Trang chủNewsThế giớiKế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến...

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Trong khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước, lãnh đạo một số nước châu Âu đã sốt sắng chuẩn bị kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến giám sát.

Pháp, Anh... sốt sắng với kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine. (Nguồn: AFP)
Pháp, Anh… sốt sắng với kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine. (Nguồn: AFP)

Mũi tên nhằm nhiều đích

Ngày 20/3, lãnh đạo quốc phòng từ 31 quốc gia châu Âu và khu vực khác nhóm họp tại một căn cứ của Anh ở Northwood, bàn thảo kế hoạch triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine dưới hình thức “liên minh tự nguyện”. Theo Thủ tướng Anh Keir Starmer, một trong hai quốc gia khởi xướng thì “…một thỏa thuận không có sự bảo đảm thực tiễn sẽ là điều mà Nga sẵn sàng phá vỡ”. Lý do công khai là vậy, nhưng đằng sau là những mục đích khác.

Một, quân đội châu Âu, trong đó có các quốc gia thành viên NATO có lý do để hiện diện ở Ukraine, sát nách Nga. Hình thức “liên minh tự nguyện” nhằm tránh phức tạp, đối đầu căng thẳng với Nga nếu hiện diện dưới danh nghĩa NATO và khắc phục sự phản đối của một số quốc gia thành viên EU.

Hai, đội quân dưới danh nghĩa gìn giữ hòa bình sẽ là lực lượng bảo đảm an ninh cho Ukraine. Họ có thể huấn luyện, cố vấn, cung cấp phương tiện vũ khí, hỗ trợ củng cố cơ sở công nghiệp quốc phòng, phục hồi kinh tế thông qua tái thiết, để nâng cao sức mạnh cho Kiev, biến Ukraine thành vùng đệm an ninh lâu dài giữa Nga và châu Âu.

Ba, là cách để EU thể hiện vai trò, nâng cao vị thế quốc tế trong vấn đề Ukraine và an ninh châu Âu, khi bị Mỹ “qua mặt”, coi nhẹ mối quan hệ với đồng minh, cải thiện quan hệ với Nga. London, Paris hăng hái dẫn dắt “liên minh tự nguyện” cũng nhằm củng cố vai trò lãnh đạo châu Âu, phân tán sự chú ý của dư luận đến các trục trặc trong nước.

Bốn, đây là một hình thức EU “đặt cọc” cho quá trình tái thiết, khai thác tài nguyên của Ukraine thời hậu chiến. Mỹ đang thảo luận về thỏa thuận hợp tác kinh tế, khai thác khoáng sản với Ukraine và Nga. EU không nhanh sẽ rơi vào tình trạng “trâu chậm uống nước đục”.

Với nhiều mục đích lớn như vậy, nên Anh, Pháp sốt sắng và nhiều nước hưởng ứng cũng không là chuyện lạ.

“Chúng tôi hy vọng sẽ có một thỏa thuận nhưng điều tôi biết là nếu có một thỏa thuận, thì thời điểm để lập kế hoạch là ngay bây giờ”. (Thủ tướng Anh Keir Starmer)

Những “diểm nghẽn”

Có nhiều lý do để đánh giá về tính khả thi của kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine.

Thứ nhất là tính chính danh, pháp lý. Lực lượng gìn giữ hòa bình có thể hiện diện dưới danh nghĩa Liên hợp quốc hoặc thỏa thuận trực tiếp giữa các bên liên quan đến xung đột (Nga và Ukraine). Trường hợp thứ nhất có thể bị phủ quyết bởi phiếu chống của một ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an. Trường hợp thứ hai cũng không ổn bởi Nga, một bên xung đột không bao giờ chấp nhận.

Thực chất, như Mỹ thừa nhận, xung đột ở Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm giữa Mỹ và phương Tây với Nga, nên dù dưới hình thức “liên minh tự nguyện” thì lực lượng gìn giữ hòa bình của châu Âu vẫn là một bên can dự xung đột, không đủ tính khách quan để thực thi vai trò giám sát.

Tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng Nga không có quyền phản đối lực lượng gìn giữ hòa bình của châu Âu tại Ukraine là không phù hợp, chỉ để thể hiện quyết tâm. Trong mọi trường hợp, tính chính danh của lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đều không rõ ràng, không đáp ứng nguyên tắc pháp lý.

Thứ hai, Nga chắc chắn phản đối. EU luôn xác định Nga là mối đe dọa an ninh và công khai viện trợ quân sự cho Ukraine, dù có thỏa thuận ngừng bắn hay không. Ngày 5/3, Tổng thống Emmanuel Macron một lần nữa khẳng định Nga là mối đe dọa với toàn bộ châu Âu, bao gồm cả Pháp và ông không thấy lý do gì để tin rằng Nga sẽ dừng lại ở Ukraine. Ông chủ Điện Elysee cũng tuyên bố sẵn sàng mở rộng lá chắn hạt nhân với châu Âu. Anh cũng có quan điểm tương tự.

Nga coi sự hiện diện của quân đội nước thành viên NATO ở Ukraine là sự can dự quân sự trực tiếp. Bởi vậy, chắc chắn Nga sẽ phản đối sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu do Anh, Pháp dẫn đầu tại Ukraine dưới bất cứ hình thức nào và sẵn sàng có biện pháp đối phó. Khi đó có thể xảy ra những tình huống phức tạp.

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi
Những thách thức về quân sự, chính trị và sự phản đối từ Nga khiến kế hoạch gìn giữ hòa bình ở Ukraine của châu Âu khó có thể triển khai trong ngắn hạn. (Nguồn: AA)

Thứ ba, khả năng giám sát ngừng bắn hạn chế và nguy cơ xảy ra đụng độ giữa quân đội nước ngoài tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình không được sự chấp thuận với quân Nga.

Với chiến tuyến dài gần 1.500 km và những phương tiện quân sự hiện đại trên không, trên biển, trên bộ của cả Nga và Ukraine, đòi hỏi đội quân gìn giữ hòa bình phải duy trì một lực lượng lớn với nhiều thiết bị tiên tiến để đủ khả năng giám sát. 10.000 quân theo dự tính chắc như “muối bỏ bể”. Đấy là chưa kể việc thiên lệch về một bên trong quá trình giám sát.

Nếu xảy ra đụng độ giữa lực lượng gìn giữ hòa bình của quân đội nước thành viên NATO với quân đội Nga, thì liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ khó xoay xở với nguyên tắc phòng thủ chung. Có sẵn sàng đối đầu quân sự trực tiếp với Nga không là câu hỏi khó trả lời?

Thứ tư, khả năng của châu Âu có hạn. Trước hết, khó khăn về lực lượng, làm sao huy động được vài chục nghìn quân? Ngoài ra, chính phủ các nước có quân đội tham gia gìn giữ hòa bình sẽ đứng trước sự phản ứng mạnh mẽ của người dân, nếu vài chục con em của họ thiệt mạng. Nhiều nước không hào hứng với kế hoạch này. Số nước tình nguyện cử quân đội tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa số là hỗ trợ vật chất, trang bị và kỹ thuật.

Hỗ trợ tài chính cũng phức tạp bởi nhiều nước đang gặp khó về ngân sách, kinh tế suy giảm, người dân không ủng hộ, chưa kể kế hoạch tái thiết lực lượng vũ trang châu Âu lên tới 800 tỷ Euro. Bởi vậy, nói thì dễ, nhưng châu Âu huy động vài chục nghìn quân cho nhiệm vụ này không hề đơn giản.

***

Xét về nhiều mặt, kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine còn nhiều điều bỏ ngỏ. Chính lãnh đạo EU và các nước khởi xướng cũng thừa nhận mọi kế hoạch đều khó nếu không có sự tham gia của Mỹ. Tổng thống Donald Trump hơn một lần tuyên bố, đó là chuyện của EU, Washington sẽ không tham gia.

