể nói, sự đồng hành của y bác sĩ, các tổ chức cộng đồng và sự chung tay của toàn xã hội đã giúp nhiều bệnh nhân lao vượt qua giai đoạn khó khăn. Với những quyết tâm và nỗ lực không ngừng, Việt Nam đang ngày càng tiến gần hơn với mục tiêu chấm dứt bệnh lao, mang lại hy vọng về một tương lai khỏe mạnh cho toàn dân.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tàu cao tốc Thăng Long hoạt động trở lại tuyến TPHCM

TPO - Vào trung tuần tháng 4 tới, tàu cao tốc Thăng Long sẽ vận hành trở lại trên tuyến đường biển TPHCM - Côn Đảo sau hơn 8 tháng tạm dừng. TPO - Vào trung tuần tháng 4 tới, tàu cao tốc Thăng Long sẽ vận hành trở lại trên tuyến đường biển TPHCM - Côn Đảo sau hơn 8 tháng tạm dừng. Ông Vũ Văn Khương, Tổng giám đốc công ty vận tải Cổ...

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: Vượt khó, chạy đua tiến độ

Dự án thành phần 1 (DATP1), cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa) dài hơn 30km. Khắc phục những khó khăn của mặt bằng, trên tuyến các nhà thầu đang ngày đêm tăng tốc thi công. ...

Dự kiến chiều mai Bộ đội Việt Nam sang Myanmar cứu trợ khắc phục hậu quả động đất

Theo Phó Tổng tham mưu trưởng, Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, các lực lượng, đơn vị có thể lên đường hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất Myanmar vào ngày mai 30-3. Chiều 29-3, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt...

Phát động Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài 2025

(CLO) Chiều 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao đã tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025. ...

25% thí sinh nhập học chọn nhóm ngành kinh doanh và quản lý

Nhóm ngành kinh doanh và quản lý liên tục giữ vị trí hàng đầu trong nhiều năm qua về lượng thí sinh trúng tuyển, nhập học đại học. Theo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Cây hút tiền’ của Brazil

Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Brazil xếp thứ ba toàn cầu về tiềm năng tự nhiên. Nền tảng cộng tác hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản MIPIM World Blog nhận định, quốc gia này có điều kiện thuận lợi để trở thành cường quốc du lịch bền vững.

Thái Lan nỗ lực tìm kiếm người mất tích trong đống đổ nát do động đất

Ngày 29/3, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chủ trì cuộc họp khẩn nhằm đánh giá tác động và triển khai các giải pháp ứng phó sau trận động đất có độ lớn 7,7 tại Myanmar.

Cơ quan lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn đóng góp cho sự phát triển bền vững của Thành phố

Tối 28/3, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã có buổi gặp gỡ với Trưởng các Cơ quan Lãnh sự tại trụ sở UBND Thành phố.

Nhạc sĩ “Bài ca đất phương Nam” qua đời

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như "Bài ca đất phương Nam', 'Cô gái Sài Gòn đi tải đạn' đã qua đời ngày 29/3 ở tuổi 89.

ASEAN ra tuyên bố chung về động đất ở Myanmar, sẵn sàng cùng quốc tế hỗ trợ nhân đạo

Ngày 29/3, ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra tuyên bố chung, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về viện trợ nhân đạo cho Myanmar sau trận động đất kinh hoàng và sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực phục hồi.

Bài đọc nhiều

Người tham gia BHYT KCB bất kỳ cơ sở cấp ban đầu nào trên toàn quốc

Bởi vậy, ngành y tế không cần thiết phải quy định nơi đăng ký KCB ban đầu ở cấp nào, mà ở bất kỳ bệnh viện nào, người dân đều có thể KCB và thanh toán BHYT. Liên quan đến chính sách BHYT, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, việc quy định nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu nhằm phục vụ công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe người dân, đồng thời...

Ăn phần nào của thịt gà là tốt nhất cho sức khỏe?

Theo Yahoo Life, thịt gà là một trong những 'ngôi sao' trên bàn ăn nhờ giá cả phải chăng, sự đa dạng trong cách chế biến và giá trị dinh dưỡng lành mạnh hơn so với các loại thịt khác. Thịt gà là nguồn...

10 loại trái cây có hàm lượng magie cao, tốt cho sức khỏe

Trái cây là một nguồn cung cấp magie tự nhiên, mặc dù hàm lượng magie có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại. Tham khảo một số loại trái cây giàu magie tốt cho sức khỏe. ...

7 lợi ích của việc uống nước dừa tươi buổi sáng

Nước dừa tươi không chỉ có khả năng giải khát và cấp nước tự nhiên cho cơ thể mà còn có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, việc uống nước dừa vào buổi sáng mang đến nhiều lợi ích...

Loại củ đang rẻ nhất chợ, người Việt nên thường xuyen ăn để phòng bệnh

GĐXH - Su hào có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, ngừa táo bón, phòng chống các bệnh về đường ruột, đặc biệt là ung thư... ...

Cùng chuyên mục

Đà Nẵng hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi

 Bác sĩ Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, cho biết, tính đến ngày 28/3, thành phố đã ghi nhận 3.074 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 851 ca đã được xác định dương tính với virus sởi. Số ca mắc sốt phát ban nghi sởi trên 100.000 dân...

Những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

NDO - Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Quyết, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ khá đa dạng, chia thành 2 nhóm lớn: Suy giảm về giao tiếp xã hội và các hành vi, sở thích, hoạt động thu hẹp, lặp đi lặp lại. Trong báo cáo cuối năm 2024, Khoa Tâm thần tiếp đón trên 45 nghìn lượt trẻ đến khám...

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong việc phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh từ bào thai, với sự đóng góp quan trọng từ các chuyên gia quốc tế và nỗ lực không ngừng của các bác sỹ trong nước. Tin mới y tế ngày 28/3: Ứng dụng công nghệ hiện đại trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinhTrong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến vượt...

Uống nước từ chai nhựa có nguy cơ gây bệnh tim mạch và huyết áp cao?

Việc uống nước bằng chai nhựa có thể giải phóng các hạt vi nhựa vào cơ thể. Nghiên cứu cho thấy các hạt này tác động đến huyết áp và gây ra các vấn đề tim mạch nghiêm trọng, theo trang Earth.com. Tiến sĩ...

Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ

NDO - Ngày 2/4 hằng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ với mục đích kêu gọi cộng đồng tăng cường sự quan tâm và hiểu biết về rối loạn này, giúp trẻ tự kỷ sớm được phát hiện, điều trị, được yêu thương nhiều hơn và dễ dàng hòa nhập cuộc sống hơn. Ngày 18/12/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết A/RES/62/139 lấy ngày...

Mới nhất

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong việc phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh từ bào thai, với sự đóng góp quan trọng từ các chuyên gia quốc tế và nỗ lực không ngừng của các bác sỹ trong nước. Tin mới y tế ngày 28/3: Ứng dụng công nghệ hiện...

Cách phối đồ hack chiều cao dành cho những cô nàng chân ngắn

GĐXH - Nếu không có thế mạnh về chiều cao thì hãy tích cực lăng xê vẻ ngoài dễ thương của mình bằng cách lựa chọn trang phục và phụ kiện. ...

Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2025

Chiều 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã tổ chức Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025. ...

‘Cây hút tiền’ của Brazil

Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Brazil xếp thứ ba toàn cầu về tiềm năng tự nhiên. Nền tảng cộng tác hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản MIPIM World Blog nhận định, quốc gia này có điều kiện thuận lợi để trở thành cường quốc du lịch bền vững.

Mới nhất