Ngày 23/3, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Steve Witkoff nói, kế hoạch các nước châu Âu gửi quân gìn giữ hòa bình tới Ukraine chỉ là “nỗ lực nhằm phô trương”. Châu Âu không phải không thấy vấn đề tính khả thi, nhưng họ vẫn tuyên bố mạnh để thể hiện vai trò, quyết tâm cũng như nỗ lực tự chủ trong việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực. Còn có thực hiện được hay không lại là chuyện khác.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ke-hoach-dua-luc-luong-gin-giu-hoa-binh-chau-au-den-ukraine-toan-tinh-va-tinh-kha-thi-308642.html

Cùng chủ đề

Trung Quốc bác tin tính tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.3 đã phủ nhận thông tin trên phương tiện truyền thông rằng nước này đang cân nhắc tham gia vào một phái bộ gìn giữ hòa bình ở Ukraine. ...

Trung Quốc bác tin tính đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine

(Dân trí) - Trung Quốc đưa ra tuyên bố chính thức sau khi truyền thông Đức nói rằng Bắc Kinh đang cân nhắc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ các tuyên bố trên truyền thông phương Tây rằng họ đang cân nhắc tham gia vào một sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Ukraine, Global Times đưa tin ngày 24/3.Hãng tin Đức Die Welt hôm 22/3 dẫn các nguồn...

Phụ nữ ‘mở khóa’ tương lai số của hòa bình, an ninh

Trong những năm qua, mặc dù cộng đồng quốc tế đã nỗ lực thúc đẩy Chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh (WPS), nhưng sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình và bối cảnh hậu xung đột hiện vẫn đang đối mặt những rào cản đáng kể, từ rủi ro an ninh gia tăng đến hạn chế tiếp cận các vai trò lãnh đạo và cơ hội đào tạo kỹ thuật số.

Ông Trump khen ông Zelensky dũng cảm, không cam kết hỗ trợ lực lượng châu Âu tại Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump không cam kết hỗ trợ quân sự cho lực lượng châu Âu nếu triển khai tại Ukraine và cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tôn trọng thỏa thuận chấm dứt xung đột. ...

Ông Trump lên tiếng về khả năng đưa quân gìn giữ hòa bình tới Ukraine

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng đạt được thỏa thuận "làm hài lòng mọi người" về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine. Trao đổi với các phóng viên vào ngày 25/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết lập trường của Moscow không thay đổi kể từ khi Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố vào tuần trước rằng "sự hiện diện của lực lượng vũ trang từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Cây hút tiền’ của Brazil

Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Brazil xếp thứ ba toàn cầu về tiềm năng tự nhiên. Nền tảng cộng tác hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản MIPIM World Blog nhận định, quốc gia này có điều kiện thuận lợi để trở thành cường quốc du lịch bền vững.

Thái Lan nỗ lực tìm kiếm người mất tích trong đống đổ nát do động đất

Ngày 29/3, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chủ trì cuộc họp khẩn nhằm đánh giá tác động và triển khai các giải pháp ứng phó sau trận động đất có độ lớn 7,7 tại Myanmar.

Cơ quan lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn đóng góp cho sự phát triển bền vững của Thành phố

Tối 28/3, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã có buổi gặp gỡ với Trưởng các Cơ quan Lãnh sự tại trụ sở UBND Thành phố.

Nhạc sĩ “Bài ca đất phương Nam” qua đời

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như "Bài ca đất phương Nam', 'Cô gái Sài Gòn đi tải đạn' đã qua đời ngày 29/3 ở tuổi 89.

ASEAN ra tuyên bố chung về động đất ở Myanmar, sẵn sàng cùng quốc tế hỗ trợ nhân đạo

Ngày 29/3, ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra tuyên bố chung, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về viện trợ nhân đạo cho Myanmar sau trận động đất kinh hoàng và sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực phục hồi.

Bài đọc nhiều

Nhân tố chính trị, tinh thần – Cội nguồn sức mạnh của Đại thắng mùa Xuân năm 1975

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phối hợp với Học viện Chính trị và Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Nhân tố chính trị, tinh thần - Cội nguồn sức mạnh làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975". Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Hội thảo có sự...

Trung Quốc đang đóng siêu tàu sân bay?

Tờ The Telegraph ngày 3.3 loan tin hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng tại xưởng đóng tàu Đại Liên của Trung Quốc rõ ràng là đang đóng một siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. ...

Cậu bé 3 tuổi dũng cảm cứu bà cố trong đêm tối

Ở cùng bà cố do bố mẹ phải vào bệnh viện chăm người thân, một cậu bé 3 tuổi dũng cảm ra ngoài trong đêm tối để tìm cách cứu bà cố bị ngã chấn thương nặng ở đầu. ...

Tổng thống Trump dính hơn 150 vụ kiện, Iran thẳng thừng từ chối Mỹ, Hy Lạp lo ngại tình hình Thổ Nhĩ Kỳ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/3.

Trung Quốc bác tin tính tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.3 đã phủ nhận thông tin trên phương tiện truyền thông rằng nước này đang cân nhắc tham gia vào một phái bộ gìn giữ hòa bình ở Ukraine. ...

Cùng chuyên mục

Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc đang ở đâu trên Thái Bình Dương?

Hôm 28.3, Newsweek công bố cập nhật tuần về động thái của các tàu sân bay ở Thái Bình Dương, theo đó ghi lại vị trí gần nhất có thể xác định của phía Mỹ, Trung Quốc. ...

Thái Lan nỗ lực tìm kiếm người mất tích trong đống đổ nát do động đất

Ngày 29/3, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chủ trì cuộc họp khẩn nhằm đánh giá tác động và triển khai các giải pháp ứng phó sau trận động đất có độ lớn 7,7 tại Myanmar.

Máy bay Nga bay sát tàu sân bay, Mỹ điều động 2 chiến đấu cơ đối phó?

Một video đang được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy chiếc máy bay tuần tra Il-38N của Hải quân Nga bay rất gần tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson ở tầm thấp, theo Theaviationist.com ngày 28.3. ...

ASEAN ra tuyên bố chung về động đất ở Myanmar, sẵn sàng cùng quốc tế hỗ trợ nhân đạo

Ngày 29/3, ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra tuyên bố chung, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về viện trợ nhân đạo cho Myanmar sau trận động đất kinh hoàng và sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực phục hồi.

Cuba lên án Washington và Tel Aviv gây bất ổn Trung Đông, tiếp nhận 60 người di cư bị Mỹ trục xuất

Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez ngày 28/3 đã cáo buộc chính phủ Mỹ và Israel thực hiện các hành động gây bất ổn ở khu vực Trung Đông.

Mới nhất

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong việc phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh từ bào thai, với sự đóng góp quan trọng từ các chuyên gia quốc tế và nỗ lực không ngừng của các bác sỹ trong nước. Tin mới y tế ngày 28/3: Ứng dụng công nghệ hiện...

Cách phối đồ hack chiều cao dành cho những cô nàng chân ngắn

GĐXH - Nếu không có thế mạnh về chiều cao thì hãy tích cực lăng xê vẻ ngoài dễ thương của mình bằng cách lựa chọn trang phục và phụ kiện. ...

Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2025

Chiều 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã tổ chức Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025. ...

‘Cây hút tiền’ của Brazil

Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Brazil xếp thứ ba toàn cầu về tiềm năng tự nhiên. Nền tảng cộng tác hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản MIPIM World Blog nhận định, quốc gia này có điều kiện thuận lợi để trở thành cường quốc du lịch bền vững.

Mới nhất